Cơ chế thực thi tư nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 69 - 85)

Trong bối cảnh của ODR, các cơ chế thực thi tư nhân có phạm vi rất rộng và

chưa có bất kỳ định nghĩa nào rõ ràng đề cập đến đầy đủ các loại cơ chế này. Tuy

nhiên, theo UNCITRAL, cơ chế thực thi tư nhân có thểđược hiểu là “sự thay thế cho phán quyết trọng tài hoặc thỏa thuận giải quyết do tòa án thi hành và có thể (i) tạo

động lực để các bên thực hiện hoặc; (ii) cung cấp cơ sở cho việc thực thi tựđộng các kết quảGQTC.”132 Theo đó, cơ chế này được tiến hành dựa trên sự cho phép trước từ sựđồng ý của các bên kinh doanh hàng hoá nắm quyền kiểm soát cũng như NTD133. Trên thực tế, hầu hết các nhà cung cấp ODR thành công, chẳng hạn như eBay, PayPal và ICANN, đều dựa vào các cơ chế thực thi tư nhân.

131 Lê Tấn Phát, Nguyễn Hoàng Thái Hy & Nguyễn Vĩnh Hoàng (2016), Hoàng thiện hệ thống pháp luật AEC về giải quyết tranh chấp tiêu dùng xuyên biên giới – Kinh nghiệm từ Liên minh Châu Âu, Tài liệu hội thảo AEC.

132 UNCITRAL (2013), “UN Doc A/CN.9/WG.III/WP.124”, Working Group III (Online dispute resolution), Online dispute resolution for cross-border electronic commerce transactions: overview of private enforcement mechanisms, Working Group III (Online dispute resolution, Note by the Secretariat, UNCRITALOR, 28th Sess, New York.

Bên cạnh đó, cơ chế thực thi tư nhân không phụ thuộc vào kết quả GQTC tranh chấp có ràng buộc các bên hay không. Điều này có thể hiểu là dù kết quảđạt được từ

ODR là các thoả thuận tự nguyện giữa các bên thông qua thương lượng, hoà giải hay là một kết quảđược hình thể hiện bằng phán quyết của trọng tài trực tuyến thì đều có thể sử dụng cơ chế thực thi tư nhân. Việc sử dụng cơ chế này sẽ tuỳ thuộc vào thiết lập của hệ thống ODR.

a. Nhãn tín nhiệm (Trustmarks)

Nhãn tín nhiệm là nhãn đánh giá chất lượng có dạng con dấu hoặc biểu tượng

được cấp bởi các tổ chức thiết lập các tiêu chuẩn ứng xử. Các tổ chức này có thể là nhà cung cấp ODR hoặc bên thứba độc lập134. Về các vấn đề thực thi, nhãn tín hiệu có thểđược sử dụng đểđảm bảo với NTD rằng các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụtrong TMĐT sẽ tuân thủnghiêm túc các quy định khi tham gia vào quy trình ODR và cam kết chịu ràng buộc bởi các kết quả GQTC. Nếu như họ không thi thành thì nhãn tín nhiệm này sẽ bị xoá bỏ.135 Việc thiết lập yếu tố này vào hệ thống

kinh doanh đã tạo cơ sở cho việc thực thi kết quả của ODR trên thực tế bởi vì nhãn tín nhiệm có tác động trực tiếp đến việc kinh doanh của thương nhân.

b. Cơ chế danh tiếng và xếp hạng của NTD

Sựtin tưởng và hài lòng của khách hàng là yếu tố then chốt cho sự thành công trong thịtrường TMĐT, giống như bất kỳ thịtrường nào khác. Việc duy trì danh tiếng là một vấn đề cơ bản và quan trọng đối với bất kỳ tổ chức cá nhân kinh doanh nào. Vì lẽđó, bảng xếp hạng danh tiếng là cơ sở đểNTD xác định được các thông tin về

khảnăng tuân thủ kết quả GQTC của một nhà kinh doanh hàng hoá dịch vụ,136 cũng như tạo điều kiện cho NTD được quyền tự mình phản ánh và thể hiện sự hài lòng của

mình đối với hoạt động GQTC đó. Chính vì vậy, đối với cơ chế ODR, việc sử dụng xếp hạng có thể tạo ra động cơ để nhà kinh doanh tuân thủ theo các kết quả từ quá trình GQTC.

