Nguyên nhân điếc

Một phần của tài liệu Ebook Sổ tay sức khỏe người cao tuổi: Lão hóa chuyện nhỏ - Phần 2 (Trang 50 - 51)

Sau đây là một số nguyên nhân:

– Ðiếc có thể do thừa kế: nếu cha hoặc mẹ bị điếc thì con có nhiều rủi ro cũng bị điếc.

– Suy yếu thính giác trước hoặc sau khi em bé sinh ra vì sanh thiếu tháng, bé thiếu dưỡng khí, mẹ bị các bệnh giang mai, bệnh ban đào (rubella) trong khi có thai hoặc do mẹ dùng thuốc độc hại cho tai trong thời kỳ mang thai... – Bệnh truyền nhiễm như viêm màng não, sởi, quai bị, viêm tai trong mãn tính, nước vào tai trong.

– Do tác dụng độc của dược phẩm (kháng sinh streptomycin, thuốc trị sốt định kỳ)... vào bộ phận nghe ở tai trong.

– Chấn thương não sọ hoặc tai.

tai trong tăng sinh khiến cho xương bàn đạp dính vào cửa sổ bầu dục và gây trở ngại cho việc dẫn truyền âm thanh vào tai trong. Trường hợp này có thể giải phẫu chữa được.

– Ngồi trên phi cơ cũng có thể bị giảm thính giác tạm thời. Đó là khi áp suất không khí ở tai giữa mất cân bằng, nhất là lúc máy bay đáp xuống. Để tránh khó khăn này, nên mở rộng miệng và nuốt mạnh để mở ống eustache.

– Người cao tuổi thường hay bị mất thính giác nhiều hơn so với các tuổi khác. Trên 60 tuổi, cứ ba vị thì một vị nghễnh ngãng. Trên 75 tuổi thì quá nửa các cụ bị kém nghe.

– Nguyên nhân trầm trọng nhất là khi tai phải liên tục nghe các âm thanh quá mạnh như tiếng súng lớn, nhạc quá ồn ào, làm việc trong cơ xưởng nhiều máy móc phát âm.

– Bít ống tai như khi ráy tai quá nhiều hoặc có dị vật lọt vào tai.

Ngay từ khi mới sinh ra, trẻ em có thể đã bị điếc. Do đó các em cần được xét nghiệm, đo khả năng nghe để tìm ra bệnh và điều trị. Trẻ em bị điếc thường chậm biết nói, học hiểu, tiếp nhận kiến thức và gặp nhiều khó khăn tại trường học, giao tiếp với bạn bè.

Một phần của tài liệu Ebook Sổ tay sức khỏe người cao tuổi: Lão hóa chuyện nhỏ - Phần 2 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)