Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 82 - 90)

4.2.2.1. Nguồn lực con người và kỹ thuật trong thực hiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Nguồn lực (nguồn lực con người và kỹ thuật) cho công tác quản lý trước tiên phải nói đến là con người. Lực lượng viên chức chuyên môn trong phòng tài nguyên môi trường có vai trò to lớn trong việc quản lý đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng thông qua các công việc cụ thể: đo đạc địa chính phân định ranh giới đất giữa các hộ gia đình, tổ chức, cơ quan đất công. Để đáp ứng được yêu cầu của công việc quản lý của mình thì trước hết cơ quan quản lý phải có nhân lực đáp ứng được số lượng công việc cần phải làm.

Phòng Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan chuyên môn Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; biển và hải đảo (đối với các huyện có biển, đảo). Tuy nhiên, do lực lượng cán bộ còn thiếu nên quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước còn có những hạn chế nhất định như: Công tác cấp Giấy chứng nhận lần đầu còn chậm hoàn thành; chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao; chưa tập trung tham mưu, tháo gỡ, xử lý những vướng mắc trong thực thi pháp luật về đất đai; xây dựng bảng giá đất; xác định giá đất cụ thể.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai: Có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân huyện (1). Thực hiện đăng ký biến động đất đai; (2). Theo dõi, cập nhật, chỉnh lý vào hồ sơ địa chính những biến động về đất đai trên địa bàn huyện trong đó có đất nông nghiệp; (3). Chuyển thông tin địa chính sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; (4). Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm; (5). Thực hiện thống kê đất đai; (6). Thực hiện dịch vụ đo đạc lập bản đồ địa chính. Tuy nhiên, quá trình thực thi pháp luật về đất đai, với chức năng nhiệm vụ được giao, mặc dù đã có nhiều cố gắng song việc chỉnh lý biến động chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời, chưa đồng bộ làm ảnh hưởng đến công tác QLNN về đất đai, nhất là đất nông nghiệp khi thực hiện chuyển mục đích chưa được cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên dẫn đến một số khu vực bị phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến việc đầu tư, phát triển sản phẩm nông nghiệp.

Công chức địa chính xã: Thực hiện nhiệm vụ QLNN về đất đai trong phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của phòng Tài nguyên và Môi trường. Công chức địa chính có nhiệm vụ sau: (1). Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai (2). Hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân lập hồ sơ giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCN và đăng ký biến động đất đai; (3). Xác nhận vào hồ sơ của người sử dụng đất; (4). Tham gia thực hiện thống kê đất đai; (5). Tham gia hoà giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn; (6). Xử lý các vi phạm về pháp luật đất đai theo thẩm quyền; (7). Quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới; bảo quản tư liệu về đất đai, bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính; (8). Báo cáo tình hình quản lý đất đai theo quy định. Tuy nhiên, trong thời gian qua trên địa bàn một số xã vẫn còn tình trạng sử dụng đất không đúng QH, KH được duyệt, sử dụng đất sai mục đích, tự ý chuyển mục đích chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc không thực hiện đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.

Trình độ quản lý là nhân tố chủ chốt quyết định quản lý hiệu quả hay không? Muốn hoàn thành tốt công việc quản lý của mình thì đội ngũ cán bộ quản lý phải có năng lực trình độ chuyên môn. Người cán bộ trình độ chuyên môn giỏi, năng lực làm việc tốt sẽ có nhiều thuận lợi trong công tác quản lý của mình đặc biệt là trong khi dân trí ngày càng cao như hiện nay. Hiện nay các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Yên đã có trình độ đại học và thạc sĩ cụ thể như sau:

Bảng 4.11. Trình độ các cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp huyện Bắc Yên đến năm 2019

Chỉ tiêu

Cán bộ cấp huyện Cán bộ cấp xã Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Số lượng(người) Tỷ lệ(%)