134 Maxime Hanriot (2016), Online Dispute Resolution (Odr) As a Solution to Cross Border Consumer Disputes: The Enforcement of Outcomes, McGill Journal of Dispute Resolution, Vol. 2 (2015-2016), tr.18

135 Maxime Hanriot (2016), tlđd, tr. 19.

Sự thành công của cơ chế tự thực thi này có thểđược thể hiện thông qua nền tảng ODR của Brasil. Theo đó, sau khi quá trình GQTC trực tuyến giữa các bên kết

thúc, NTD được đảm bảo có cơ hội nhận xét về phản hồi nhận được, phân loại nhu cầu là “Đã giải quyết” hoặc “Chưa được giải quyết”, đồng thời cho biết mức độ hài lòng của họ đối với kết quả giải quyết mà mình nhận được từ phía tổ chức kinh doanh.137 Dựa trên những thông tin này từ NTD, nền tảng ODR sẽ xếp hạng các công ty theo sốlượng tranh chấp đã giải quyết, tỷ lệ phản hồi, thời gian phản hồi và mức

độ hài lòng của người tiêu dùng (theo thang điểm từ 0–5).138 Bảng xếp hạng này đã

cho thấy khảnăng thực thi cam kết của thương nhân trong việc giải quyết các tranh chấp của NTD trên nền tảng thông qua hệ thống xếp hạng nội bộ của nền tảng. Tuy nhiên, một thực tế là bảng xếp hạng này vẫn mang tính chủ quan, vì NTD có thể sẽ đưa ra những phản hồi sai lệch, không đúng với kết quả GQTC để bày tỏ sự không hài lòng của mình hoặc vì mục đích bôi nhọđối với bên bán.

Từ những phân tích về cơ chế nhãn tín nhiệm và bảng xếp hạng NTD, có thể

thấy được các cơ chế thực thi tư nhân này được tiến hành thông qua việc tác động trực tiệp đến lòng tin của NTD đối với nhà kinh doanh dựa trên những thông tin và nhận thức về khả năng thi hành kết quả GQTC từ ODR. Tuy nhiên, các cơ chế này vẫn chưa đề cập rõ ràng cũng như được điều chỉnh mới khuôn khổ pháp luật.

c. Tài khoản ký quỹ

Khi các bên đồng ý tuân theo thẩm quyền của ODR, họ sẽ phải ký quỹ một số

tiền nhất định cho nền tảng TMĐT. Sau quá trình GQTC, nền tảng này sẽ chuyển trực tiếp khoản tiền bồi thường từ tiền ký quỹ của bên thua kiện cho bên thắng kiện, số

tiền dư còn lại sẽđược hoàn trả cho bên ký quỹ.

Một ví dụđiển hình vềcơ chế này chính là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến PayPal139 Hệ thống này hoạt động dựa trên dịch vụ ký quỹ, trong đó người mua gửi khoản thanh toán sản phẩm cho công ty ký quỹ, sau đó công ty này ủy quyền cho

137 https://consumidor.gov.br/pages/indicador/geral/abrir

138 M. J. Schmidt-Kessen & R. Nogueira & M. Cantero Gamito (2020), tlđd, tr.10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

139 Colin Rule (2008), “Quick Query: PayPal Exec on Payment Disputes”, Practical Ecommerce; Xem thêm Pablo Cortés (2011), tlđd, chú thích 2, tr. 60.

nhà kinh doanh vận chuyển sản phẩm. Trong thời gian giao hàng, công ty ký quỹ giữ

tiền trên một tài khoản bảo đảm cho đến khi sản phẩm được giao cho người mua,

người này phải xác nhận rằng sản phẩm tương ứng với các đặc điểm của giao dịch bán. Nếu tranh chấp phát sinh giữa các bên sau thời gian thương lượng, công ty ký quỹ sẽ tạm thời giữ lại tiền sau khi nhận được khiếu nại.140 Trong hệ thống này, công ty ký quỹ hoạt động như một bên thứ ba an toàn141và cũng như một thực thể ODR142, với mức độ mà nó sẽ tiếp nhận và xem xét các khiếu nại của các bên và đưa ra một quyết định trung lập cho phù hợp. Kết quả bao gồm việc hoàn trả hay không cho

người mua, và không cấu thành một quyết định ràng buộc. Tiền sẽ thực sự được chuyển đến tài khoản của người mua hoặc người bán, và các phương tiện giải quyết truyền thống vẫn có sẵn cho bên không hài lòng.

