Kết quả ước lượng chưa chuẩn hóa và chuẩn hóa của các tham số hồi quy chính được trình bày ở Bảng 4.14. Kết quả cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê (p < 1%, 5% và 10%) các giả thuyết về mối quan hệ của các khái niệm kì vọng trong mô hình nghiên cứu lý thuyết đều được chấp nhận, ngoài trừ giả thuyết H5.
Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết H1: Yếu tố tin cậy ảnh hưởng cùng chiều đến sự thỏa mãn của khách hàng được chấp nhận (B = 0.199, p = 0.002 < 1%). Giả thuyết H2: Tín hiệu và kênh ảnh hưởng cùng chiều đếnsự thỏa mãn của khách hàng cũng được chấp nhận (B = 0.167, p = 0.045 < 1%). Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết H3: Yếu tố hữu hình ảnh hưởng cùng chiều đếnsự thỏa mãn của khách hàng cũng được chấp nhận (B = 0.653; p = 0.013 < 5%). Kế tiếp, giả thuyết H4: Năng lực phục vụ ảnh hưởng cùng chiều đến sự thỏa mãn của khách hàng được chấp nhận (B = 0.201; p = 0.001 < 1%). Tiếp theo, giả thuyết H5: Yếu tố tin cậy ảnh hưởng cùng chiều đến lòng trung thành của khách hàng bị bác bỏ (B = 0.091; p = 0.127 > 10%). Các giả thuyết còn lại như: giả thuyết H6: Tín hiệu và kênh ảnh hưởng cùng chiều đến lòng trung thành của khách hàng; giả thuyết H7: Yếu tố hữu hình ảnh hưởng cùng chiều đến lòng trung thành của khách hàng, giả thuyết H8: Năng lực phục vụ ảnh hưởng cùng chiều đếnlòng trung thành của khách hàng và giả thuyết H9: Sự thỏa mãn ảnh hưởng cùng chiều đến lòng trung thành của khách hàng lần lượt đều được chấp nhận. Kết quả ước lượng cho thấy H6 đến H9 đều được chấp nhận (H6: B = 0.214, p = 0.006 < 1%; H7: B = 1. 025, p = 0.001 < 1%; H8: B = 0.163; p = 0.006 < 1%; H9: B = 0.816, p = 000 < 1%).
Kết quả nghiên cứu cho thấy phù hợp với nghiên cứu của Pong và Johnny (2001). Tác giả này cho thấy chất lượng cảm nhận và sự thỏa mãn đem lại lòng trung thành của khách hàng. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy sự thỏa mãn đem lại lòng trung thành của khách, giống với quan điểm của Anderson và Sullivan (1993), sự thỏa mãn cao sẽ dẫn đến sự trung thành, chất lượng nhận thức và sự thỏa mãn ảnh hưởng đến sự trung thành. Tiếp theo, nghiên cứu của tác giả còn giống với nghiên cứu
của Kim và cộng sự (2009). Tác giả cho thấy sự thỏa mãn đem lại lòng trung thành của khách hàng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu giống với kết quả nghiên cứu của Beerli, Martin và Quintana (2004), yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng là chất lượng cảm nhận, sự thoả mãn.
Đối với các nghiên cứu trong nước, kết quả nghiên cứu còn giống với nghiên cứu của Phạm Thị Lan Hương và Trường Đình Quốc Bảo (2012), kết quả cho thấy chỉ có 4 thành phần được chứng minh là có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng là thành phần tin cậy, tín hiệu và kênh, hữu hình, khả năng của nhân viên bảo trì. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn giống với nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Oanh (2012), các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ Internet của FPT Telecom là: Sự thỏa mãn về Chất lượng đường truyền; Chất lượng đường truyền, Cấu trúc giá, Dịch vụ gia tăng, Dịch vụ khách hàng, tâm trí khách hàng, FPT trong tâm trí khách hàng, Rào cản Chi phí khi chuyển đổi.
Hệ số xác định của mô hình ước lượng (R2 = 65,5% > 50% ) cho thấy mức độ giải thích của mô hình là mạnh. Điều này cho thấy mức độ giải thích của các biến độc lập là thành phần chất lượng dịch vụ truyền hình trả tiền và sự thỏa mãn giải thích 65,5% sự biến thiên của phương sai lên lòng trung thành của khách hàng cá nhân.