1. Trình độ văn hóa 17 100,00 16 100,00 - Trung học phổ thông 17 100,00 16 100,00 2. Trình độ chuyên môn 17 100,00 16 100,00 - Thạc sĩ 1 5,88 0 0,00 - Đại học 11 64,71 6 37,50 - Cao đẳng 5 29,41 7 43,75 - Trung cấp 0 0 3 18,75 - Sơ cấp 0 0 0 0

Nguồn: UBND huyện Bắc Yên (2020) Từ bảng 4.11 cho thấy, trên địa bàn huyện tỷ lệ cán bộ quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn đều là cán bộ trẻ có trình độ từ cao đẳng trở lên, chỉ có 03 cán bộ cấp xã (chiếm 18,75%) có trình độ trung cấp. Với điều kiện khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay quản lý nhà nước về đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện đang hướng dần tới quản lý toàn bộ trên hệ thống cơ sở dữ liệu do đó cần có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo sử dụng thành thạo tin học để có thể thực hiện tốt công việc quản lý nhà nước. Điều này giúp cho hiệu quả công việc trong công tác quản lý đất được nâng cao ví dụ như trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất những năm gần đây đã có ít sai sót hơn, giảm số lượng phải cấp lại giấy. Trình độ của cán bộ được nâng cao thì không chỉ các công tác thủ tục được tiến hành nhanh chính xác mà cả các công tác vận động tuyên truyền đến nông dân cũng được cải tiến phong phú hơn gần gũi và nhận được sự đồng tình ủng hộ từ nông dân.

Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Bắc Yên được chia làm các tổ nhỏ mối tổ quản lý một chuyên môn riêng. Các tổ chuyên môn trong phòng liên kết với nhau trao đổi thông tin tạo nên tính thống nhất trong số liệu, quy hoạch. Song bên cạnh đó, nhân lực trong việc lưu trữ tài liệu còn thiếu nên việc bảo quản hồ sơ đôi khi còn xảy ra sai sót. Nhìn chung nhân lực trong phòng tài nguyên môi trường vẫn còn thiếu chưa đáp ứng đủ lượng trong công tác quản lý đất nông nghiệp. Các công tác triển khai xuống cấp xã, thị trấn chưa được hướng dẫn cụ thể chi tiết, thiếu sự kiểm tra giám sát trong quá trình thực hiện nên kết quả trong công tác quản lý còn một số hạn chế. Lực lượng cán bộ huyện tuy còn thiếu nhưng mỗi người đều có trách hiệm với công việc của mình. Để bổ trợ cho công tác quản lý của con

người thì các thiết bị hỗ trợ là một phần không thể thiếu như công cụ đo đạc, phân tích số liệu, in sao lưu số liệu cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý.

Với một số liệu khổng lồ và phức tạp như diện tích đất và phân chia tổng diện tích thì con người không thể chỉ thao tác bằng tay mà được nhanh chóng và chính xác. Ngày nay, công nghệ tiến tiến hiện đại đã có mặt trong hầu hết các công việc và là trợ thủ đắc lực cho người quản lý. Tuy nhiên chi phí của các máy móc công cụ dụng cụ khá đắt đỏ nên cần có sự đầu tư từ ngân sách. Các thiết bị đo đạc và tính toán có độ chính xác cao giúp công tác quản lý được trơn tru. Công tác đo đạc của huyện được hỗ trợ thiết bị đo đạc tiên tiến giúp cho việc đo đạc được tiến hành dễ dàng, thuận lợi hơn, tốn ít công sức hơn. Máy tính là công cụ phổ biến hiện nay được sử dụng cho việc lưu trữ, xử lý thông tin. Công cụ này hỗ trợ cho việc tra cứu khi có khiếu kiện khiếu nại của người dân được giải quyết nhanh chóng dễ dàng hơn so với việc tìm thông tin qua đầu sổ trước đây. Tất cả khối lượng lớn thông tin về đất đai hay quy hoạch đều được phần mềm máy tính xử lý nhanh chóng và dễ dàng, giúp giảm công lao động hơn trước đây rất nhiều.

