Phạm vi lãnh thổ

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 41)

Về yếu tố xuyên biên giới, pháp luật Liên minh Châu Âu đã luật hoá điều này trong Quy tắc về ODR, cụ thể ODR sẽ được áp dụng cho việc “GQTC ngoài tòa án liên quan đến nghĩa vụ hợp đồng bắt nguồn từ các hợp đồng bán hàng hoặc dịch vụ

trực tuyến giữa một NTD cư trú trong Liên minh và một thương nhân được thành lập

trong Liên minh.” 74. Ngoài ra, EU cũng đề cập đến những trường hợp mà ODR sẽ

không thể sử dụng đểGQTC như tranh chấp tiêu dùng phát sinh ngoại tuyến hay trực tuyến như B2B hoặc C2C hay cả tranh chấp tiêu dùng trong lĩnh vực y tế, giáo dục.75

Như vậy, cơ chế ODR của EU khả thi cho các tranh chấp tiêu dùng phát sinh từ

hợp đồng tiêu dùng trực tuyến, tức làthương mại B2C trong cả phạm vi nội bộ từng

nước và giữa các nước trong nội khối với nhau. Việc giới hạn phạm vi này của EU dựa trên cơ sở muốn đảm bảo một “sân chơi” an toàn cho thịtrường TMĐT, thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao lòng tin của NTD. Trên thực tế, có thể thấy rằng những giao dịch TMĐT vốn dĩ đã phức tạp và rắc rối, việc mang đặc điểm xuyên biên giới càng làm cho những giao dịch này trở nên khó giải quyết hơn. Rào cản về chi phí, về

ngôn ngữ, đặc biệt là vấn đề về thẩm quyền xét xử, lựa chọn luật, công nhận và thực thi lẫn nhau là những trở ngại rất lớn đối với việc GQTC cho các giao dịch này. Dù vậy, ODR với những đặc điểm và ưu thế của mình, đã tạo nhiều điều kiện hơn cho

việc tiếp cận đến việc giải quyết xung đột theo hướng có lợi và hiệu quảhơn. Chính

vì thế, nhiều nhà nghiên cứu đã ủng hộ việc sử dụng ODR vào các tranh chấp tiêu dùng xuyên biên giới phát sinh từTMĐT.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 41)