d. Cơ chế bồi hoàn

Hệ thống bồi hoàn được sử dụng thông qua các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, chẳng hạn như công ty phát hành thẻ tín dụng. Cơ chếnày cho phép người mua, sau

khi đã ủy quyền giao dịch qua thẻ tín dụng, được quyền yêu cầu người bán phải hoàn trả khoản thanh toán trong các trường hợp cụ thể. Trong thủ tục bồi hoàn, người bán là bên duy nhất bị ràng buộc bởi quy trình và phải chịu trách nhiệm chứng minh.143

e. Thiết kế“danh sách đen

Việc tạo ra một “danh sách đen” cũng được xem là một cơ chế thực thi tựđộng trong việc thi hành kết quảODR. Theo đó, những thông tin công bố trong danh sách

đen có thể bao gồm những không tham gia GQTC hoặc không trả được khoản bồi

thường cho NTD. Ủy ban Khiếu nại Người tiêu dùng ởĐan Mạch tuyên bố rằng chiến

lược “đặt tên và làm xấu hổ” này cuối cùng đã dẫn đến việc tăng thêm 30% sốlượng doanh nghiệp tuân thủ các kết quả GQTC trực tuyến.144

140 Colin Rule (2008), “Quick Query: PayPal Exec on Payment Disputes”, Practical Ecommerce; Xem thêm Pablo Cortès (2011), tlđd.

141Maxime Hanriot (2016), tlđd, tr. 20.

142 Pablo Cortés (2011), tlđd, chú thích số 2, tr. 60.

143 Maxime Hanriot, Online Dispute Resolution (Odr) As a Solution to Cross Border Consumer Disputes: The Enforcement of Outcomes, McGill Journal of Dispute Resolution, Vol. 2 (2015-2016), 1, tr. 19.

Như vậy, có một cơ chế thực thi tư nhân tích hợp sẽ mang cho các bên tranh chấp trong ODR một số lợi thế nhất định. Đầu tiên, nó sẽ cung cấp “một điểm dừng” cho các bên, để đảm bảo rằng các bên sẽ không tìm kiếm sự thực thi trước một tổ

chức hoặc cơ quan có thẩm quyền khác, đồng thời cơ chếnày cũng có làm tăng đáng

kể tỷ lệ tuân thủ và thực thi của các kết quả.

3.3. Một số khuyến nghị cho Việt Nam

Dựa trên thực tiễn pháp luật các quốc gia và nghiên cứu từ các học giả, tác giả

có kiến nghị rằng các kết quả từ việc GQTC tranh chấp trực tuyến nên mang yếu tố

ràng buộc, để từ đó cơ sở thực thi và triển khai trên thực tế. Nội dung của kết quả

phải thể hiện được bằng các hình thức văn bản điện tử hoặc các hình thức khác mà pháp luật cho phép và sẽđược cho thi hành bởi một tòa án hoặc một cơ quan có thẩm quyền.

Chính vì vậy, tác giảcũng có đề xuất rằng là cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung

các quy định cho phép công nhận và thi hành các kết quả từ việc GQTC trực tuyến. Vấn đề này có thểđược thực hiện qua hai hình thức: (1) sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sựvà các văn bản hướng dẫn có liên quan, trong đó đề cập đến việc cho phép thi hành các kết quả GQTC trực tuyến, bao gồm cả hình thức, thủ tục v.v hoặc

là (2) điều chỉnh trực tiếp về vấn đề thi hành các kết quả GQTC trực tuyến thông qua việc thiết lập một nghịđịnh hướng dẫn mới về ODR.

Bên cạnh đó, các cơ quan lập pháp cũng nên có các nền tảng pháp lý để các tổ

chức, cơ quan có thẩm quyền ODR có cơ sởđể thực thi các cơ chế thực thi tư nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong việc bảo đảm thi hành kết quả giải quyết các tranh chấp từTMĐT, đặc biệt là

đối với các tranh chấp B2C để bảo đảm được quyền lợi và cho NTD và nhằm việc lẩn tránh các trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ. Một mặt, các quy định nên cung cấp tính hợp pháp cho các loại hình giao dịch

