Nguyên tắc minh bạch

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 53 - 56)

Trong bối cảnh các tranh chấp phát sinh từTMĐT, việc giải quyết các vấn đề cũng được diễn ra theo cách thức trực tuyến đã cho phép các bên không cần phải gặp mặt trực tiếp hay tiếp xúc vật lý với nhau. Điều này cũng đồng thời dẫn đến sự những yêu cầu liên quan đến các thông tin của việc GQTC được NTD quan tâm nhiều hơn. Do đó, tính minh bạch vềcơ bản là nguyên tắc quan trọng nhằm để nâng cao nhận

92 Leah Wing (2017), thical Principles for Online Dispute Resolution: A GPS Device for the Field, Xem tại https://www.mediate.com/articles/WingL2.cfm, truy cập lần cuối 30/6/2021.

thức của NTD về việc sử dụng GQTC trực tuyến. Tuy nhiên, tuỳvào góc độ nghiên cứu mà nguyên tắc này được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh pháp lý khác nhau.

Tính minh bạch có thểđược định nghĩa chung là một khái niệm liên quan đến sự rõ ràng về thông tin trong thủ tục ODR cho NTD, ngôn ngữ được sử dụng để

GQTC, chi phí của phương pháp ODR, luật hiện hành, bản chất của các quyết định và những quyết định nào có giá trị ràng buộc bên cạnh quyền kháng cáo.93 Các nhà nghiên cứu cho rằng, khi bắt đầu tham gia vào quá trình ODR, NTD phải có quyền truy cập vào thông tin về tất cả các khía cạnh của dịch vụ GQTC trực tuyến, hình thức trực tuyến của ADR và “hệ thống này phải hoạt động theo các quy tắc thủ tục được công bố giải thích rõ ràng tất cả các yếu tố liên quan cần thiết để giúp NTD tìm kiếm giải pháp khắc phục, nhằm mục đích để NTD xem xét rằng họ muốn sử dụng các

phương thức trực tuyến được cung cấp hay đưa vụ việc của họ ra tòa án pháp luật.”94

Đồng thời, NTD phải có cơ hội đánh giá tính độc lập và hiệu quả của quy trình ODR. Vì mục đích này, nhà cung cấp dịch vụODR có nghĩa vụ phải công bốthường xuyên các số liệu thống kê chung về các hoạt động của ODR bao gồm các quy tắc thủ

tục và nội dung, chi phí, cách thức giải quyết hoặc ra quyết định, sốlượng các hoặc các tranh chấp đã quyết định, và tỷ lệ phần trăm kết quả có lợi cho NTD hoặc doanh nghiệp, theo bản chất của các tranh chấp và mô hình ODR được sử dụng.”95Điều này

đã được cụ thể hoá bởi nền tảng ODR của Brasil. Thông qua liên kết của mình, Brasil cho phép tất cả dữ liệu về việc sử dụng nền tảng được công bố công khai đến NTD bao gồm các nguyên tắc, chính sách sử dụng nền tảng, các loại dịch vụcũng như cơ

quan quản lý giám sát và các bảng thống kê chỉ số GQTC. Việc minh bạch này đã được chứng minh là những lợi thế và tạo nên thành công cho việc phát triển ODR ở

93 Eugene Clark , George Cho & Arthur Hoyle (2003), “Online Dispute Resolution: Present Realities, Pressing Problems and Future Prospects”, International Review of Law, Computers & Technology, 17:1, 7-25, tr. 18.

94 Fahimeh Abedi and Sakina Shaik Ahmad Yusoff-PhD (2011), “Consumer Dispute Resolution: The Way Forward, Journal of Global Management”, Vol. 2, No. 2 (7/2011), tr. 204 - 215.

95 Kao, Ch. (2009), “Online Consumer Dispute Resolution and ODR Practice in Taiwan A Comparative Analysis”, Asian Social Science, 5(7), 113-125.

