Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ truyền hình trả tiền của Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigon Tourist (Trang 37)

Qua tìm hiểu và so sánh các mô hình nghiên cứu trước đây, kết hợp với việc xem xét bối cảnh thị trường truyền hình trả tiền hiện nay. Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu kết hợp dựa trên mô hình lòng trung thành của Beerli, Martin và Quintana và mô hình lý thuyết sự trung thành của khách hàng Kim và cộng sự (2009).

Hình 2. 6. Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực hiện, tác giả đề xuất các giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H1: Yếu tố tin cậy ảnh hưởng cùng chiều đến sự thỏa mãn của khách hàng;

Giả thuyết H2: Tín hiệu và kênh ảnh hưởng cùng chiều đếnsự thỏa mãn của khách hàng;

Giả thuyết H3: Yếu tố hữu hình ảnh hưởng cùng chiều đếnsự thỏa mãn của khách hàng;

Giả thuyết H4: Năng lực phục vụ ảnh hưởng cùng chiều đếnsự thỏa mãn của khách hàng;

Giả thuyết H5: Yếu tố tin cậy ảnh hưởng cùng chiều đến lòng trung thành của khách hàng;

Giả thuyết H6: Tín hiệu và kênh ảnh hưởng cùng chiều đếnlòng trung thành của khách hàng;

Giả thuyết H7: Yếu tố hữu hình ảnh hưởng cùng chiều đếnlòng trung thành của khách hàng; Tin cậy Tín hiệu và kênh Hữu hình Năng lực phục vụ Sự thỏa mãn Lòng trung thành

Giả thuyết H8: Năng lực phục vụ ảnh hưởng cùng chiều đếnlòng trung thành của khách hàng;

Giả thuyết H9: Sự thỏa mãn ảnh hưởng cùng chiều đến lòng trung thành của khách hàng

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, luận văn đã trình bày các lý thuyết nền chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Các khái niệm nghiên cứu được hình thành gồm các yếu tố thuộc thành phần chất lượng dịch vụ truyền hình trả tiền. Biến trung gian: Sự thỏa mãn. Biến phụ thuộc là sự hài lòng của khách hàng cá nhân. Mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên lý thuyết nền và các khái niệm nghiên cứu. Có 9 giả thuyết nghiên cứu được xây dựng trong mô hình nghiên cứu lý thuyết.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương 3, luận văn trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Ngoài ra, đề tài còn thiết kế cho nghiên cứu sơ bộ để điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng khảo sát chính thức. Hơn nữa, phương pháp chọn mẫu và kĩ thuật xử lý dữ liệu trong nghiên cứu chính thức cũng được đề cập trong chương này.

3.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành theo hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và định lượng sơ bộ, (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.

Nghiên cứu sơ bộ:

Nghiên cứu sơ bộ định tính: Từ mục tiêu nghiên cứu, luận văn tổng hợp cơ sở lý thuyết (lý thuyết chất lượng dịch vụ, khái niệm nghiên cứu và các nghiên cứu trước) có liên quan. Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và biến quan sát đo lường thang đo của các khái niệm nghiên cứu được hình thành. Thang đo của các khái niệm nghiên cứu ở giai đoạn này gọi là thang đo nháp 1. Thông qua phương pháp bằng hình thức thảo luận nhóm, mô hình nghiên cứu được đánh giá để chuẩn hoá mô hình lý thuyết, khám phá yếu tố mới và điều chỉnh/bổ sung thang đo cho rõ ràng, phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn được ghi nhận, phát triển và điều chỉnh trở thành thang đo nháp 2 để hỗ trợ cho nghiên cứu sơ bộ định lượng.

Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Thang đo nháp 2 được dùng để phỏng vấn thử với mẫu 130 khách hàng theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Nghiên cứu sơ bộ định lượng nhằm đánh giá hệ số tin cậy

Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. Sau bước này, thang đo được hoàn chỉnh và sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức.

