Ở người cao tuổi, táo bón thường do sự tổng hợp của nhiều yếu tố gây ra.
a. Chế độ ăn uống
Một khẩu phần không cân bằng, nhiều chất béo, ít chất xơ, ít nước là nguy cơ thông thường của táo bón. Ngoài ra, táo bón dễ xảy ra nếu người cao tuổi không nhai kỹ thức ăn, vì răng lợi hư hao, khó khăn khi nuốt. Các cụ ta vẫn nói để dễ dàng chuyển hóa, bài tiết, thức ăn cần được nấu kỹ, nhai kỹ và tiêu hóa kỹ.
b. Tác dụng phụ của dược phẩm
ruột, đưa tới trở ngại sự lưu hành của chất bã.
Ðó là các thuốc trị bệnh tâm thần (thorazine, haldol, elavil...), Thuốc có chất sắt, calcium, thuốc chống viêm, thuốc thông tiểu tiện.
Thêm vào đó, quý vị cao niên thường uống nhiều thứ thuốc một lúc nên công việc đào thải chất bã tiêu hóa lại càng khó khăn hơn.
c. Các bệnh làm suy nhược thần kinh, trì hoãn chức năng co bóp, đun đẩy của ruột già như bệnh nhân bị parkinson, tiểu đường, tai biến động mạch não, nhất là khi bị chấn thương thần kinh xương sống.
d. Bệnh tâm thần
Trầm cảm, sa sút trí tuệ làm giảm tống xuất phân ở hậu môn. Nguyên nhân có thể do tác dụng phụ của các thuốc trị bệnh hoặc người bệnh đôi khi tỉnh bơ không để ý tới thôi thúc mót đi cầu.
e. Sự bất động, tĩnh tại của cơ thể
Cơ thể nằm im không cử động khiến cho ruột, hoành cách mô giảm co bóp, phân chậm di chuyển, đưa tới tình trạng táo bón. Sự vận động cơ thể làm tăng chuyển động của ruột.
Ngoài ra ung bướu ruột, giảm năng tuyến giáp, giảm potassium, cao calcium trong máu cũng là những nguy cơ đưa tới táo bón.
5. Định bệnh
Chẩn đoán bệnh và tìm nguyên nhân đều căn cứ vào các chi tiết do người bệnh cung cấp.
Khi người cao tuổi than phiền có sự thay đổi đột ngột về thói quen đại tiện, về tầm cỡ và mức đậm đặc của phẩn thì họ cần được lưu ý, khám nghiệm. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư ruột già và trực tràng hay các bệnh trầm kha khác.
Bệnh nhân được hỏi xem đang có những nguy cơ táo bón nào, mầu sắc, khối lượng to nhỏ nhiều ít của phẩn cũng như những rắc rối khi đại tiện. Các chi
tiết sau đây rất quan trọng: – Phải rặn trong khi đi cầu.
– Có cảm giác như phân còn sót lại trong trực tràng.
– Phải ngồi lâu trên bồn cầu; nhiều khi phải đè vào hậu môn để đẩy phân ra. – Đau bụng hoặc đau hậu môn khi đại tiện; phân dính trong quần lót.
Bác sĩ sẽ khám xét toàn cơ thể từ miệng tới hậu môn, chụp hình quang tuyến ruột, soi nhìn ống ruột, trực tràng, thử phân để định bệnh.