Một số khuyến nghị cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 62 - 67)

Thứ nhất, về hệ thống pháp luật áp dụng.

Đối với việc thiết lập một cơ chế hoạt động cho hệ thống ODR, tác giả có những kiến nghị như sau:

(1) Luật BVQLNTD 2010 hiện nay, đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế khi không

còn đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt là đối với việc bảo vệ NTD trong các quan hệ phát sinh trực tuyến từTMĐT. Chính vì thế, việc bổ sung sửa đổi hoặc xây dựng mới Luật BVQLNTD 2010 là việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện tại. Trong đó, vấn đề quan trọng là phải có những quy định về giao dịch TMĐT

vì mục đích tiêu dùng và trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên có liên quan, các cơ quan Nhà nước, tổ chức có liên quan trong GQTC tiêu dùng phát sinh trong giao dịch

TMĐT.

(2) Cần sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin 2006 và Nghịđịnh số52/2013/NĐ-CP, trong đó phải đề cập đến phương thức GQTC trực tuyến bao gồm cả tranh chấp tiêu dùng để từ đó có cơ sở ban hành một nghị định

123 G. Kaufmann and K. T. Schultz (2004), “Online Dispute Resolution, Challenges for Contemporary Justice”,

the Hague, Kluwer Law International, tr. 191.

124 G. Kaufmann and K. T. Schultz (2004), tlđd, tr. 191.

125 Martin & Mary Shannon (2002), “Keep It Online: The Hague Convention and the Need for Online Alternative Dispute Resolution in International Business to Consumer E-commerce”, 20 B.U. Int'l L.J. 125, tr. 125 – 161.

riêng để hướng dẫn các vấn đềliên quan đến lĩnh vực này. Theo đó, nghị định này

trước mắt có thểban hành theo hai phương án: (1) một nghịđịnh mới về GQTC trực tuyến bao gồm các tranh chấp phát sinh từTMĐT tương ứng với NĐ 52/2013/NĐ- CP hoặc (2) ban hành một nghịđịnh vềTMĐT hoàn toàn mới trong đó bao gồm các

quy định vềphương thức GQTC trực tuyến.

Thứ hai, về các nguyên tắc hoạt động của GQTC trực tuyến

(1) Nguyên tắc minh bạch: Tham khảo kinh nghiệm từ thực tiễn thế giới, tác giả đề xuất phải có quy định xác định trách nhiệm phải công bố các thông tin của các chủ

thể tham gia GQTC bao gồm nhưng không giới hạn ở việc hình thức và thẩm quyền pháp lý của các quy trình GQTC; các trình tự và chi phí tiến hành các thủ tục pháp lý, các chủ thể có thẩm quyền và khảnăng thực thi của kết quả v.v. Đồng thời, các nhà cung ứng nền tảng ODR và các tổ chức cơ quan có thẩm quyền GQTC phải có

nghĩa vụ công bố hoạt động của mình xem xét trong phạm vi thời gian mà các chính sách Việt Nam cho phép đểNhà nước có thể giám sát các hoạt động ODR nhằm bảo

đảm hiệu quả của cơ chế này ở mức tối đa.

(2) Nguyên tắc khách quan, công bằng và bảo vệ cho NTD yếu thế: Các quy

định cần phải được thiết lập ra để xây dựng một quy chế đạo đức dành cho các bên trung gian, cụ thểlà đối với các cơ quan, tổ chức GQTC vì chủ thể này là bên có khả năng tiếp xúc với các “lợi ích” nhiều nhất. Bên cạnh đó, cần xem xét đưa ra một hạn mức chi phí nhất định đối với các tổ chức để bảo rằng họ có các khảnăng về kinh tế để tham gia giá trình GQTC và không tạo nên lý do để họ“viện cớ” cho những khoản lợi ích lớn hơn.Ngoài ra, các quy định cũng nên thiết lập theo hướng có lợi cho NTD về việc cung cấp các quy định về việc các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm thiết kế một hệ thống dễ dàng và có sự hướng dẫn rõ ràng để đáp ứng

được các khảnăng của NTD, bảo đảm cho NTD có thể tiếp cận được quyền công lý của mình.

(3) Nguyên tắc bảo mật: Dựa trên kinh nghiệm của EU, tác giảđề xuất về việc xây dựng một khuôn khổpháp lý trên cơ sở của Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Công nghệ thông tin 2006, Nghị định 52/2013/NĐ-CP và đặc biệt là Luật An ninh

mạng 2018 đểđiều chỉnh về vấn đề bảo mật trong giải quyết các tranh chấp từTMĐT. Trong đó, các quy định phải đảm bảo rằng các bên phải có sự cam kết với nhau về

việc cấp phép cho nền tảng được công bố hoặc giữ bảo mật đối với thông tin của mình. Trong đó, nhà cung ứng nền tảng ODR cũng như các chủ thểcó liên quan đến nền tảng không được phép:

1) sử dụng dữ liệu của các bên mà không có sự cho phép của họ; 2) sử dụng dữ liệu theo những cách mà các bên có thể không thích; 3) khai thác data, cho bất kỳ mục đích nào;

4) tìm hiểu vềhành vi xung đột (ngoài những gì cần thiết để GQTC của riêng các bên);

5) tìm hiểu về tốc độđánh máy, thời gian dành cho các trang cụ thể, hoặc cách nhấp vào quảng cáo - sở thích, và;

6) bất kỳ việc sử dụng dữ liệu nào khác.

