Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 44 - 49)

Từ các vấn đềđã phân tích trên, tác giả có khuyến nghị về việc xây dựng các

quy định pháp luật trực tiếp điều chỉnh đối với các hoạt động ODR. Bởi lẽ, nếu không có hệ thống luật lệ phù hợp điều chỉnh thì ODR khó có cơ sởđể triển khai trên thực tế một cách hiệu quả và hợp pháp. Trong đó, cần phải xác định các vấn đề sau:

Thứ nhất, thiết lập nền tảng ODR

Từ kinh nghiệm của các quốc gia và các tổ chức ODR trên thế giới và xem xét hoàn cảnh GQTC tại Việt Nam, tác giả nhận thấy, ODR của Việt Nam có thể được triển khai ở mô hình thứ sau:

Cơ chế GQTC trực tuyến được cung cấp trực tiếp bởi các cơ quan quản lý và

điều hành của Nhà nước dựa trên nền tảng kết nối, chia sẻcơ sở dữ liệu giữa các đơn

vị như: Cục thương mại điện tử và kinh tế số, Cục cạnh tranh và bảo vệ NTD, Sở Công thương các tỉnh, thành phố… và bảo đảm có sự tham gia và cam kết của các tổ

chức cá nhân kinh doanh trong TMĐT. Bên cạnh đó, nền tảng này cũng sẽ liên kết với các cá nhân, tổ chức ADR chuyên nghiệp đểphát huy được tiềm năng của cơ chế như cách EU đang vận hành. Theo đó, hệ thống quản lý này sẽ tiếp nhận thông tin về

phản ánh hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng của NTD và gửi mọi thông tin cũng

83 Chỉ số giá tiêu dùng hay CPI là chỉ sốđo lường sựthay đổi giá mà người tiêu dùng phải trả cho một giỏ hàng hóa hoặc dịch vụ.

như các chứng liên quan đến các cơ quan có thẩm quyền, đồng thời đây cũng là nơi lưu trữ thông tin, dữ liệu của các bên tham gia. Việc quản lý và vận hành bởi các cơ

quan có thẩm quyền của nhà nước sẽgiúp cho cơ chếODR được đảm bảo tính thực thi cao với quyền lực của nhà nước cũng như sự công bằng và khách quan xuyên suốt hệ thống.

Thứ hai, vấn đề xác thực các bên liên quan

NTD hoặc các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá tổ chức khi tham gia vào hoạt động GQTC thông qua ODR cần tiến hành xác thực danh tính, có thể bằng các cách sau:

(1) Xác thực bằng sốđiện thoại;

(2) Xác thực qua mã xác thực một lần (OTP) thông qua các hình thức SMS OTP khi mã xác thực được gửi dưới dạng tin nhắn SMS đến sốđiện thoại định

danh mà người đó đã đăng ký với nhà mạng; hoặc thông qua token key là thiết bị mà người đó đã đăng ký định danh với đơn vị cung cấp token và

Smart OTP hay Smart Token mà người đó đã đăng ký với đơn vị cấp token

qua các thiết bị smart;

(3) Xác thực sinh trắc học như dấu vân tay, Face ID trong trường hợp các cá

nhân đó đã đăng ký dấu hiệu sinh trắc học của mình để thực hiện các giao dịch trên mạng internet.

Thứ ba, xác định quyền và nghĩa của các bên trong tranh chấp.

Khi tham ODR, NTD được quyền gửi yêu cầu GQTC đến nền tảng, tuy nhiên họ cần phải kê khai các thông tin cụ thể rõ ràng và minh bạch, bao gồm nhưng không

giới hạn các thông tin sau: (1) Họ tên;

(2) Sốđiện thoại: (3) Địa chỉ email:

(4) Nội dung yêu cầu: Mặt hàng, dịch vụnào đã được mua, sử dụng; Thời điểm mua, sử dụng mặt hàng, dịch vụ đó; Số tiền phải trảđể mua, sử dụng mặt hàng, dịch vụđó; Số tham chiếu; Loại hình vấn đề cần được giải quyết là gì

(ví dụnhư hàng hóa bị hỏng hóc, chếđộ bảo hành,…); Trình bày, mô tả kỹ

càng về vấn đề cần được giải quyết

(5) Các thông tin liên quan đến bên kinh doanh hàng hoá như: Tên người bán

hàng, địa chỉ email của người bán hàng, website của người bán hàng, quốc

gia nơi người bán hàng sinh sống, địa chỉ cụ thể của người bán hàng (mã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bưu điện, thành phố,…)

Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất đến việc xác định trách nhiệm pháp lý của

NTD trong trường hợp kê khai các thông tin gian dối hoặc sử dụng ODR với mục

đích bôi nhọ, làm ảnh hưởng xấu đến nhà kinh doanh cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hoá dịch vụ, tham khảo từ kinh nghiệm EU, các chủ thể này phải có nghĩa vụ công khai trên các trang web của mình vềđịa chỉ liên hệ rõ ràng trên trang web của mình như sốđiện thoại, email v.v; đồng thời phải có một liên kết từ trang web của mình đến nền tảng GQTC trực tuyến. Ngoài ra, chủ thể này vẫn có quyền được khiếu nại NTD thông qua nền tảng ODR nếu như

NTD có hành vi xuyên tạc, ảnh hưởng đến uy tín của họ trong việc yêu cầu GQTC.

