Tăng cường quản lý cán bộ và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 96 - 97)

đất nông nghiệp

- Việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp cần phản ánh được 3 yếu tố chính như: (i) hệ thống mục tiêu QLNN về đất nông nghiệp của huyện. Những mục tiêu này phải đảm bảo được xây dựng rõ ràng, cụ thể, thứ tự ưu tiên và dự kiến các tình huống có thể xẩy ra.; (ii) hệ thống các công cụ và phương pháp quản lý gồm: các quy định, chính sách chế độ, nguồn vốn, nhân lực, chế độ thông tin báo cáo được cập nhật thường xuyên phối hợp của các tác nhân tham gia quản lý... phù hợp với các mục tiêu, thời điểm và đảm bảo cho mục tiêu của kế hoạch được thực hiện; (iii) hệ thống theo dõi đánh giá và giám sát các kết quả thực hiện trong từng giai đoạn quản lý và điều chỉnh can thiệp khi cần thiết.

- Huyện cần lập ra bộ phận chuyên theo dõi, đánh giá về đất nông nghiệp, mời cán bộ có kinh nghiệm, đại diện các tổ chức, cá nhân trong huyện cùng tham gia giám sát nhằm huy động nguồn trí tuệ và kinh nghiệm cho quản lý. Kế hoạch QLNN về đất nông nghiệp có thể được các công chức QLNN về đất đai của quận phối hợp với các chuyên viên, kinh nghiệm của các ở, ban nhà tỉnh, các chuyên gia của các Viện nghiên cứu, trường đại học...Trong quá trình lập kế hoạch, xác định mục tiêu, biện pháp quản lý cần có sự tham gia và lấy ý kiến của đại diện của các đoàn thể, người dân. Sau khi kế hoạch được hoàn thành cần công bố, tuyên truyền rộng rãi bằng các hình thức thông tin hiện có của huyện để mọi cán bộ, công chức và người dân cùng biết và giám sát quá trình thực hiện kế hoạch quản lý một cách chặt chẽ. Lãnh đạo huyện nên cam kết thực hiện kế hoạch và có cơ chế đảm bảo thực hiện.

4.3.5. Tăng cường quản lý cán bộ và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đấtnông nghiệp nông nghiệp

Qua đánh giá về bộ máy quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp của huyện Bắc Yên cho thấy, người dân vẫn chưa thực sự hài lòng về đội ngũ công chức cả về đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. Do đo, huyện cần có những biện pháp làm thay đổi nhận thức của công chức thực hiện QLNN về đất đai. Công khai các tiêu chuẩn bổ nhiệm để người dân có thể theo dõi.

Xây dựng các tiêu chuẩn thi tuyển công chức, thi tuyển các chức vụ QLNN, các tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác, khen thưởng kỷ luật phải rõ ràng, khoa học. Sau đó cần được công bố rộng rãi để mọi người biết, phấn đấu, đánh giá và kiểm tra. Huyện thường xuyên tiến hành đánh giá chất lượng cán bộ,

đảng viên để uốn nắn kịp thời những sai phạm. Kiên quyết đưa ra khỏi hệ thống quản lý những cán bộ, không đủ tư cách phẩm chất trình độ.

Từ đó, phấn đấu không để xẩy ra hiện tượng cán bộ QLNN vi phạm tiêu cực trong quản lý đất đai. Huyện cũng chủ động cần phối hợp tốt với cơ quan quản lý chuyên ngành như: Các sở, ngành ở tỉnh như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và môi trường trong giải quyết các vướng mắc phát sinh, tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cũng như việc kiểm tra chặt chẽ QLNN về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tạo hệ thống kênh thông tin ngắn nhất trong QLNN về đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp giữa các cấp quản lý.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w