Ngoài ra, khung pháp lý cũng cần phải đề ra các quy định liên quan đến trách nhiệm pháp lý nếu như các bên cố tình tiết lộ thông tin trong phạm vi mà pháp luật không cho phép để bảo đảm được quyền lợi của các bên. Và hiệu lực lưu trữ các dữ

Kết luận Chương 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc giao dịch trực tuyến tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với việc giao dịch từ cửa hàng trực tiếp. ĐểNTD được bảo vệ khi mua sắm trực tuyến cũng như khi mua hàng

ngoại tuyến, phải có một khung pháp lý rõ ràng, cụ thểđể có hiệu lực đảm bảo cho sự bảo vệđó. Việc này tạo thuận lợi cho các giao dịch trực tuyến và sựtin tưởng vào

TMĐT bằng cách mang lại công lý cho không gian mạng, đặc biệt là bằng cách bảo vệNTD điện tử thông qua việc xác định được pháp luật áp dụng cho quá trình GQTC.

Điều này đạt được tốt nhất khi các tổ chức kinh doanh và người tiêu dùng phát triển một cách tiếp cận thống nhất để bảo vệ NTD và giải quyết vấn đề.

Trong những trường hợp như vậy, các cơ chếnhư ODR sẽ trở nên cần thiết được coi là hiệu quảhơn so với các tòa án. Tuy nhiên, đểcó được những hệ thống hiệu quả

và công bằng như vậy, cần có một hệ thống pháp luật điều chỉnh cũng như một số

nguyên tắc mà các chính phủ, NTD và các cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hoá dịch vụcũng như các chủ thể có thẩm quyền GQTC và các nhà cung ứng nền tảng ODR nên đồng ý về chúng: minh bạch, khách quan, công bằng, bảo vệ NTD yếu thế và bảo mật an toàn. Việc tuân thủ những điều này sẽgiúp tăng trưởng ODR và TMĐT, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng.

CHƯƠNG 3. THI HÀNH KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỰC

TUYẾN CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG

Trong bất kỳcơ chế GQTC nào, việc thi hành kết quả của quá trình giải quyết luôn là một vấn đề vô cùng quan trọng bởi vì vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng

đến hiệu quả của cảcơ chế đó. Với ODR, điều này cũng không phải là ngoại lệ mà

càng đặt biệt được quan tâm hơn cả, khi mà quá trình này diễn ra thông qua các tương

tác trên không gian mạng chứ không phải sự tiếp xúc vật lý thông thường. Do đó,

việc xác định được giá trị pháp lý của kết quả GQTC bằng ODR và cơ chế thực thi kết quả là một vấn đề hết sức đáng lưu ý khi nghiên cứu về ODR.

3.1. Giá trị pháp lý của kết quả giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng

Từ các nghiên cứu và thực tiễn trên thế giới, dựa vào phương thức ODR mà các bên lựa chọn thì hiệu lực pháp lý của kết quả từ việc GQTC sẽ mang các giá trị khác nhau.

Theo điều khoản sử dụng cơ chế ODR của Brasil dành cho NTD, các bên tranh chấp sẽ cùng nhau trao đổi, thoả thuận để tìm kiếm một biện pháp phù hợp để giải quyết tranh chấp thông qua quá trình thương lượng trực tuyến được thực hiện độc quyền trên nền tảng của ODR mà không có sự tham gia của một thứ ba nào khác. Do

đó, nền tảng này không cung cấp các kết quả ràng buộc về mặt pháp lý và cũng không có nghĩa vụ cung cấp các biện pháp bảo đảm thi hành kết quảđó như các toà án dân

sự.126 Vì vậy, nếu không hài lòng với kết quả GQTC thông qua ODR, NTD vẫn có quyền tiếp tục theo đuổi các yêu cầu của họtrước toà án có thẩm quyền.

Khác với Brasil, pháp luật EU quy định rằng việc xác định giá trị pháp lý của kết quả từ quá trình ODR sẽ phụ thuộc các quy tắc của các chủ thể có thẩm quyền GQTC – cụ thểởđây là các “thực thểADR” và cho phép các bên có thể chấp nhận, có thể từ chối hoặc tuân theo giải pháp được đưa ra bởi cơ quan GQTC.127Đồng thời,

các bên cũng được thông báo trước về hệ quả của việc chấp nhận này và giải pháp

126 M. J. Schmidt-Kessen & R. Nogueira & M. Cantero Gamito (2020), “Success or Failure? - Effectiveness of Consumer ODR Platforms in Brazil and in the EU”, Journal of Consumer Policy, tr.20.

của tổ chức GQTC có thể sẽ khác với một quyết định của một tòa án quốc gia. Ví

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến cho người tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật việt nam (Trang 62 - 67)