Định hướng chiến lược kinh doanh tại Ngânhàng TMCP Bưu Điện

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 76 - 78)

Việt đến năm 2020

3.1.1.Dự báo phát triển của ngành

Định hướng điều hành kinh tế - xã hội của năm 2016 và giai đoạn 2016-2020 được Chính phủ và Quốc hội xác định là tập trung ưu tiên cao cho ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Đồng thời phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của năm 2016-2020: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,5-7%; kiểm soát lạm phát dưới 5%; tăng trưởng xuất khẩu 10%...

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc NHNN cho rằng, bước sang năm 2016, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm (2016-2020) với những thành tích đã đạt được và những bài học, kinh nghiệm đúc kết được trong giai đoạn trước và sự đồng lòng quyết tâm của ngành Ngân hàng là điều kiện thuận lợi để ngành Ngân hàng tiếp tục phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, triển khai quyết liệt mọi mặt hoạt động và sẽ hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, ngành ngân hàng tiếp tục phát huy trọng trách trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng. Ngân hàng Nhà nước xác định điều hành các công cụ chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt chủ động, đảm bảo ổn định hệ thống, tạo thuận lợi cho hoạt động các tổ chức tín dụng với các chỉ tiêu điều hành chủ yếu nên ở mức: tăng trưởng tín dụng: 15-17% một năm và tỷ lệ nợ xấu 3%.

3.1.1.1. Cơ hội

Năm 2016, nền kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi khi các hiệp định mới đã hình thành, đang ký kết nói chung sẽ mở ra cơ hội lớn trong việc huy động vốn, mở ra khả năng xuất khẩu, giải quyết thị trường lao động... Từ đó sẽ tạo ra những điều kiện rất tốt để chúng ta hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, sức cạnh tranh của

chúng ta được cải thiện tốt hơn, góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động. Đây cũng là dịp để chúng ta nâng vị trí của mình thêm một bước trên trường quốc tế.

Một thuận lợi khác là qua nhiều năm bị khủng hoảng tài chính tiền tệ, kinh tế, doanh nghiệp đi xuống, rời thị trường nhiều, nhưng trong năm 2015 nền kinh tế đã phục hồi. Kết quả chỉ tiêu của năm 2015 tương đối toàn diện, doanh nghiệp đã bắt đầu hồi sức, trở lại thị trường nhanh hơn, tốt hơn. Bên cạnh đó chúng ta đã một bước hoàn thành hệ thống thể chế, giải quyết được những vấn đề tồn tại, giải phóng sức lao động, tạo sự vươn lên của doanh nghiệp. Quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp, ngân hàng, đã có những kết quả ban đầu, cách điều hành tập trung hơn, những khó khăn của doanh nghiệp đã dần được tháo gỡ.

Ngoài ra, năm 2016 chúng ta còn tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, sẽ chọn lựa được đội ngũ lãnh đạo mới, góp phần tạo ra động lực phấn đấu hơn. Đó là những thuận lợi cơ bản để chúng ta vững tin bước vào năm 2016.

3.1.1.2. Thách thức

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nền kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức rất lớn, thậm chí còn lớn hơn cả năm 2015. Tình hình biến đổi khí hậu đã và đang hoành hành, biểu hiện rất rõ, ảnh hưởng rất lớn đến nền nông nghiệp. Rồi khó khăn từ vòng xoáy của giá nông sản, thực phẩm đang giảm trên phạm vi toàn thế giới. Mặt khác chúng ta cũng bị ảnh hưởng do tác động của nền kinh tế thế giới phục hồi không đều.

Trong bối cảnh đó, việc Mỹ tăng lãi suất cho vay, dòng vốn thế giới sẽ hút về những nước phát triển như Mỹ, làm đồng tiền đô la mạnh lên, các đồng tiền khác thay đổi. Chúng ta cũng phải thay đổi thông qua tỷ giá, làm đảo lộn tình hình sản xuất kinh doanh. Hay thị trường chứng khoán, bảo hiểm cũng đang khó khăn, tuy phục hồi nhưng chưa thực sự vững chắc.

Ngay cả khi đã kiện toàn Đại hội ở cấp trung ương và địa phương, các cán bộ được lựa chọn vẫn chưa quen và mới đang bắt đầu thâm nhập làm quen dần. Khi hội nhập thị trường theo những diễn biến của thế giới, kéo theo những tiêu cực về thủ tục hành chính, tham nhũng, gây ra những tác động không tích cực, tạo thách thức lớn.

3.1.2.Mục tiêu kinh doanh

Trong 5 năm tới, Ngân hàng dành thời gian 2 năm đầu tập trung củng cố, tái cơ cấu, giữ ổn định những thành quả đạt được trong những năm đầu thiết lập hoạt động, phát huy những ưu điểm, khắc phục tồn tại, tạo lực đủ mạnh cho sức bật các năm sau 2015 – 2020 và khẳng định được vị thế trong Top 5 NHTMCP mạnh nhất Việt Nam, trong đó thuộc Top 2 NHTMCP có mạng lưới bán lẻ lớn và hiệu quả nhất.

Bảng 3.1: Mục tiêu kinh doanh trong năm tới

STT Chỉ tiêu Mục tiêu

1 Tổng tài sản 135.000 tỷ đồng

2 Dư nợ tín dụng thị trường 1 82.000 tỷ đồng 3 Huy động thị trường 1: 115.000 tỷ đồng 4 Lợi nhuận trước thuế: 936 tỷ đồng

5 Tỷ lệ chi trả cổ tức: 8%

6 Vốn điều lệ: 9.000 tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên LienVietPostBank)

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 76 - 78)