4.2.1.1. Văn bản chính sách pháp luật của Nhà nước về đất đai
Trong những năm qua đã có nhiều sự thay đổi vể cơ chế chính sách nhà nước về đất đai, nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung, cũng như công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp nói chung để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Chính sách đất đai đối với đất nông nghiệp theo hướng khẳng định đất đai là chủ sở hữu của toàn dân, giao cho nhân dân quản lý và sử dụng và tìm ra định hướng phát triển cho năng suất đất đạt hiệu quả cao nhất, nhưng vẫn nằm trong quản lý quy hoạch của Nhà nước. Giao đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài thể hiện qua các chính sách hỗ trợ đẩy mạnh thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Chính sách này có tác động tích cực đến ý thức sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân theo hướng sử dụng có hiệu quả song song với việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
Đứng trước xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, cùng với nhu cầu phát triển mạnh mẽ về kinh tế, tỉnh Sơn La cũng như huyện Bắc Yên mong muốn thu hút thật nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu, triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh, khai thác các nguồn lực sẵn có, phát huy các tiềm năng và lợi thế của địa phương, góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh Sơn La ngày một phát triển. Ngoài việc thực hiện các chính sách, ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước, tỉnh Sơn La đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đầu tư như:
Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi đại gia súc theo Nghị quyết số 258/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Ban hành chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa
bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009-2015, Nghị quyết số 362/2011/NQ-HĐND ngày 18/3/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 258/2008/NQ-HĐND.
Chính sách phát triển cây cao su theo Nghị quyết 363/2011/NQ-HĐND ngày 18/03/2011 của HĐND tỉnh.
Chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020 theo Nghị quyết số 88/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 của HĐND tỉnh.
Chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ; chính sách hỗ trợ phát triển cây dược liệu; phát triển chăn nuôi cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Bên cạnh việc ban hành các chính sách, Tỉnh Sơn La chú trọng việc hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án. Thường xuyên tổ chức đối thoại trực tiếp và kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư. Đối với những vướng mắc vượt quá thẩm quyền của ngành, UBND huyện Bắc Yên; những vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các sở, ngành UBND tỉnh chủ trì chỉ đạo giải quyết dứt điểm; không để phản ánh, kiến nghị kéo dài.
Kết quả điều tra 32 cán bộ xã, 10 cán bộ huyện trên địa bàn huyện Bắc Yên cho kết quả như sau:
Bảng 4.9. Đánh giá của cán bộ chuyên môn ảnh hưởng của chính sách tới công tác quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp hiện nay
STT Nội dung Cán bộ cấp xã (n=32) Cán bộ cấp huyện(n=10) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%)
1 Thay đổi liên tục gây khó khăn khitriển khai 28 87,50 2 20,00 2 Chính sách chưa phù hợp với địaphương 4 12,50 3 30,00 3 Giá đất do UBND Tỉnh quy định
gây khó khăn cho đền bù giải tỏa 32 100,00 10 100,00
5 Chưa có chế độ thỏa đáng cho cánbộ QLDĐ 21 65,63 6 60,00 6 Chính sách còn thiếu nhất quán vàchưa rõ ràng 9 28,13 2 20,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2021) Từ bảng 4.9 cho thấy, có 28 cán bộ xã (chiếm 87,50%) và 2 cán bộ huyện (chiếm 20,0%) đánh giá chính sách thay đổi liên tục gây khó khăn khi triển khai. Nguyên nhân do hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam còn chưa hoàn thiện, thường xuyên thay đổi do đó tạo ra nhiều khó khăn cho quá trình thực hiện. Hơn nữa, chính sách khi thực hiện xuống địa phương thường có độ trễ nhất định và khi thực hiện luôn vấp phải một vài khó khăn. Do đó, phải trải qua một thời gian mới đánh giá rõ được tác động của chính sách. Tuy nhiên, hiện số lượng các văn bản chỉ đạo về quản lý đất nông nghiệp từ trung ương đến địa phương hiện khá nhiều và liên tục do đó, gây khó khăn cho công tác triển khai đến cơ sở.
Có 4 cán bộ xã (chiếm 12,50%) và 3 cán bộ huyện (chiếm 30,0%) đánh giá chính sách chưa phù hợp với địa phương. 100,00% ý kiến của cán bộ xã và huyện đánh giá giá đất do UBND Tỉnh quy định gây khó khăn cho đền bù giải tỏa. Nguyên nhân, khung giá đất nông nghiệp được UBND tỉnh quy định theo Quyết định 3600/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và Quyết định số 04/2020/QĐ-UBND ngày 10/2/2020 về việc điều chỉnh giá đất năm 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La có giá từ 21.000 - 36.000 đồng đối với xã vùng 3 và xã vùng 1, đất trồng cây lâu năm từ 20.000 - 25.000 đồng đối với xã vùng 1 và xã vùng 3. Mức giá được đánh giá là thấp so với điều kiện đất đai của huyện Bắc Yên. Đặc biệt là ở các diện tích gần đường xá, thuận tiện cho giao thông. Đồng thời, giá đất cũng không quy định chi tiết về hạng đất và loại đất do đó việc đền bù và chuyển nhượng đất đai thường xảy ra tranh chấp và bất đồng ý kiến.
Có 2 cán bộ xã (chiếm 6,25%) và 4 cán bộ huyện (chiếm 40,0%) đánh giá các cấp quản lý chồng chéo. Hiện nay pháp luật về quản lý đất đai cơ quan Tài nguyên môi trường quản lý đăng ký biến động đất đai, nhà ở gắn liền với đất, đăng ký thế chấp…Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới số liệu giữa phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và phòng Tài nguyên và Môi trường có sự khác nhau. Đó là do không thống nhất được về phương pháp thống kê. Đồng thời, chế độ của nhà nước hiện nay đối với cán bộ công chức đặc biệt là các cán bộ công
chức cơ sở còn hạn chế. Chính vì lý do đó mà nhiều tiêu cực xuất hiện trong quá trình quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn.