Nghiên cứu chính thức:

Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát trực tiếp khi đối tượng khảo sát chấp nhận tham gia. Mục đích của phương pháp này đánh giá mức độ phù hợp của mô hình và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

Quy trình nghiên cứu và tiến độ thực hiện được thể hiện trong Hình 3.1 và Bảng 3.1:

Bảng 3. 1.Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu

Bước Giai đoạn Phương pháp

Kĩ thuật thu thập

dữ liệu Cỡ mẫu Địa điểm

1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm n = 7 Thành phố Vũng Tàu Định lượng

sơ bộ Gửi bảng hỏi trực tiếp n = 130

2

Nghiên cứu chính

thức

Định lượng

chính thức Gửi bảng hỏi trực tiếp n = 220

Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Đề xuất của tác giả

3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

3.2.1. Quy trình nghiên cứu định tính

Mô hình lý thuyết và thang đo nháp 1 chủ yếu được xây dựng dựa trên tổng quan lý thuyết. Chúng được xây dựng trên thị trường quốc tế và có sự khác biệt về văn hóa, mức độ phát triển kinh tế cũng như chưa

Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1 Thang đo nháp 2 Nghiên cứu định tính Định lượng sơ bộ (n =130)

Cronbach alpha: (1) Đánh giá hệ số tương quan biến - tổng, (2) Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach alpha

EFA: (1) Kiểm tra hệ số tải, (2) yếu tố, (3) phần trăm phương sai trích Thang đo chính thức Định lượng chính thức (n = 220) Xác định vấn đề nghiên cứu

CFA: (1) Kiểm tra độ tin cậy tổng hợp, (2) Giá trị hội tụ, (3) giá trị riêng biệt

SEM: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

phù hợp với thị trường Việt Nam (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Khi nghiên cứu trong một bối cảnh khác với bối cảnh đã được nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần phải đánh giá lại mô hình lý thuyết và thang đo có phù hợp bối cảnh nghiên cứu hay không (Nguyễn Văn Thắng, 2017). Vì vậy, để khám phá, đánh giá chuẩn hóa mô hình lý thuyết và thang đo của các khái niệm nghiên cứu, luận văn tiến hành nghiên cứu nghiên cứu định tính thông qua phương pháp thảo luận nhóm với các khách hàng.

Quy trình nghiên cứu định tính (phương pháp thảo luận nhóm)

Hình 3. 2. Quy trình nghiên cứu định tính

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Bước 1: Chuẩn bị nghiên cứu định tính:

- Cơ sở lý thuyết (khái niệm nghiên cứu và đo lường thang đo)

- Xây dựng dàn bài phỏng vấn

Bước 2: Thực hiện nghiên cứu định tính:

- Đối tượng tham gia phỏng vấn

- Xác định số lượng mẫu tham gia định tính - Thực hiện phỏng vấn

Bước 3: Phân tích dữ liệu và tổng hợp kết quả

- Quyết định giữ hay loại biến

3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Danh sách các đối tượng phỏng vấn và thông tin chính được thể hiện trong Phụ lục. Tổng số các khách hàng tham gia phỏng vấn là 7 người.

3.2.2.1. Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu

Kết quả phỏng vấn cho thấy, những người tham gia phỏng vấn đều hiểu rõ các khái niệm nghiên cứu (thành phần chất lượng dịch vụ truyền hình, sự thỏa mãn và sự hài lòng của khách hàng cá nhân). Họ cũng đồng ý rằng, lòng trung thành của khách hàng chịu tác động từ nhiều yếu tố. Bốn yếu tố đề cập trong lý thuyết của luận văn: 4 thành phần của chất lượng dịch vụ truyền hình (tin cậy, tín hiệu và kênh, hữu hình, năng lực phục vụ) là khá đầy đủ và phù hợp với thực tiễn của khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình tại Công ty TNHH truyền hình cáp Saigon Tourist.

Hầu hết các khách hàng đồng ý các thành phần đo lường chất lượng dịch vụ truyền hình, sự thỏa mãn và khái niệm lòng trung thành của khách hàng cá nhân là phù hợp và đầy đủ. Tỷ lệ đồng thuận của các khách hàng về các khái niệm nghiên cứu là 100%.

