Tại huyện Bắc Yên, nhu cầu về đất đai cho ĐTH tăng, kéo theo những mặt trái như khiếu kiện và tranh chấp đất đai trở nên gay gắt, nhiều tình cảm tốt đẹp của hàng xóm láng giềng, gia đình mất đi khi có mâu thuẫn đất đai; vấn đề ô nhiễm môi trường, hành vi vi phạm luật đất đai trở nên trầm trọng và tinh vi hơn... Tuy nhiên, mức độ nhận thức của người dân về đất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó cũng còn thiếu những quy định chặt chẽ trong quản lý về: sổ sách, thống kê, kiểm kê đất đai, trách nhiệm của người quản lý... dẫn đến việc SDĐ chưa hiệu quả và công bằng. Do đó, công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi người hiểu và thực hiện đúng pháp luật của nhà nước về đất nông nghiệp, có ý thức trong quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai cho phát triển của cộng đồng, xã hội theo hướng bền vững là một việc làm hết sức cần thiết.
Nhìn chung, hệ thống văn bản pháp luật đất đai còn phức tạp, lại trong quá trình công tác quản lý có nhiều thay đổi nhiều. Các cấp chính quyền cần cập nhật, tổng hợp để biên soạn một cách hệ thống, đơn giản cho phù hợp từng khu vực dân cư, từng loại đối tượng cụ thể để tuyên truyền. Tuyên truyền pháp luật cần gắn với quy hoạch, kế hoạch SDĐ, các mục tiêu QLNN về đất nông nghiệp, chính sách phát triển để mọi người hiểu và tự nguyện tham gia, tránh bệnh hình thức. Tuyên truyền cần nắm bắt nhu cầu của từng loại đối tượng, các lợi ích mà họ quan tâm và cần phải thực hiện các nghĩa vụ gì để được hưởng quyền lợi đó, tránh thông tin thừa khó nắm bắt. Người dân hiểu biết về pháp luật thì ý thức chấp hành sẽ tốt hơn. Điều này đặt ra công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho lãnh đạo huyện, nhà quản lý về đất đai cần được tăng cường triển khai sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân.
rằng việc công khai quy hoạch, kế hoạch cũng như các thông tin khác về đất là cần thiết. Hiện công tác này chưa được quan tâm thích đáng, trong thời gian tới cần tập trung giải quyết bằng cách: tạo nguồn thông tin như đo đạc, quản lý, quy hoạch chi tiết, công khai quy hoạch, cập nhật sự biến động diện tích đất đai, mã hóa số liệu, thay thế quản lý thủ công bằng hệ thống tin học có độ chính xác cao, cũng như thuận lợi trong tra cứu trên mạng internet nhằm cung cấp các số liệu hồ sơ lưu trữ về đất đai, góp phần thúc tích cực trong công tác QLNN về đất đai. Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành luật pháp.
Huyện cần tiếp tục rà soát các văn bản pháp quy, loại bỏ các văn bản lạc hậu, không phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà nước dù mới ban hành. Cải cách phương thức xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy, nâng cao chất lượng của văn bản pháp quy theo hướng nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ xử lý khi có tranh chấp khiếu kiện, sát với thực tế và bảo đảm tính khả thi cao.
Để xây dựng cho người dân niềm tin vào các hoạt động quản lý của chính quyền cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật đất đai, thông báo rộng rãi kết quả để mọi người biết, tạo hiệu ứng răn đe ngăn chặn vi phạm. Trên thực tế, có không ít đối tượng vi phạm quản lý và SDĐ lại là những người nắm rất rõ về pháp luật đất đai và có quan hệ với nhiều cơ quan QLNN. Do vậy, đòi hỏi sự nghiêm minh của việc thực thi pháp luật trong quản lý, tuyên truyền phải gắn với xử lý vi phạm. Nhằm tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động QLNN về đất đai, tỉnh cũng cần xây dựng cơ chế khuyến khích về vật chất, tinh thần cho cán bộ quản lý, người dân thực hiện tốt, hoặc sáng tạo trong thực hiện quy chế dân chủ đối lĩnh vực QLĐĐ. Thông qua việc tạo ra các lợi ích thiết thực người dân sẽ nhận thức được những quyền lợi cụ thể từ hành động tham gia của mình vào QLĐĐ của chính quyền, tránh tuyên truyền suông, nói một đằng làm một nẻo. Hiện nay, động cơ khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động QLNN về đất đai còn hạn chế, đối với cả người dân và cán bộ quản lý.
Bên cạnh đó cần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, của các tổ chức, đoàn thể tham gia vào công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách về QLNN về đất đai, cần xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong tuyên truyền, giám sát quản lý, cần khơi dậy phong trào toàn Đảng, toàn dân trong nhận thức, hiểu và tự nguyện tham gia QLNN về đất đai, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của huyện.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Bắc Yên là một huyện vùng núi cao của tỉnh Sơn La, có độ cao trung bình từ 1.000 m -1400m so với mặt nước biển. Trong năm 2019, toàn huyện gieo cấy được 485 ha lúa vụ chiêm xuân (đạt 104,3 % kế hoạch giao, tăng 7,5% so với năm 2018), 1.998 ha lúa vụ mùa (đạt 99,0 % kế hoạch giao, tăng 0,5% so với năm 2018). Năm 2019 toàn huyện khai thác được 17.825 m3 đá xây dựng các loại(bằng 99,0% kế hoạch giao, tăng 4,4% so với năm 2018). Năm 2019, toàn huyện đã tiếp đón khoảng 40.007 lượt khách du lịch, trong đó khách Quốc tế là 378 lượt; tổng doanh thu ước đạt khoảng 19,61 tỷ đồng.
