Chủ thể tham gia vào giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 38 - 40)

a. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Trong hoạt động GQTC trực tuyến, cũng tương tựnhư các phương thức truyền thống, chủ thể GQTC trong ODR cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, thường là hòa giải viên, trọng tài viên hoặc thẩm phán. Các chủ thể này phải đáp ứng các tiêu chuẩn,

điều kiện theo luật định cả vềnăng lực cũng như các vấn đề bổ nhiệm thì mới có đủ

thẩm quyền để giải quyết vụ việc. Sự can thiệp của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền này là hết sức cần thiết để có thể bảo đảm quy trình ODR được thực hiện một cách công bằng và minh bạch.

Tuy nhiên, việc sử dụng ODR là dựa trên nền tảng công nghệ thích hợp đã tạo thêm nhiều sựthay đổi về bản chất của sựtương tác, trao đổi thông tin cũng như các kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề pháp lý của bên thứ ba có thẩm quyền GQTC. CNTT xuất hiện trong ODR với vai trònhư một công cụ hỗ trợ cho các bên có thể GQTC một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Do đó, với tư cách là những người sử dụng CNTT để hành nghề, ởđây là bên thứ ba có thẩm quyền GQTC, thì chủ thể

này cần phải hiểu được công nghệ có những gì, sử dụng nó như thế nào và cách để

quản lý nó ra sao. Nếu như hoà giải viên, trọng tài viên hoặc thẩm phán không có năng lực để sử dụng ODR thì sẽ gây ra nhiều hạn chế và bất cập trong quá trình GQTC trực tuyến nói chung và GQTC trực tuyến cho NTD nói riêng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên cũng như trái với các nguyên tắc, mục đích mà

64Văn phòng Chính Phủ, Công văn 4011/VPCP-KSTT ngày 16/6/2021 thực hiện dự án xây dựng Cơ sở dữ

ODR đã đề ra. Chính vì vậy, năng lực về CNTT của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền GQTC cũng là một vấn đề quan trọng mà pháp luật cần điều chỉnh.

Song song đó, ngoài việc đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, các chủ

thể GQTC cũng phải có trách nhiệm công bốcông khai các thông tin liên quan đến phạm vi giải quyết, trình tự thủ tục, mức phí ODR, hiệu lực pháp lý của các quyết

định hoặc phán quyết để các bên trong tranh chấp đều nắm rõ trước khi quyết định lựa chọn phương thức GQTC phù hợp với nhu cầu của mình. Điều này sẽđảm bảo

được sự khách quan, công bằng cũng như tính minh bạch của ODR. b. Nhà cung ứng nền tảng ODR

Vềcơ bản, nhà cung ứng nền tảng ODR là các cá nhân, tổ chức cung cấp các tài nguyên công nghệ cho dịch vụ GQTC. Hiện nay, trên thế giới, nhà cung ứng nền tảng ODR rất đa dạng, hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau và có thể chia làm bốn loại hình. Cụ thể:

(1) Nhà cung ứng nền tảng chuyên nghiệp, đây là chủ thể cóđộ tin cậy cao và

tính bảo đảm về mặt pháp lý, đồng thời có thể là bên có thẩm quyền GQTC và có

quyền thực thi quyết định của mình, bao gồm:

(2) Nền tảng ODR được cung cấp bởi Cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước.

Cơ chế hoạt động của nền tảng này sẽ dựa trên sự quản lý trực tiếp mà các Cơ quan hướng dẫn đến hoặc thông qua sự liên kết với các tổ chức ADR và toà án để giải quyết các tranh chấp khi có yêu cầu. Ví dụnhư nền tảng ODR của EU65, Brasil66.

(3) Nền tảng ODR được cung cấp trực tiếp bởi các tổ chức ADR chuyên nghiệp

như Trung tâm Hoà giải, Trung tâm Trọng tài để tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi các bên tranh chấp yêu cầu hoặc khi một bên thứ ba khác đề nghị, như Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ (AAA)67, Trung tâm Trọng tài HIAC68.

65 https://ec.europa.eu/consumers/odr/

66 https://consumidor.gov.br/

67 https://www.adr.org/

(4) Nền tảng ODR được thiết lập bởi các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân kinh

doanh về lĩnh vực ODR, ví như RDO69 hay Webnyay70.

Theo quy tắc của EU, nhà cung ứng nền tảng ODR phải có các chức năng liên quan đến hoạt động GQTC trực tuyến bao gồm: cung cấp các biểu mẫu, thông báo cho các bên về yêu cầu tranh chấp, xác định tổ chức ADR và các thẩm quyền của các tổ chức này v.v và đồng thời phải có trách nhiệm pháp lý liên quan đến việc công bố các thông tin liên quan đến hoạt động ODR71

Như vậy, một trong các phần quan trọng trong các nghiên cứu về ODR chính là

những vấn đềliên quan đến hậu quả pháp lý của việc trở thành nhà cung ứng nền tảng ODR và trách nhiệm pháp lý mà chủ thể này mang lại, chẳng hạn như các yêu cầu thông tin mà nhà cung ứng phải thực hiện, trách nhiệm của nhà cung ứng liên quan

đến bên thứ ba, tức là các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền GQTC và/hoặc các bên có tranh chấp và các mối quan hệ hợp đồng có thể có giữa nhà cung ứng và các bên khác.72

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 38 - 40)