điện tử mới có sử dụng tài khoản ký quỹ và công nghệblockchain. Điều này có thể đảm bảo rằng các bên tư nhân nắm quyền kiểm soát các nguồn lực xã hội có cơ sở pháp lý để sử dụng. Mặt khác, cơ chế thực thi theo hướng tư nhân cũng nên được giám sát và tài trợ bởi các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước với các tiêu chuẩn

chất lượng tối thiểu để tránh xung đột lợi ích và đảm bảo tính trung lập của người kiểm định bên thứ ba hoặc những người cung cấp dịch vụđánh dấu tin cậy, hệ thống

danh sách đen, hệ thống xếp hạng hoặc các biện pháp trừng phạt

Một cách tổng quan nhất, kiến nghị này đề cập đến việc hiệu lực thi hành của kết quả GQTC sẽ tùy thuộc vào quy tắc và điều kiện của cơ quan, tổ chức GQTC đưa

ra. Nếu cả hai bên tranh chấp đồng ý với các điều khoản về hiệu lực bắt buộc của kết quả GQTC thì không có quyền từ chối thi hành. Tòa án có thẩm quyền xem xét công nhận kết quả GQTC khi nhận được đơn yêu cầu theo pháp luật quy định về tố tụng dân sự và thi hành án dân sự.

Kết luận Chương 3

Từ các vấn đềđã phân tích, tác giả nhận thấy rằng để phát huy toàn bộ khảnăng

của ODR thì cần phải xem đến việc thi hành kết quả GQTC trực tuyến trên thực tế. Chính vì vậy, điều quan trọng là phải được xác định giá trị pháp lý của một kết quả

GQTC trực tuyến thông qua nền tảng ODR để từđó tạo cơ sở cho việc thiết lập các

cơ chế thực thi đảm bảo cho việc kết quảđược tiến hành trên thực tế.

Từ các nghiên cứu về các mô hình thực thi trên thế giới, tác đã đã có thể học thêm nhiều ưu điểm về những chế này và kết hợp với thực tiễn pháp luật Việt Nam

để từđó có thể những ra những khuyến nghị phù hợp trong việc thiết lập một hệ thống ODR hiệu quả và bảo đảm tính thực thi các kết quả GQTC trực tuyến.

PHẦN KẾT LUẬN

TMĐT đặt ra những thách thức đối với khuôn khổ về giải quyết các tranh chấp trực tuyến cho NTD. Chính vì vậy, để phát triển tiềm năng của TMĐT cũng như góp

phần đảm bảo được quyền lợi của NTD nói riêng và các bên tham gia TMĐT nói

chung, Việt Nam cần hoàn thiện một khung pháp lý vềODR để trực tiếp điều chỉnh việc GQTC trực tiếp đối với các tranh chấp trong lĩnh vực này.

Thông qua việc việc phân tích, đánh giá các quy định về GQTC trực tuyến cho NTD của UNCITRAL, EU và Brasil, Khoá luận cũng đưa ra một kiến nghị nhằm xây dựng các quy định pháp lý vềODR trong TMĐT tại Việt Nam. Các kiến nghị liên

quan đến các vấn đềnhư : (1) Hoàn thiện nền tảng ODR được quản lý và có thểđồng thời GQTC bởi sự liên kết giữa các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cũng như các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện ADR trên cơ sở các khuyến nghị vềxác định danh tính của các bên và giới hạn phạm vi giải quyết của cơ chế ODR; (2) Xác định hệ thống pháp luật áp dụng và các nguyên tắc điều chỉnh đối với các thiết lập của

ODR; và (3) Xem xét các cơ chế thực thi kết quả từ quá trình GQTC trực tuyến để đảm bảo ODR được tiến hành một cách hiệu quả và thuận lợi.

Để thực hiện được những vấn đề trên, chúng ta vẫn cần phải nghiên cứu và học hỏi có chọn lọc từ kinh nghiệm pháp lý của các quốc gia khu vực trên thế giới để áp dụng và luật hoá các nội dung này sao cho phù hợp với các chính sách và tình hình kinh tế xã hội cũng như trình độvăn hoá, pháp luật của Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản pháp luật

1. Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 (Luật số: 59/2010/QH12) do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2010;

2. Luật Giao dịch điện tử (Luật số 51/2005/QH11) do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005;

3. Luật Thi hành án Dân sự 2008 (Luật số: 26/2008/QH12) do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2008; 4. Luật Thương mại 2005 (Luật số: 36/2005/QH11) do Quốc hội nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005;

5. Luật Trọng tài Thương mại 2010 (Luật số: 54/2010/QH12) do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010; 6. Nghị định số 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 9/4/2020 về quản

lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

7. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 05 năm 2013 về thương mại điện tử; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/5/2020 về kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 –

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 69 - 85)