Thứtư,phạm vi giải quyết tranh chấp.

Trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam, tác giả khuyến nghị rằng trước mắt Việt Nam nên thiết lập nền tảng ODR thử nghiệm và đưa ra các quy tắc điều chỉnh phạm vi hoạt động của nền tảng này trong nội bộ quốc gia để xem xét sự phù hợp cũng như

hiệu quả của ODR khi giải quyết các tranh chấp tiêu dùng trong TMĐT thông qua việc xây dựng các hệ thống kết nối giữa các tỉnh thành với nhau.

Đây cũng chính là mục tiêu chiến lược mà ASEAN đã đề ra trong Kế hoạch chiến lược hành động bảo vệ NTD của ASEAN năm 202585 về việc thiết lập cơ chế

ODR quốc gia, tạo cơ hội phát triển một hệ thống ODR trong khu vực ASEAN. Do

đó, Việt Nam cần có những cơ sởđể tính toán kỹlưỡng về mặt chính sách nhằm thiết kế một lộ trình hợp lý cho việc xây dựng cơ chế ODR hoàn thiện.

85The ASEAN Strategic Action Plan for Consumer Protection or the ASAPCP sets out ASEAN’s strategy for

consumer policy over the next ten years (2016-2025), tại https://aseanconsumer.org/read-publication-asean- strategic-action-plan-for-consumer-protection-asapcp-2025, truy cập lần cuối 14/6/2021.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất việc áp dụng ODR nên thí điểm trước với những tranh chấp B2C có giá trị nhỏ và có thểtăng dần theo thời gian dựa trên các

điều kiện về kinh tế và xã hội, nhưng đồng thời vẫn nên cho phép các bên áp dụng cơ

chếODR để GQTC với giá trị cao nếu đạt được sựđồng thuận từ hai bên. Việc quy

định như vậy sẽ tạo cơ hội cho các bên bảo vệđược quyền lợi của mình và tăng độ tin dùng vào cơ chế ODR.

Kết luận Chương 1

Từ những vấn đề trên, tác giả nhìn nhận rằng, trong bối cảnh các phương thức GQTC thay thế cũng như Toàán đã không còn phù hợp, GQTC trực tuyến được coi làphương thức thích hợp nhất để giải quyết các tranh chấp liên quan đến NTD, bao gồm những tranh chấp thông thường và tranh chấp phát sinh trên TMĐT. Cơ chế

ODR có thể cung cấp các lợi thế bổ sung so với phương pháp GQTC truyền thống. Ngoài giảm chi phí và thời gian thông qua việc tránh kiện tụng, ODR còn tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách loại bỏ nhu cầu gặp mặt trực tiếp của các bên. Bởi vì

tất cả các tương tác có thểđược thực hiện trực tuyến, các bên không cần phải thoả

thuận vềđịa điểm gặp gỡ, không cần tốn quá nhiều thời gian và chi phíđi lại. Những tác động này càng trở nên hữu hiệu hơn khi áp dụng cho các tranh chấp liên quan đến NTD xuyên biên giới, hạn chế được sự bất cân xứng giữa các bên, đảm bảo công bằng cho NTD trong quá trình GQTC và nâng cao lòng tin của NTD trên thịtrường

thương mại.

Mặc dù vậy, đối với Việt Nam, đây là cơ chế GQTC mới. Mặc dù ODR mang những điểm mạnh của riêng nó so với hình thức GQTC truyền thống, nhưng thực trạng pháp luật hiện nay vềcơ chế này vẫn chưa được thiết lập dẫn đến còn nhiều bất cập khi áp dụng trong thực tiễn ở Việt Nam nói riêng, và trên thế giới nói chung. Do

đó, không thể phủ nhận rằng tầm quan trọng của việc tiếp thu và tham khảo các kinh nghiệm, các giá trị của hệ thống pháp luật ở các quốc gia Châu Âu, song, cần đối chiếu với tình hình thực tế ở Việt Nam để xây dựng cơ chế hoạt động của hệ thống ODR một cách phù hợp nhất.

CHƯƠNG 2. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 44 - 49)