Chứng táo bón

Một phần của tài liệu Ebook Sổ tay sức khỏe người cao tuổi: Lão hóa chuyện nhỏ - Phần 2 (Trang 57 - 58)

Táo bón là một than phiền thông thường của 25% người nam và 34% người nữ cao tuổi.

Ðây có thể là dấu hiệu của một số bệnh, là tác dụng phụ của một vài dược phẩm, hoặc hậu quả của một nếp sống quá tĩnh tại, một dinh dưỡng không cân bằng.

Táo bón đã làm nhiều người ám ảnh mất vui trong cuộc sống khi mắc phải. Và thiên hạ đã bỏ ra một số tiền khổng lồ để mua nhiều môn thuốc với hy vọng có được sự hạnh thông đại tiện.

Chứng bệnh đã được ông tổ của nền y học âu Mỹ Hipprocrates quan tâm khi nói rằng “muốn có một sức khỏe tốt, cần phải đại tiện đều đặn”.

1. Định nghĩa

Mỗi người có một thói quen riêng để sa thải chất bã của sự tiêu hóa.

Có người làm công việc này mỗi ngày, có người mỗi hai ba ngày. Cứ cùng thời điểm họ thấy như phải làm một cái gì đồng thời nơi bụng dưới cũng có một kích thích nhắc nhở. Khi thói quen đó không xảy ra như thường lệ thì ta cho là ta đang bị táo bón.

Mỗi người giải nghĩa táo bón khác nhau: cụ Minh than phiền với bác sĩ là cụ bị bón vì từ sáng đến chiều mà vẫn chưa đi cầu. Bà Lan thì nói mấy ngày nay đi cầu là cứ phải rặn như rặn đẻ. Rồi chất bã ra cứng như đất sét mùa khô, nhỏ như cứt dê, đôi khi có lẫn chút máu đỏ tươi.

Nói chung, ta cho là bị táo bón khi có giảm thiểu số lần trong thói quen đó. Theo chuyên môn y học, đại tiện ba lần một ngày hay ba ngày một lần cũng tốt. Đôi khi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần cũng có thể coi là bình thường nếu thói quen đó không xẩy bất thình lình và sự tháo khoán không gây ra khó chịu nào.

Thường thường người cao tuổi cho là bị táo bón khi đi cầu mà phải rặn, phân khó ra, cứng và khô, bất kỳ bao lâu đi một lần.

Sự việc muốn có đại tiện mỗi ngày vì sợ tích tụ chất độc trong ruột gây ra nhức đầu, mệt mỏi, vừa là một huyền thoại vừa không cần thiết.

Người cao tuổi đôi khi còn có khuynh hướng hay ước lượng ít đi số lần đại tiện của mình.

Một phần của tài liệu Ebook Sổ tay sức khỏe người cao tuổi: Lão hóa chuyện nhỏ - Phần 2 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)