Bắt kịp với khoa học công nghệ tiên tiến, huyện Bắc Yên cũng đã có trang bị các thiết bị cần thiết để hỗ trợ cho công tác quản lý của mình tuy nhiên số trang thiết bị được trang bị vẫn chưa đảm bảo. Cụ thể tại phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Bắc Yên, theo yêu cầu mỗi cán bộ 01 máy tính xách tay, 01 máy in A4 và máy in A3 nhưng hiện tại đa số cán bộ phòng đều sử dụng máy tính bàn và có 04 máy in A4 không có máy in A3 và 01 máy đo đạc điện tử đặt tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Đây chính là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc của phòng. Máy tính cá nhân khi đi công tác là một dụng cụ hỗ trợ lưu trữ và xử lý thông tin rất thuận lợi và nhanh chóng giúp giải quyết công việc được giải quyết nhanh gọn. Quản lý đất đai liên quan nhiều đến việc sử dụng bản đồ và máy tính A3 được sử dụng để làm công việc đó. Tuy nhiên việc in bản đồ đa phần vẫn được mang ra ngoài quán thuê làm gây mất thời gian, chậm trễ trong giải quyết công việc. Máy đo đạc điện tử là thiết bị tiên tiến nhất được sử dụng phục vụ cho công tác khảo sát, đo đạc. Tuy nhiên thiết bị này giá thành rất cao phụ thuộc vào nguồn chi ngân sách do đó cả huyện chỉ trang bị 01 chiếc còn các xã chưa được trang bị thiết bị này nên công tác đo đạc được thực hiện hiện thủ công hoặc thuê các đơn vị đo đạc. Điều này làm cho công tác này bị chậm trễ và độ chính xác không cao ảnh hưởng đên kết quả công tác quản lý chung.

Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ về chất lượng cơ sở vật chất trong thực hiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Nội dung Cán bộ cấp xã (n=32) Cán bộ cấp huyện (n=10) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) - Rất tốt 5 15,63 2 20,00 - Tốt 9 28,13 3 30,00 - Trung bình 13 40,63 5 50,00 - Kém 5 15,63 0 0,00 - Rất kém 0 0,00 0 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Từ bảng 4.12 cho thấy có 5 cán bộ cấp xã (chiếm 15,63%) và 2 cán bộ cấp huyện (chiếm 20,00%) đánh giá chất lượng cơ sở vật chất rất tốt. Có 9 cán bộ cấp xã (chiếm 28,13%) và 3 cán bộ cấp huyện (chiếm 30,00%) đánh giá chất lượng cơ sở vật chất tốt.

Nhìn chung, trình độ chuyên môn cũng như tác phong làm việc của cán bộ địa phương đã được đa số nhân dân nhìn nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần có những lớp tập huấn về nghiệp vụ để có thể đáp ứng tốt hơn nữa trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.

4.2.2.2. Sự phối hợp của các ban ngành trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Trong những năm qua, nhờ sự phối kết hợp giữa các ban ngành trong thực hiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Yên đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả này, trong thực hiện nhiệm vụ quản lý đất nông nghiệp, sự phối kết hợp giữa Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai và phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đôi lúc còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất về nội dung, chương trình hoạt động; công tác quản lý đất nông nghiệp của chính quyền các xã, các địa phương trong huyện chưa thật sự sát sao, tình trạng vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp vẫn còn diễn ra ở một số địa phương. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được các ban ngành trong huyện phối kết hợp

thực hiện một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý triệt để những trường hợp vi phạm sử dụng đất nông nghiệp.

Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ về sự phối hợp giữa các ban ngành trong thực hiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

trên địa bàn huyện

Nội dung Cán bộ cấp xã Cán bộ cấp huyện Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Phối hợp rất tốt 0 0 0 0 2. Phối hợp tốt 11 34,38 2 20,00 3. Có phối hợp 17 53,13 7 70,00 4. Phối hợp chưa tốt 4 12,50 1 10,00 5. Chưa phối hợp 0 0 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Từ bảng 4.13 cho thấy, có 11 cán bộ cấp xã và 2 cán bộ cấp huyện đánh giá phối hợp giữa các cơ quan rất tốt. Tuy nhiên vẫn còn 12,50% cán bộ cấp xã và 10,00% cán bộ cấp huyện đánh giá việc phối hợp chưa tốt. Thực tế đến nay, trên địa bàn huyện Bắc Yên vẫn còn một số trường hợp vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp để tồn đọng kéo dài qua nhiều năm không xử lý. Để dứt điểm tình trạng này, cần sự vào cuộc chỉ đạo của UBND huyện, sự phối kết hợp giữa phòng Tài nguyên và Môi trường cùng với Công an huyện, chính quyền các xã cùng đồng bộ thực hiện.

4.2.2.3. Hiểu biết và ý thức của người dân và các tổ chức trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp

Trong những năm gần đây quá trình thực thi pháp luật về đất đai, về cơ bản cán bộ và nhân dân trong huyện Bắc Yên đã có những chuyển biến tích cực, giúp cho công tác QLNN về đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng đã có những thay đổi theo các chế độ chính sách pháp luật về đất đai, quyền của người sử dụng đất được mở rộng như thời hạn thuê đất nông nghiệp được kéo dài đến 50 năm; hạn mức nhận chuyển nhượng gấp 10 lần hạn mức giao đất, các tổ chức được thoả thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tuỳ theo khả năng tài chính và kinh doanh của từng tổ chức... đã giúp cho người dân được tự do thực

hiện quyền của người sử dụng đất, yên tâm đầu tư vào sản xuất nông nghiệp với nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, đem lại hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có hạn chế nhất định như sử dụng đất chưa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt, sử dụng chưa đúng mục đích được giao, thuê, tự ý chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất khác nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép đã phá vỡ quy hoạch ngành, quy hoạch vùng nguyên liệu, tự ý xây dựng các công trình trên đất nông nghiệp... Còn có trường hợp chưa phối hợp với cơ quan chuyên môn đăng ký đất đai theo quy định, chưa được cấp Giấy chứng nhận do không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do chính sách có những quy định chưa cụ thể, chưa phù hợp với địa phương, bên cạnh đó một phần do ý thức chấp hành của người sử dụng đất.

Bảng 4.14. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra

Chỉ tiêu

Thị trấn Bắc Yên Xã Hồng Ngài Xã Phiêng Côn Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số hộ 30 100,00 30 100,00 30 100,00 1. Thuộc dân tộc 30 100,00 30 100,00 30 100,00 - Dân tộc Kinh 7 23,33 8 26,67 8 26,67 - Dân tộc H'Mông 10 33,33 6 20,00 11 36,67 - Dân tộc Thái 5 16,67 8 26,67 4 13,33 - Dân tộc thiểu số khác 8 26,67 8 26,67 7 23,33 2. Lĩnh vực sản xuất 30 100,00 30 100,00 30 100,00

- Sản xuất nông nghiệp 24 80,00 23 76,67 23 76,67

- Phi nông nghiệp 2 6,67 5 16,67 4 13,33

- Hộ kiêm (nông nghiệp và phi

nông nghiệp) 4 13,33 2 6,67 3 10,00 3. Trình độ văn hóa 30 100,00 30 100,00 30 100,00 - Tiểu học 7 23,33 9 30,00 4 13,33 - Trung học cơ sở 21 70,00 18 60,00 24 80,00 - Trung học phổ thông 2 6,67 3 10,00 2 6,67 4. Trình độ chuyên môn 30 100,00 30 100,00 30 100,00 - Cao đẳng 1 3,33 0,00 2 6,67

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w