Ma trận chiến lược chính (GSM) là công cụ phổ biến để hình thành các chiến lược có khả năng lựa chọn. Thường xuyên kết hợp với các ma trận khác để đưa ra các chiến lược đúng đắn (đặc biệt là sự kết hợp với ma trận SWOT). Một ma trận chiến lược chính có thể giúp lên kế hoạch cho một chiến lược cho doanh nghiệp lớn hoặc nhỏ.Công ty sẽ được định vị ở 1 trong 4 ô vuông của ma trận.
Vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mức tăng trưởng của thị trường
Các chiến lược thích hợp sẽ được liệt kê theo thứ tự hấp dẫn trong mỗi ô vuông của ma trận. Dưới đây là các góc phần tư theo thứ tự hấp dẫn:
Góc phần tư I: Đại diện cho các chiến lược để duy trì tăng trưởng nhanh chóng khi bạn có một vị trí cạnh tranh mạnh mẽ.
Góc phần tư II: Cung cấp chiến lược tăng trưởng nhanh chóng khi bạn có một vị trí cạnh tranh yếu.
Góc phần tư III: Cung cấp chiến lược có liên quan đến một vị trí cạnh tranh yếu và tăng trưởng chậm.
Góc phần tư IV:Có sức mạnh để tung các chương trình đa dạng hóa vào những lĩnh vự tăng trưởng đầy hứa hẹn, các doanh nghiệp này có mức lưu thông tiền mặt cao, nhu cầu tăng trưởng bên trong hạn chế.
Sơ đồ 1.4: Ma trận chiến lược chính
Tương ứng với mỗi lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp đều có thể nằm ở một trong bốn góc phần tư kể trên.
Doanh nghiệp thuộc góc phần tư thứ nhất có vị trí chiến lược tốt nhất. Doanh nghiệp nên tập trung vào thị trường hiện tại bằng các chiến lược phát triển thị trường, xâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm. Trong trường hợp doanh nghiệp chỉ kinh doanh một sản phẩm thì nên chọn chiến lược đa dạng hóa tập trung. Nếu doanh nghiệp có dư thừa nguồn lực thì việc khai thác các chiến lược hội nhập ( hội nhập theo chiều ngang, hội nhập dọc về phía thượng nguồn, hội nhập dọc về phía hạ nguồn) rất hữu ích vì nó giúp doanh nghiệp củng cố vững chắc vị thế của mình trên thương trường.
Doanh nghiệp thuộc góc phần tư thứ hai kinh doanh ngành có tốc độ tăng trưởng cao là một lợi thế nhưng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp yếu nên việc sắp xếp lại hoạt động sản xuất kinh doanh ( loại bỏ, thanh lý) để tập trung đầu tư phát triển thị trường và sản phẩm là lựa chọn số một. Bên cạnh đó nếu doanh nghiệp có một lợi thế cạnh tranh đặc biệt thì việc thực hiện chiến lược kết hợp theo chiều ngang cũng cần được xem xét vì nó có thể giúp doanh nghiệp tránh phải đối đầu trực tiếp với những doanh nghiệp lớn.
Doanh nghiệp thuộc góc phần tư thứ ba có vị trí chiến lược kém hấp dẫn nhất. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn có thể có lãi nếu biết sắp xếp lại sản xuất – thanh lý, loại bỏ những bộ phận hoạt động kém hiệu quả để tập trung nguồn lực cho chiến lược đa dạng hóa từng bước nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra các chiến lược liên doanh, liên kết cũng có thể giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, tránh được những cuộc đối đầu trực tiếp.
Doanh nghiệp thuộc góc phần tư thứ tư cũng có những lợi thế cạnh tranh như những doanh nghiệp ở góc phần tư thứ nhất, do vậy các doanh nghiệp này cũng cần phải củng cố vị thế của mình thông qua những chiến lược liên kết. Đồng thời các doanh nghiệp này có đủ nguồn lực để thực hiện chiến lược đa dạng hóa ở những lĩnh vực kinh doanh có tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Ưu điểm:
Ma trận chiến lược chính giúp ta nhanh chóng xác định những chiến lược thích hợp cho từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhược điểm:
Khả năng đưa ra các giải pháp thực hiện còn hạn chế.