Đánhgiá kết quả và hiệu quả hoạtđộng Marketing

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 43 - 46)

2.2. Thực trạng Hoạtđộng Marketing tạiLienVietPostBank

2.2.1.Đánhgiá kết quả và hiệu quả hoạtđộng Marketing

2.2.1.1. Đánh giá theo kết quả hoạt động Marketing

Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing. Nguyên nhân biến động doanh thu không chỉ do các chiến lược Marketing. Tuy nhiên có thể thấy các chiến lược Marketing là nhân tố chính, quyết định dẫn đến sự biến động doanh thu. Vì mục tiêu cao nhất của các chiến lược Marketing như chiến lược sản phẩm, phân phôi, con người... là tăng lợi nhuận, doanh thu. Vì vậy thông qua sự biến động của doanh thu có thể nhìn nhận phần nào hiệu quả của hoạt động Marketing. Sau đây là biến dộng doanh thu của LienVietPostBank và một số ngân hàng trong vài năm gần đây:

Bảng 2.3: Doanh thu một số ngân hàng qua các năm

(đơn vị: Tỷ VNĐ) Năm Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 LienVietPostBank 5.276 6.432 6.235 6.217 Techcombank 22.184 19.322 15.187 15.588 OCB 3.308 3.087 2.885 2.657 VPBank 10.425 11.152 12.142 13.619

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên các Ngân hàng)

Nhìn vào doanh thu của LienVietPostBank trong những năm gần đây, ta thấy, giai đoạn 2011-2012, doanh thu tăng rõ rệt (tăng 21,9%), sau đó giảm dần qua các năm, giai đoạn 2012-2013 giảm 197 tỷ, tương đương 3,06%, giai đoạn 2013-2014 giảm 18 tỷ, tương đương 0,29%. Điều này có thể lý giải được là do kinh tế Việt Nam băt đầu khó khăn trong giai đoạn 2012-2013, dẫn đến các ngân hàng khác cũng bị giảm về doanh thu. Tuy nhiên,đến năm 2014, doanh thu của LienVietPostBank có dấu hiệu giảm chững lại do việc áp dụng một loạt các biện pháp như tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, tăng cường triển khai sản phẩm mới, quảng bá thương hiệu đến tận các vùng sâu, vùng xa…Điều này báo hiệu sự tăng trở lại doanh thu vào năm 2015 sau khi các chính sách về marketing bắt đầu đạt được kết quả.

b. Lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Thông qua phân tích, đánh giá lợi nhuận, t. suất lợi nhuận và rủi ro, các nhà

quản trị ngân hàng có thể đưa ra nhận xét, đánh giá chính xác về kết quả đạt được, xu thế tăng trường và các nhân tố tác động đến tình hình lợi nhuận của ngân hàng.

Bảng 2.4: Lợi nhuận một số ngân hàng qua các năm

(đơn vị: Tỷ VNĐ) Năm Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 LienVietPostBank 1.086 968 664 535 Techcombank 4.221 1.018 878 1.417 OCB 401 304 321 281 VPBank 1.064 853 1.355 1.609

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên các Ngân hàng)

Hình 2.3: Doanh thu, chi phí và LNTT của LienVietPostBank từ 2011-2014

Tương tự như doanh thu, việc kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn thách thức trong giai đoạn 2012-2014 đã làm cho lợi nhuận của LienVietPostBank nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung sụt giảm. Tuy nhiên, xét về mặt nào đó, việc kinh doanh của LienVietPostBank vẫn đạt được hiệu quả, mặc dù chưa cao so với kỳ vọng.

2.2.1.2. Đánh giá theo hiệu quả hoạt động Marketing: Về thị phần

Hiện tại, ngành ngân hàng Việt Nam có sự tham gia của 5 NHTMNN, 1ngân hàng chính sách, 32 NHTMCP, 5 ngân hàng liên doanh, 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hơn 800 quỹ tín dụng nhân dân và các văn phòng đại diện của TCTD và ngân hàng nước ngoài.

2011 2012 2013 2014 Doanh thu 5276 6432 6235 6217 Chi phí 4195 5175 5285 5709 LNTT 1081 1257 950 508 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Tỷ VNĐ

Thị trường ngân hàng Việt Nam vừa tập trung, đồng thời cũng phân tán. NHTMNN thống trị cả thị phần huy động lẫn thị phần tín dụng, chiếm tới 60% thị phần vào năm 2007. Trong khi bốn NHTMNN lớn đều có được một thị phần khổng lồ, những NHTMCP, các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính khác phải tranh nhau miếng bánh còn lại. Tuy nhiên, gần đây đã có một xu thế rõ rệt là các NHTMNN đang để mất dần thị phần về tay NHTMCP cả về huy động lẫn tín dụng. Trong năm năm gần đây, NHTMCP đã nắm được hơn 15% thị phần từ tay NHTMNN.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Hình 2.4: Thị phần của các Ngân hàng năm 2012

Nằm trong top các Ngân hàng TMCP quy mô vừa với tổng tài sản khoảng 100.000 tỷ VNĐ, vốn điều lệ chiếm khoảng 4% tổng vốn điều lệ các Ngân hàng TMCP, tuy nhiên thị phần tổng huy động vốn năm 2012chỉ chiếm khoảng 1,9%, với mục tiêu LienVietPostBank dẫn đầu thị trường bán lẻ, trong các năm tiếp theo, bộ phận Marketing của LienVietPostBank cần phải nỗ lực hơn nhiều mới có thể làm thị phần của LienVietPostBank được tăng lên.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 43 - 46)