Có 9 cán bộ xã (chiếm 28,13%) và 2 cán bộ huyện (chiếm 20,0%) đánh giá Chính sách còn thiếu nhất quán và chưa rõ ràng. Luật đất đai, Luật đầu tư, Luật bất động sản, Luật đầu tư công, Luật ngân sách, Luật xây dựng, Luật đấu thầu và các chính sách của chính phủ như các Nghị định, thông tư hướng đẫn của các Bộ ngành trung ương cụ thể là: Quốc hội đã 4 lần ban hành Luật đất đai và 2 lần sửa đổi, Chính phủ đã ban hành 29 Nghị định, các Bộ ngành trung ương ban hành 47 Thông tư hướng dẫn. Các chính sách đưa ra nhiều nhưng không đồng bộ, còn nhiều chồng chéo gây ra khó thực hiện về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp một cách hiệu quả. Tiêu cực hơn nữa là các chính sách đưa ra chưa kịp đưa vào phổ biến đã phải sửa đổi bổ sung. Thêm nữa, có quá nhiều chính sách thì các thông tư hướng dẫn không được đưa xuống phổ biến kịp thời gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Đồng thời, các chính sách cũng chưa giải quyết được các khúc mắc về đất nông nghiệp nhất là những tranh chấp về đất đai về thừa kế, chuyển nhượng. Trong khi đó tình trạng lấn chiếm và sử dụng trái phép vẫn còn diễn ra nhưng nhiều trường hợp vẫn chưa được giải quyết triệt để do khó khăn trong việc xác định nguồn gốc khu đất dẫn đến khó xử lý khi xảy ra các vấn đề khúc mắc.
4.2.1.2. Yếu tố tự nhiên
Bên cạnh đó nhằm thực hiện định hướng đổi mới trong sản xuất nông nghiệp với khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao thu nhập cho nông dân, huyện Bắc Yên chỉ đạo các địa phương tăng cường tổ chức sản xuất theo quy mô tập trung. Sự quan tâm đến chất đất, cơ cấu mùa vụ và việc lựa chọn giống cây trồng trên địa bàn huyện cũng được quan tâm, chú trọng.
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên tới công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Yên
STT Nội dung Người dân (n=90) Cán bộ cấp xã (n=32) Cán bộ cấp huyện (n=10) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%)
1 Lưu lượng nước làmdiện tích thay đổi 30 33,33 17 53,13 4 40,00 2 Ô nhiễm nước làmnhiều khu vực khó
phát triển NN
4 4,44 6 18,75 5 50,00
3 Canh tác nông nghiệplàm ô nhiễm đất 5 5,56 4 12,50 3 30,00
4
Khoa học công nghệ còn hạn chế gây thiếu hiệu quả trong sử dụng đất
90 100,00 32 100,00 10 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2021) Địa hình và thổ nhưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển đổi sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp hoặc từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Những khu vực núi cao, độ dốc lớn biến động sử dụng đất, lớp phủ ít xảy ra. Những nơi có địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ thì kinh tế phát triển, nhu cầu đất đai cho các ngành tăng cao do vậy biến động sử dụng đất, lớp phủ xảy ra với tần suất cao hơn.
Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống sông ngòi, ao, hồ... sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước cho các yêu cầu sử dụng đất. Vì vậy ở những khu vực gần nguồn nước biến động sử dụng đất và lớp phủ diễn ra mạnh hơn. Ngoài ra các tai biến thiên nhiên như cháy rừng, sâu bệnh, trượt lở đất, lũ lụt, khô hạn ... cũng tác động đến biến động sử dụng đất. Có 30 hộ gia đình cá nhân (chiếm 33,33%), 17 cán bộ xã (53,13%), 4 cán bộ huyện (40,00%) là lưu lượng nước làm diện tích thay đổi. Quá trình biến đổi khí hậu tác động đến địa bàn huyện có hai nhân tố là nhiệt độ và lượng mưa ảnh hưởng lớn đến cân bằng nước trên quy mô lãnh thổ và theo mùa, đồng thời dẫn đến việc xuất hiện với tần xuất ngày càng dày hiện tượng hạn hán kéo dài, lũ lụt có quy mô và diễn biến ngày càng phức tạp gây thiệt hại lớn đến canh tác nông nghiệp, các công trình cơ sở hạ tầng, tài sản và tính mạng của người dân. Những năm gần đây
nhiệt độ không khí trung bình/năm có xu hướng tăng hơn 20 năm trước đây từ 0,50C - 0,60C; lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm; độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm, số ngày có gió Tây khô nóng trung bình năm tăng lên.
Thiệt hại trực tiếp đối với diện tích thuộc các nhóm đất: đất xản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất nông nghiệp khác do bị xói mòn, rửa trôi, sạt lở, bồi lấp. Sự thay đổi cân bằng nước, cân bằng nhiệt và hiện tượng hạn hán kéo dài kết hợp với diện tích các nhóm đất nông nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng chủ yếu trên đất dốc dẫn đến sự suy giảm năng suất canh tác nông nghiệp đặc biệt là diện tích đất nương rẫy trồng cây hàng năm (trồng ngô, sắn). Chất lượng đất (thoái hoá, bạc màu, xói mòn, rửa trôi….) phổ biến ở vùng đồi núi huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La làm cho quỹ đất và cân bằng sinh thái bị phá vỡ nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra, thoái hoá đất lần đầu trên địa bàn huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.