QLNN về đất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, phải đảm bảo quản lý tập trung và thống nhất, có sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu và quyền SDĐ nông nghiệp, giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng; phải tiết kiệm và hiệu quả. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về đất nông nghiệp, công tác phổ biến tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính (năm 2020, huyện đã tiến hành kiểm kê đất nông nghiệp theo định kỳ, tất cả đất đai trên địa bàn huyện, bao gồm cả đất nông nghiệp sẽ được đo đạc, khảo sát lại). Lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp (Quyết định số 1251/QĐ-UBND ngày 16/5/2017 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Bắc Yên); Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp (hiện bình quân mỗi hộ ở huyện Bắc Yên được giao 1,464 ha/hộ đất nông nghiệp, tương đương 3.253 m2/đầu người đất nông nghiệp). Đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tính đến năm 2019 đã cấp được 16.990 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp). Thanh tra đất nông nghiệp, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất có 17 vụ tranh chấp về đất nông nghiệp, đều đã được xử lý triệt để.
Nghiên cứu đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Yên như: Yếu tố khách quan (Văn bản chính sách pháp luật của Nhà nước về đất đai; Yếu tố tự nhiên); Yếu tố chủ quan (Nguồn lực con người và kỹ thuật trong thực hiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp; Sự phối hợp của các ban ngành trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp; Hiểu biết và ý thức của người dân và các tổ chức trong
quá trình sử dụng đất nông nghiệp).
Để nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Yên cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau: Nhóm giải pháp hoàn thiện các văn bản hướng dẫn và cải tiến phương thức tuyên truyền pháp luật đối với đất nông nghiệp; Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp; Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra và đẩy nhanh tiến độ giải quyết tranh chấp, khiếu kiện trong lĩnh vực đất nông nghiệp; Củng cố tổ chức bộ máy, phân cấp quản lý và đào tạo cán bộ quản lý đất nông nghiệp; Tăng cường quản lý cán bộ và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với Nhà nước
Nhà nước cần tiến hành rà soát các chính sách, quy định đặt ra để có những chỉnh lý phù hợp, tránh chồng chéo; Nhà nước cần xây dựng hệ thống Pháp luật về đất nông nghiệp riêng theo hướng tiến tới tăng thời hạn cho thuê đất, giảm thủ tục hành chính, đơn giản hoá cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ.
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ phải đảm bảo mục tiêu QLNN về đất nông nghiệp trong dài hạn, bảo vệ chất lượng đất, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh lương thực.
Quản lý việc chỉnh lý bản đồ hàng năm của các phòng Tài nguyên môi trường để có những cập nhật tổng quát cho quy hoạch trên diện rộng.
Hoàn thiện phương pháp, quy trình và mở rộng điều tra cơ bản trong lĩnh vực đất đai, đánh giá tiềm năng đất đai và hiệu quả SDĐ phục vụ công tác QLNN về đất nông nghiệp và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
5.2.2. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La
Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La cần tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Tích cực xây dựng các chính sách thu hút đầu tư theo hướng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong, ngoài nước đầu tư phát triển vào nông nghiệp.
Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, tích tụ ruộng đất, tăng quy mô sản xuất, chuyển sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn có ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ cao; phát triển sản xuất gắn với công nghệ chế biến, xây dựng chuỗi giá trị liên kết giữa các chủ thể nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chính phủ (2014). Nghị định 43/2014/NĐ-CP về việc hướng dân thi hành Luật đất đai năm 2013. Hà Nội.
Đặng Hùng Võ (2012). Kinh nghiệm quốc tế về quản lý giá đất. Truy cập ngày 17/4/2020 tại: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh- luan/kinh-nghiem-quoc-te-ve-quan-ly-gia-dat-15275.html.
Đỗ Thị Đức Hạnh (2013). Bài giảng quản lý hành chính về đất đai. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Hà Nội.
Học viện hành chính Quốc gia (2000). Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước, tập 2 - Quản lý hành chính Nhà nước. NXB Giáo dục.
Lê Anh Hùng (2011). Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong điều kiện công nghiệp hóa và đô thị hóa, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 104tr.
Lê Thị Phương (2019). Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Luận văn thạc sỹ, học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Nguyễn Đình Bồng (2012). Quản lý đất đai ở Việt Nam. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội.
Nguyễn Văn Hợi (2015). Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Lưu (2006). Hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 136tr.
Nguyễn Thị Luyến (2015). Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hà Nội.
Nguyễn Quang Minh (2012). Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn và kiến nghị bổ sung, sửa đổi, Tạp chí cộng sản, số 835,5-2012.
Nguyễn Khắc Thái Sơn (2012). Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai. Đại học Thái Nguyên - Đại học Nông Lâm. Thái Nguyên.
Nguyễn Huy Tuấn (2014). Tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Hà Nội.
Nguyễn Trọng Tuấn (2010). Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới và vấn đề đối với Việt Nam. Truy cập ngày 13/5/2020 tại: http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/Kinh-
nghiem-quan-ly-dat-dai-cua-mot-so-nuoc-tren-the-gioi-va-van-de-doi-voi-Viet- Nam-35616.html.
Phan Thế Long (2019). Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án xây dựng khu đô thị Vincity trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sỹ, học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005). Bộ luật Dân sự. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003). Luật Đất đai năm 2003. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013). Luật Đất đai năm 2013. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội.
Trịnh Thành Công (2014). Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Giang, Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, 106tr.
UBND huyện Bắc Yên (2020a). Báo cáo kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Huyện Bắc Yên.
UBND huyện Bắc Yên (2020b). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Bắc Yên năm 2019 huyện Bắc Yên, định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2020