Bảng 3. 2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình Thang đo Mức độ đánh giá của khách hàng Tỷ lệ đồng thuận

Đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Kết luận Các thành phần đo lường chất lượng dịch vụ truyền hình 1. Tin cậy 7 100% 2. Tín hiệu và kênh 7 100% 3. Hữu hình 7 100% 4. Năng lực phục vụ 7 100%

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định tính

Tổng hợp dữ liệu nghiên cứu của đối tượng phỏng vấn và kết hợp với lý thuyết nghiên cứu cho thấy:

(1) Các khái niệm nghiên cứu về các thành phần đo lường chất lượng dịch vụ truyền hình, sự thỏa mãn và khái niệm lòng trung thành của khách hàng cá nhân có tồn tại. Các yếu tố đề cập trong mô hình lý thuyết là đầy đủ, cụ thể và phù hợp với thực tiễn tại Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam.

(2) Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy vai trò của: (tin cậy, tín hiệu và kênh, hữu hình, năng lực phục vụ ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu là rất cần thiết được kiểm định.

Dựa trên kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm, mô hình lý thuyết được đánh giá là phù hợp với thực tiễn và bối cảnh nghiên cứu tại thị trường Việt Nam.

Tóm lại, các khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm 6 khái niệm đơn hướng, đó là: tin cậy, tín hiệu và kênh, hữu hình, năng lực phục vụ, sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng. Tất cả các thang đo được đo lường dạng Likert 5 mức trong đó: (1) Hoàn toàn phản đối, (2) Phản đối, (3) Không có ý kiến, (4) Đồng ý, và (5) Hoàn toàn đồng ý.

Từ các ý kiến đóng góp điều chỉnh thang đo, tác giả sẽ tổng hợp bổ sung, điều chỉnh các thang đo của các khái niệm nghiên cứu.

3.2.2.2. Xây dựng, điều chỉnh và phát triển thang đo

Thang đo “phương tiện hữu hình” được kế thừa từ nghiên cứu của Cronin và Taylor (1992). Nhóm thảo luận thống nhất điều chỉnh câu chữ cho phù hợp với thực tế và được thể hiện ở Bảng 3.3.

1) Thang đo phương tiện hữu hình

Bảng 3. 3. Nội dung thang đo phương tiện hữu hình

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn

PTHH1 Chất lượng đường truyền ổn định theo thời gian

Cronin và Taylor (1992) PTHH2 Chất lượng đường dây kéo cáp vào nhà quý

khách hàng tốt, đúng quy cách.

PTHH3 Văn phòng, trụ sở giao dịch khang trang, tạo sự tin tưởng cho quý khách.

PTHH4 Nhân viên làm việc có đồng phục đẹp, chỉnh tề

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Cronin và Taylor (1992)

Phương tiện hữu hình được kế thừa từ nghiên cứu của Cronin và Taylor (1992). Thang đo phương tiện hữu hình được đo lường bằng 3 biến quan sát được kí hiệu từ PTHH1 đến PTHH4.

2) Thang đo năng lực phục vục

Bảng 3. 4. Nội dung thang đo năng lực phục vụ

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn

NLPV1 Nhân viên công ty tạo được sự tin tưởng cho quý khách hàng

Cronin và Taylor (1992) NLPV2 Trình độ chuyên môn của nhân viên cao

NLPV3 Nhân viên luôn niềm nở với khách hàng

NLPV4 Nhân viên của công ty luôn ân cần với khách hàng

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Cronin và Taylor (1992)

Thang đo năng lực phục vụ được kế thừa từ nghiên cứu của Cronin và Taylor (1992) được đo lường bằng 4 biến quan sát. Các biến quan sát được kí hiệu từ NLPV1 đến NLPV4.

3) Thang đo tin cậy

Bảng 3. 5. Nội dung thang đo tin cậy

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn

TC1 Tốc độ đường truyền dữ liệu đúng như cam kết

Cronin và Taylor (1992) TC2 Cước phí dịch vụ luôn tính đúng như hợp đồng.

TC3 Từ khi lắp đặt đến nay, hệ thống hoạt động luôn ổn định.

TC4 Anh/chị tin tưởng tuyệt đối cách tính cước của công ty.

TC5 Đường truyền hoạt động luôn ổn định.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Cronin và Taylor (1992)

Thang đo tin cậy được thể hiện qua chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng. Thang đo được đo lường bằng 5 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Cronin và Taylor (1992), kí hiệu từ TC1 đến TC5.

