Đánh giá chung về thuận lợi khó khăn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 55 - 56)

3.1.3.1. Thuận lợi

- Điều kiện đất đai và khí hậu của huyện cho phép có thể mở rộng đất cây lâu năm nhiều hơn so với hiện nay, vì vậy trong thời gian tới cần ưu tiên, bố trí quỹ đất để phát triển thêm diện tích cây lâu năm, đặc biệt là chè Tà Xùa và cây ăn quả, để thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nâng cao hiệu quả sử dụng trên đất dốc. Cây Sơn tra cũng là một thế mạnh của huyện, hiện nay diện tích Sơn tra đang phát triển trên các xã vùng cao như Xím Vàng, Hang Chú…Một số sản phẩm chế biến từ Sơn tra được thị trường ưa chuộng. Như vậy, nếu huyện Bắc Yên có điều kiện tăng được diện tích các loại cây có giá trị kinh tế cao này thì hiệu quả kinh tế sử dụng đất sẽ được tăng cao, kéo theo về mặt xã hội, cuộc sống của người dân cũng được cải thiện.

- Bắc Yên có nhiều đồi núi, khe suối hiểm trở, độ dốc lớn (85% diện tích có độ dốc từ 25 độ trở lên); lượng mưa hàng năm từ 1.100 mm - 1.600 mm; huyện có 12 con suối dài từ 10 km trở lên, có nhiều tiềm năng, thuận lợi cho phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ. Hiện nay trên địa bàn huyện có 10 nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ được xây dựng, với tổng số 100 MW. Tính đến ngày 31/12/2012 có 06 nhà máy đã hoàn thành, phát điện. Có tiềm năng năng lượng thuỷ điện và sự đa dạng sinh thái... là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất năng lượng điện, hàng hoá nông lâm sản với các cây trồng, vật nuôi phong phú, đặc sản có giá trị kinh tế.

- Cơ chế chính sách đầu tư cũng có nhiều thay đổi theo hướng thông thoáng và cởi mở hơn, được sự quan tâm của UBND tỉnh Sơn La cùng với các Bộ, ngành Trung ương trong việc thực hiện các công trình đầu tư tại địa phương, đặc biệt là trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi.

- Bắc Yên là huyện vùng núi cao tuy diện tích đất tự nhiên lớn nhưng với địa hình đồi núi phức tạp, độ dốc cao, đường giao thông còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí một số nơi vẫn còn lạc hậu do vậy gây khó khăn trong việc đầu tư khai hoang, cải tạo đồng ruộng và bố trí cơ sở hạ tầng. Địa hình chủ yếu là cao, dốc cho nên đất dễ bị xói mòn rửa trôi. Khí hậu phân hoá theo mùa, vào những tháng mùa khô thường gây ra hạn hán, đặc biệt là những loại đất giữ nước kém, mùa mưa ở huyện có thể xảy ra lũ ống, lũ quét hai bên triền các sông suối, phá hoại mùa màng, đất màu bị cuối trôi, đất đai thoái hoá bạc màu, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Hầu hết diện tích đất bằng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đã được nhân dân khai thác đưa vào sử dụng. Tuy nhiên do diện tích đất bằng có hạn, trong khi phải đảm bảo an ninh lương thực nên cho đến nay đồng bào đã khai thác một phần diện tích đất dốc đưa vào canh tác sản xuất nông nghiệp bằng cách đốt nương làm rẫy, cùng với tập quán canh tác quảng canh nên đất đai dần dần bị suy thoái, bạc màu.

- Kết cấu hạ tầng được huy động đầu tư xây dựng, nâng cấp đã có nhiều thay đổi nhưng còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông.

- Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao; chất lượng giáo dục - đào tạo thực chất ở các cấp học, chất lượng nguồn nhân lực thấp; công tác y tế cơ sở còn hạn chế, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao;

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố tiềm ẩn khó lường, như: di cư không theo kế hoạch, truyền đạo trái phép, tranh chấp đất đai, tự tử, hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm hình sự, tội phạm về ma túy, tai nạn giao thông.

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 của UBND huyện Bắc Yên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w