Khác với pháp luật nội dung, pháp luật hình thức có thểđược hiểu là các quy
định để xác định cơ chế, quy trình, thủ tục và hình thức pháp lý nhằm đưa các quy định trong các quy phạm pháp luật nội dung vào cuộc sống. Như đã phân tích trước
đó, ODR là quy trình giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn giữa NTD và người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bằng các phương thức như thương lượng, hoà giải, trọng tài và toà án trực tuyến. Như vậy, một câu hỏi lớn được đặt ra ởđây là, liệu các quy trình tố tụng thông thường có thể được áp dụng đối với các hình thức GQTC trực tuyến thông qua ODR hay không? Ví dụnhư đối với tố tụng trọng tài được thực hiện trực tuyến sẽ nảy sinh thêm các vấn đềnhư, phiên họp xét xử trực tuyến sẽđược tiến hành bằng thủ tục nào; Việc chứng thực bằng chứng của các bên sẽđược thực hiện ra sao; Việc ban hành phán quyết sẽ là hình thức văn bản hay phán quyết điện tử?
Từ các vấn đề thực tiễn của ODR, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, các vấn
đềliên quan đến các quy trình của ODR cần phải xem xét đến tần suất xuất hiện của yếu tố“trực tuyến”. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa, trực tuyến có thể chia làm ba cấp
độ88. Cấp độ đầu tiên là việc trao đổi thông tin giữa các bên trong quá trình GQTC
được thực hiện không qua văn bản giấy và bằng các văn bản điện tử như email,
website v.v Cấp độ thứ hai là các bên không dừng lại ở việc giao tiếp qua các loại văn
bản được số hoá mà còn có thể trao đổi thông qua các cuộc trò chuyện trực tuyến
được thực hiện qua mạng Internet hoặc công nghệ cao như video conference, chat room… và vẫn có sự tham gia của con người. Cấp độ cuối cùng của trực tuyến là sự
xuất hiện của trí tuệ nhân tạo AI thực hiện các hoạt động GQTC thông qua các thuật toán mà không có bất kỳ sự tồn tại vật lý nào, tức là tất cả quy trình bao gồm thụ lý,
88 Nguyễn Thị Hoa (2021), “Thực trạng áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và hoà giải trực tuyến tại Liên minh Châu Âu”, Tài liệu toạđàm, BộTư Pháp.
tiến hành GQTC cũng như ban hành các quyết định, phát quyết đều sẽ diễn ra trực tuyến thông qua sự hỗ trợ của công nghệ.
Trên thế giới hiện nay, hầu hết các hệ thống ODR vẫn là hệ thống lai, nghĩa là
xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp, một sốgiai đoạn sẽđược kết hợp với công nghệAI nhưng việc đưa ra các quyết định sẽ không hoàn toàn dựa vào AI89, ví như
Hệ thống hỗ trợ thương lượng tài sản cá nhân được sử dụng trong luật gia đình của Úc-AssetDivider90. Tuy nhiên, dù ở giai đoạn vàở cấp độ nào thì khi tham gia vào quá trình ODR, các bên trong tranh chấp sẽ không cần phải giao tiếp trực tiếp với nhau trong một phần hoặc toàn bộ quá trình GQTC mà sẽđược hỗ trợ bởi các công cụđiện tử. Sự xuất hiện của yếu tố trực tuyến đã cho thấy rằng, những thủ tục của
các phương thức thức truyền thống vốn dĩ không được thiết kếđể giải quyết cho các tranh chấp trực tuyến cũng như những quy trình giải quyết có sự tham gia của công nghệđiện tử.
Tuy nhiên, có một nghịch lý rằng là, mặc dù đã có nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới đã triển khai cơ chế ODR trong hoạt động GQTC nhưng chưa có bất kỳ thiết chế pháp lý nào trực tiếp điều chỉnh về những trình tự, thủ tục của các hình thức GQTC trực tuyến.
Trong phạm vi quốc gia, Brasil đã thiết lập một nền tảng ODR cho NTD, nhưng
nền tảng này chỉ mới dừng lại ởgiai đoạn giúp cho các bên thương lượng trực tuyến.
Đây là hình thức được thiết kếđể các bên tranh chấp cùng nhau trao đổi, thoả thuận
để tìm kiếm một biện pháp phù hợp để xử lý các vấn đề của mình. Toàn bộ quá trình này sẽ được thực hiện độc quyền trên nền tảng của ODR mà không có sự tham gia của một thứ ba nào khác. Do đó, Brasil không đề cập đến bất kỳquy định về thủ tục
nào liên quan đến thương lượng trực tuyến mà quá trình này sẽ phụ thuộc vào ý chí và hành vi của các bên.