4) Thang đo tín hiệu và kênh

Bảng 3. 6. Nội dung thang đo tín hiệu và kênh

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn

THK1 Âm thanh luôn sống động, chất lượng cao

Cronin và Taylor (1992) THK2 Số lượng kênh nhiều

THK3 Tín hiệu truyền hình ít bị gián đoạn

THK4 Các chương trình phát sóng (Nội dung các Kênh) hay và có chất lượng

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Cronin và Taylor (1992)

Thang đo tín hiệu và kênh được thể hiện qua chất lượng cung cấp dịch vụ. Thang đo tín hiệu và kênh được đo lường bằng 4 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Cronin và Taylor (1992), kí hiệu từ THK1 đến THK4.

5) Thang đo sự thỏa mãn khách hàng cá nhân

Bảng 3. 7. Nội dung thang đo sự thỏa mãn cá nhân

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn

STM1 Anh/chị đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty là rất tốt, rất hiện đại.

Oliver (1997) STM2 Chất lượng dịch vụ truyền hình trả tiền đang sử dụng

xứng đáng với tiền mà Anh/chị chi trả.

STM3 Nhìn chung, anh/ chị hoàn toàn hài lòng về chất lượng dịch vụ truyền hình trả tiền đang sử dụng.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Oliver (1997)

Sự thỏa mãn được đánh giá thông qua mức độ hài lòng của khách hàng, khách hàng cảm thấy thoải mái và an tâm khi sử dụng dịch vụ

truyền hình trả tiền. Như vậy, sự thỏa mãn được đo lường qua 3 biến quan sát, ký hiệu từ STM1 đến STM3, được kế thừa từ nghiên cứu của Oliver (1997).

Bảng 3. 8. Nội dung thang đo lòng trung thành của khách hàng

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn

LTT1 Anh/Chị giới thiệu người khác sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền mà Anh/chị đang sử dụng.

Gremler và Brown

(1996) LTT2 Anh/Chị khuyến khích bạn bè và người thân sử dụng

dịch vụ truyền hình trả tiền của Công ty mà Anh/chị đang sử dụng.

LTT3 Anh/Chị sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền của Công ty hiện tại đang sử dụng.

LTT4 Anh/Chị chỉ sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền của Công ty hiện nay chứ không sử dụng của nhà cung cấp khác

LTT5 Anh/Chị vẫn sử dụng truyền hình hiện có của công ty, nếu lựa chọn lại.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Gremler và Brown (1996)

Lòng trung thành của khách hàng được đo lường qua 5 biến quan sát, ký hiệu từ LTT1 đến LTT5, được kế thừa từ nghiên cứu của Gremler và Brown (1996).

3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để thu thập dữ liệu, luận văn chủ yếu gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các khách hàng đang sử dụng dịch truyền hình trả tiền tại Vũng Tàu.

3.3.2. Phương pháp chọn mẫu

Do hạn chế về thời gian, luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

Mẫu nghiên cứu sơ bộ (n = 130): Khi các khách hàng phản hồi và các phiếu được thu về và nhập liệu trên phần SPSS 23. Như vậy, tới số quan sát thứ 130, tác giả sử dụng cỡ mẫu n = 130 để đánh giá sơ bộ thang đo.

3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu

Quy trình phân tích dữ liệu được thực hiện qua hai giai đoạn trong nghiên cứu định lượng:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định lượng sơ bộ với cỡ mẫu n = 130 khách hàng đã sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền, kĩ thuật phân tích và tiêu chí đánh giá được thể hiện trong Bảng 3.8.

Bảng 3. 9. Tiêu chí đánh giá kiểm định thang đo

Thứ tự phân

tích

Kĩ thuật phân tích

Tiêu chí đánh giá Nguồn Bước 1 Cronbach’s

Alpha

Hệ số tương quan biến tổng > 0,3

Giá trị Cronbach’s Alpha: > 0,6 Nunnally &

Burnstein (1994) Bước 2

EFA

Giá trị KMO nằm trong khoảng (0,5; 1); và giá trị Sig: < 0,05

Hệ số tải: > 0,5; và Phương sai trích lũy kế: > 50%

3.3.4. Phương pháp phân tích AMOS-SEM

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

+ Đánh giá độ tin cậy của khái niệm nghiên cứu: (a) Hệ số tin cậy

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ truyền hình trả tiền của Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigon Tourist (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)