Brasil khi có 3.000.000 lượt NTD96 đăng ký sử dụng nền tảng với tổng số 694.310 yêu cầu được hoàn thành.97

Ở một góc nhìn khác, tính minh bạch còn cần được thiết kếđể xác định trách nhiệm của các chủ thể GQTC khi tham gia vào ODR. Đối với khung khổ ODR của EU, mỗi thực thể ADR phải cung cấp thông tin về các thực thể ADR và bên thứ ba trung lập của họ, phạm vi thẩm quyền và thời gian đối với các thủ tục GQTC cũng như chi phí, phương thức chỉđịnh và các quy tắc tố tụng hiệu lực pháp lý và khảnăng

thực thi của các quyết định ADR trên trang web của mình. 98 Ngoài ra, các thực thể ADR này cũng được yêu cầu cung cấp các thông tin trên website của mình về hoạt

động hàng năm nhằm phản ánh sốlượng và loại tranh chấp mà họđã xử lý mỗi năm

và đưa ra các khuyến nghị cho các bên về cách tránh những tranh chấp này99, đồng thời phải thông tin có cơ quan có thẩm quyền hai năm một lần nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động GQTC trực tuyến thông qua ODR.100

Mặt khác, nguyên tắc minh bạch trong pháp luật EU còn đề cập đến trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp để loại trừ khảnăng chủ thể này lẩn tránh việc giải quyết các tranh chấp trực tuyến trong TMĐT với NTD. Theo đó, Quyết định 524 yêu cầu tất cả doanh nghiệp sở hữu website TMĐT hoặc tham gia sàn giao dịch TMĐT được thành lập trong khối EU và tham gia vào bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến đều có

nghĩa vụ thông báo công khai cho NTD thông tin về cơ quan GQTC mà họ bị ràng buộc bởi quyền tài phán. Đồng thời, các doanh nghiệp này bắt buộc phải kết nối các website của của mình với cổng thông tin www.ec.europa.eu/consumers/odr. bất kể

họcó ý định sử dụng hệ thống hay không. Liên kết này phải hiển thị tại vị trí dễ thấy và dễ dàng truy cập để xác nhận các thông tin liên quan đến tranh chấp mà NTD gửi yêu cầu.

96 https://consumidor.gov.br/pages/indicador/infografico/abrir

97https://app.powerbi.com/view?r=eyJrIjoiZjIyOWYyYTUtODVlMi00ZWM5LWE5NmYtY2ZhMzhmMjA 0MTAzIiwidCI6ImViMDkwNDIwLTQ0NGMtNDNmNy05MWYyLTRiOGRhNmJmZThlMSJ9

98Điều 5.4 (h.iv) Quy tắc 524 và Điều 7.1 Chỉ thị 2013/11/EU

99Điều 7.2 Chỉ thị 2013/11/EU

Tổng quan lại, nguyên tắc minh bạch có nghĩa là tất cả các nỗ lực của ODR phải

được thực hiện một cách hợp lý để minh bạch hóa cho các mục đích thực sự, rủi ro

và nghĩa vụpháp lý phát sinh trong cơ chế ODR, bao gồm nhưng không giới hạn ở: hình thức và thẩm quyền pháp lý của các quy trình GQTC; danh tính, quan hệ, nghĩa

vụvà xung đột lợi ích của các bên trong tranh chấp, chủ thể có thẩm quyền và nền tảng ODR; và các chính sách liên quan đến bảo mật dữ liệu, bí mật thông tin và quyền

riêng tư.101

Như vậy, nguyên tắc minh bạch thông báo cho NTD biết cách sử dụng cơ chế

GQTC trực tuyến, lợi ích và hạn chế của nó bằng cách chỉ ra một số kết quả và thống

kê làm các trường hợp ví dụ trên nền tảng ODR cho NTD. Hơn nữa, nguyên tắc này

cũng để khuyến khích NTD tiếng hành GQTC trực tuyến vì thực tế là NTD là bên yếu hơn trong các tranh chấp B2C và họkhông có thông tin đầy đủ về cách họ có thể

bảo vệ quyền lợi của mình. Do đó, tính minh bạch có thểđược coi là yếu tố cần thiết

để hỗ trợ NTD và hướng họ áp dụng giải quyết các tranh chấp từTMĐT.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)