89 Charlotte Austin, “An introduction to online dispute resolution (ODR) and its benefits and drawbacks”,
Summer Research Scholarship Programme 2016/17 of Victoria University of Wellington.
90Arno R Lodder and John Zeleznikow “Artificial Intelligence in Online Dispute Resolution” in in Mohamed S Abdel Wahab, Ethan Katsh and Daniel Rainey (2011), tlđd, tr. 81.
Trong phạm vi khu vực, mặc dù EU đã luật hoá các quy trình thủ tục để tiến hành các vấn đề liên quan đến các tranh chấp B2C. Tuy nhiên, những quy trình này chỉ đề cập đến các thủ tục cũng như các bước để tham gia vào ODR, chứ không trực tiếp quy định về thủ tục GQTC. Mà theo đó, pháp luật EU sẽ trao quyền cho một bên thứ ba làm nhiệm vụ ADR để tiến hành các quy trình nhất định, tuỳ vào hình thức GQTC mà các bên lựa chọn. Và quy trình này sẽ tuỳ thuộc vào quy chế của thực thể
ADR dựa trên những quy định mà pháp luật quốc gia của chủ thể này ban hành.91
Ở bình diện quốc tế, Ghi chú Kỹ thuật của UNCITRAL đã chỉ ra rằng, có ba
giai đoạn của quy trình ODR. Giai đoạn đầu tiên là thương lượng của các bên với sự
hỗ trợ của công nghệ. Nếu không thành công, xung đột có thểđược hòa giải ở giai
đoạn thứ hai bởi một bên trung lập thứ ba do quản trị viên ODR chỉ định (hòa giải viên). Nếu xung đột không thểđược giải quyết thông qua hòa giải một cách thuận lợi, các bên cuối cùng có thể sử dụng một giai đoạn thứ ba, chẳng hạn như trọng tài hoặc toà án ràng buộc. Mặc dù vậy, tương tự như EU, UNCITRAL lại không đề cập đến bất kỳ trình tự hay thủ tục nào liên quan trực tiếp đến từng hình thức GQTC trực tuyến.
Như vậy, từ thực tiễn pháp luật điều chỉnh hoạt động của nền tảng ODR của các quốc gia, khu vực trên thế giới, có thể nhận thấy rằng các quy trình hiện nay chỉ ghi nhận về sự hiện diện của CNTT vào các phương thức truyền thống và phần lớn trình tự thủ tục sẽ do chủ thểGQTC quy định. Điều này sẽ dẫn đến việc các các quy trình sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của bên thứ ba và gây ra nhiều hạn chế về tính công bằng, minh bạch nếu không có một khung pháp luật hình thức điều chỉnh cụ thể,
Vấn đề này cũng chính là một bất cập hiện tại ở Việt Nam, đó là trong cả hệ
thống văn bản này có không bất kỳ quy định nào điều chỉnh về cơ chế chung để
GQTC TMĐT bằng phương thức trực tuyến. Trên thực tế hiện nay, khi tranh chấp xảy ra nhà cung cấp dịch vụTMĐT sẽ quyết định cách thức giải quyết thông qua điều khoản GQTC trên website hoặc ứng dụng của mình. Các cơ quan chức năng không
kiểm soát và cũng không can thiệp tính hợp pháp của các điều khoản này. Chính vì
không có cơ chế kiểm soát chung, việc GQTC được xem như việc riêng giữa hai bên có tranh chấp và sự tham gia hạn chế của nhà cung cấp TMĐT trong vai trò hỗ trợ
hoặc trực tiếp tham gia dẫn đến nhiều khả năng là quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng trong quan hệTMĐT bịlơ là.
Vì vậy, cần phải thiết kế những quy định điều chỉnh về thủ tục đối với các
phương thức GQTC trực tuyến để có cơ chếđảm bảo quá trình tố tụng được diễn ra một cách hiệu quả cũng như duy trì được sự linh hoạt và đảm bảo về mặt hiệu lực pháp lý của cơ chế ODR nhằm cung cấp cho NTD với quyền tiếp cận có ý nghĩa để
GQTC công bằng và kịp thời và khắc phục mà không có chi phí hoặc gánh nặng quá
đáng.