Phân tích hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh giai đoạn 2015 2020 (Trang 71 - 74)

a. Hệ số sinh lời

Bảng biểu 2.3: Phân tích hệ số sinh lời

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Lợi nhuận gộp/Doanh thu 20.94% 17.62% 18.67% 21.27%

Lợi nhuận hoạt động/Doanh thu 5.75% 3.38% 5.95% 7.31%

Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu 6.31% 3.11% 4.44% 2.23%

ROE 5.75% 3.00% 4.15% 2.29%

ROA 3.77% 1.99% 2.51% 1.24%

Tổng công ty đang gặp nhiều khó khăn về hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn 2011 -2014. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh nhìn chung đều ở mức thấp và có xu hướng sụt giảm. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Tổng công ty giảm mạnh từ mức 6,31% năm 2011 xuống còn 2,23% năm 2014, cho thấy hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty đang kém đi và sức ép cạnh tranh trên thị trường đang ngày càng lớn. Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và trên tổng tài sản (ROA) cũng trong xu hướng giảm sút liên tục, và chỉ đạt 2,29% và 1,24% vào năm 2014, thấp hơn nhiều so với mức lãi suất tiền gửi ngân hàng.

b. Hệ số thanh khoản

Bảng biểu 2.4: Phân tích hệ số thanh khoản

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 2014

Thanh toán ngắn hạn Lần 1.453 1.777 1.627 1.645

Thanh toán nhanh Lần 0.572 0.903 0.495 0.784

Thanh toán tiền mặt Lần 0.132 0.523 0.165 0.281

(Nguồn: Theo tác giả tính toán số liệu phòng tài chính kế toán MITRACO cung cấp)

Nhìn chung, khả năng thanh khoản của công ty đang được duy trì ở mức khá lành mạnh. Khả năng thanh toán ngắn hạn của Tổng Công ty duy trì ở mức ổn định và lớn hơn 1; như vậy Tổng Công ty đủ khả năng trả các khoán nợ ngắn hạn. Xét về khả năng thanh toán nhanh, khi loại bỏ khoản mục hàng tồn kho, thì khả năng thanh toán nhanh không còn được đảm bảo ở mức cao, do công ty đang có tỷ lệ hàng tồn kho ở mức cao.

a. Đòn bẩy tài chính

Bảng biểu 2.5: Phân tích đòn bẩy tài chính

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 2014

Hệ số Nợ/Tổng TS Lần 0.295 0.249 0.299 0.350

Hệ số Nợ/Vốn CSH Lần 0.450 0.375 0.495 0.645

Tổng tài sản/Vốn CSH Lần 1.523 1.505 1.656 1.844

Hệ số nợ trên tổng tài sản của Tổng Công ty được giữ ổn định ở mức tương đối thấp trong các năm. Trong khi vốn chủ sở hữu tăng qua các năm, và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011 (từ mức 493 tỉ đồng lên mức 959 tỉ đồng), các khoản nợ tăng với tốc độ chậm hơn. Tuy nhiên, mức nợ và các tỷ lệ đòn bẩy tài chính của Tổng công ty đã gia tăng khá mạnh cho năm 2014, cho thấy Tổng công ty đang tăng cường vay nợ để đầu tư. Hiện nay, các hệ số nợ vẫn trong tầm kiểm soát, rủi ro đối với chủ nợ của Tổng Công ty là tương đối thấp, tuy nhiên, Tổng công ty cần rất cẩn trọng khi tiếp tục gia tăng tỷ số nợ, và bảo đảm các khoản đầu tư mới là có hiệu quả và tạo ra được doanh thu và lợi nhuận để đảm bảo các nghĩa vụ trả nợ.

b. Phân tích DuPont

Bảng biểu 2.6: Phân tích Dupont

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 2014

Tổng tài sản/Vốn CSH Lần 1.523 1.505 1.656 1.844

Doanh thu/Tổng tài sản Lần 0.598 0.641 0.565 0.558

Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu % 6.31% 3.11% 4.45% 2.23%

ROE % 5.75% 3.00% 4.16% 2.29% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Theo tác giả tính toán số liệu phòng tài chính kế toán MITRACO cung cấp)

Phân tích Dupont nhằm diễn giải biến động trong tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) theo ba yếu tố (1) Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu, (2) Doanh thu/Tổng tài sản và (3) Biên lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu). Trong đó, tổng tài sản/vốn chủ sở hữu và vòng quay tổng tài sản không có nhiều biến động trong các năm từ 2011 đến 2014.Vì vậy các biến động trong tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu chủ yếu đến từ biến động trong biên lợi nhuận ròng. Trong các năm tiếp theo, để tăng tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, nếu có cơ hội đầu tư mới thuận lợi, Tổng Công ty có thể xem xét tăng cường sử dụng vốn vay để vừa nâng cao yếu tố Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu, vừa nâng cao biên lợi nhuận ròng do giảm được chi phí lãi vay.

Nhận xét chung về tình hình tài chính của Mitraco

Dựa trên việc phân tích các chỉ số tài chính của Mitraco, có thể rút ra một số kết luận như sau:

Khả năng sinh lời và hiệu quả kinh tế của Mitraco đang ở mức thấp. Các chỉ số lợi nhuận trên vốn và lợi nhuận trên doanh thu đang ở mức thấp khá xa so với lãi suất tiết kiệm và lợi nhuận trung bình của các công ty cùng quy mô niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Phân tích sâu hơn về tình hình tài chính của các công ty con và công ty liên kết của Mitraco, có thể thấy lợi nhuận chủ yếu được tạo ra từ đầu tư của Mitraco tại một số ít công ty như Công ty CP Cảng Vũng Áng – Việt Lào (chiếm khoảng 50% lợi nhuận toàn tổng công ty; Công ty TNHH Việt Lào (chiếm khoảng 30% lợi nhuận toàn tổng công ty) và Công ty CP Chăn nuôi Mitraco. Điều này thể hiện ở việc mức lợi nhuận của cổ đông thiểu số tăng liên tục qua các năm và đạt tới mức 43 tỷ đồng trong tổng số 69 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của Mitraco. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của Mitraco (tập trung vào ngành khoáng sản ở công ty mẹ) đang tạo ra ít lợi nhuận.

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng liên tục qua các năm với mức tăng lớn hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản quản lý đòi hỏi doanh nghiệp cần xem xét lại cơ cấu tổ chức để tiết kiệm chi phí

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh giai đoạn 2015 2020 (Trang 71 - 74)