– Khi nói với người suy yếu thính giác mang trợ thính cụ, không nên hét to vào tai họ. Hét như vậy càng làm cho họ mất bình tĩnh mà không giúp gì thêm cho việc nghe.
– Bắt đầu nói chuyện bằng cách gợi sự chú ý của họ để họ biết là mình đang nói với họ.
– Đối diện với người điếc vì họ có thể đoán ra âm thanh khi nhìn môi cử động và sắc mặt người nói.
– Nói hết sức chậm rãi, rõ ràng từng chữ. Đừng hạ giọng ở cuối câu nói. Ra dấu hiệu thêm bằng tay để họ dễ hiểu hơn.
– Đi thẳng vào vấn đề: nói về việc gì, ai là chủ động, xảy ra khi nào và ở đâu rồi đi vào chi tiết sự việc.
– Nếu họ yêu cầu nhắc lại điều gì thì dùng chữ khác cho rõ nghĩa hơn. – Khi cảm thấy là họ chưa hiểu thì nhẹ nhàng nhắc lại vì nhiều khi họ ngần ngại không dám hỏi.
Với người có khó khăn nghe:
– Ðối diện với người mình nói chuyện để có thể đoán lời nói qua cử chỉ của tay và qua môi mấp máy.
– Dẹp bỏ các âm thanh ở gần như từ radio, tv. – Yêu cầu người đối thoại nói chậm và rõ ràng.
– Chọn nơi im lặng để nói chuyện. – Mang trợ thính cụ.
Kết luận
Ðiếc không chỉ là vấn đề của cá nhân người điếc, mà đã được các nhà y tế quốc gia cũng như quốc tế quan tâm như một vấn nạn xã hội.
Số người bị điếc ngày càng nhiều vì dân số gia tăng và tuổi thọ cao hơn. Theo ước lượng vào năm 2005 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay có
khoảng 276 triệu người ở khắp nơi bị suy yếu hoặc mất thính giác hoàn toàn. Trên 80% những người này nằm trong giai tầng có lợi tức thấp của quốc gia và 1/4 các trường hợp xảy ra ở tuổi thiếu thời. Ðời sống của họ bị ảnh hưởng trầm trọng vì khả năng sản xuất kém chỉ vì mất thính lực.
Hơn nữa, tại nhiều quốc gia đang phát triển, chỉ có 1 trong số 40 người điếc có thể có máy trợ nghe, vì máy quá đắt và số máy sản xuất cũng chỉ đáp ứng được cho 10% người điếc.
Ngày 18 tháng 10 năm 2006, WHO đã liên kết với nhiều tổ chức từ thiện trên thế giới để khích lệ sản xuất và cung cấp máy trợ nghe với giá phải chăng cho người điếc, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển cũng như tại các cộng đồng còn gặp khó khăn kinh tế.
Ngoài ra, WHO cũng có những chương trình phòng chống điếc, tập trung vào ba nguyên nhân thường thấy. Ðó là giảm thiểu sử dụng các dược phẩm có tác dụng độc hại tới thính lực, phòng ngừa và chữa trị bệnh viêm tai trong, giảm thiểu tiếng động quá mạnh.
Theo cơ quan này, 50% điếc có thể phòng tránh được qua chủng ngừa các bệnh gây điếc, sớm phát hiện nguyên nhân gây điếc và điều trị bệnh. Ðây là điều đáng mừng. Ðể bớt đi những hoạt cảnh như:
“Điếc hay ngóng, ngọng hay nói” Hoặc: