Cơ chế thực thi công là cơ chế thực thi kết quả GQTC trực tuyến được tiến hành bởi các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thông qua yêu cầu hỗ trợ về mặt tư
pháp của các bên trong tranh chấp hoặc tổ chức có thẩm quyền GQTC.
Theo những phân tích trước đó, ODR được sử dụng để tránh sự ràng buộc của Toà án. Tuy nhiên, khi một bên từ chối tuân thủ kết quả, bên còn lại tìm kiếm cơ quan
công quyền thực thi để bảo vệ quyền lợi của mình. Đối với NTD, điều này lại là một vấn đề trở ngại liên quan đến chi phí, kiến thức và cả thời gian, dẫn đến việc rút lại yêu cầu và từ chối quyền tiếp cận công lý của NTD.
Tuy nhiên, việc thực thi bởi cơ chế công quyền đối với các kết quả của ODR chỉ có thể thực hiện được trong chừng mực mà các kết quảđó ràng buộc các bên. Bởi vì nếu không sự ràng buộc về mặt pháp lý, trong trường hợp một bên không hài lòng với kết quả, thì có rất ít khảnăng bên đó sẽ tuân thủ kết quảtrên cơ sở tự nguyện, và
điều này hầu hết xuất phát từ phía doanh nghiệp –người có vị thế cao trong mối quan hệ B2C. Do đó, nếu kết quả không ràng buộc các bên, NTD không có sẵn phương
tiện giải quyết và họ sẽ phải khởi kiện một yêu cầu mới trước tòa án và điều này làm hạn chế các khảnăng của ODR.
Mặc dù vậy, EU vẫn tiếp cận cơ chế thực thi theo hướng ràng buộc đơnphương. Theo đó, cơ chế pháp lý này có thểđược hiểu là một cơ hội đểNTD được hưởng lợi từ khả năng thực thi của một kết quả ràng buộc mà không vi phạm các quy tắc bảo vệ NTD.128 Trong phạm vi này, pháp luật EU đã trao quyền cho các quốc gia trong Liên minh lựa chọn thực hiện cơ chế ràng buộc đơn phương. Thật vậy, Chỉ thị ADR trong các mục 43 và 49, cùng với Điều 9, cho phép các quốc gia thành viên tạo ra các
cơ chế ràng buộc đơn phương. Theo các quy định đó, một khi NTD đã chấp nhận giải pháp do tổ chức ADR thông báo từ việc tham gia vào nền tảng ODR, kết quả sẽ trở
thành ràng buộc đối với nhà kinh doanh.129 Vì thủ tục này không ràng buộc với NTD, nên chủ thể có thể rút khỏi thủ tục ở bất kỳgiai đoạn nào nếu họ không hài lòng với việc thực hiện hoặc hoạt động của thủ tục ODR.
Một cách tổng quan, có vẻnhư các cơ chế thực thi truyền thống không phù hợp với NTD và dường như không phù hợp với các kết quả ODR.
Tuy nhiên, có thể tham khảo về cơ chế thực thi kết quả Hoà giải của EU theo Chỉ thị 2008/52/CE130. Cụ thể, Chỉ thịquy định về việc yêu cầu cho thi hành đối với các giải pháp hòa giải của hòa giải viên kèm theo yêu cầu rằng nội dung phải được thể hiện bằng hình thức văn bản và không trái với pháp luật quốc gia nơi yêu cầu thực
thi được đưa ra hoặc pháp luật quốc gia cho thấy việc thực thi giải pháp hòa giải là bất khả thi. Nội dung hòa giải sẽđược cho thi hành bởi một tòa án hoặc một cơ quan
128 Thomas Schultz (2002), “Online Arbitration: Binding or Non-Binding?”, ADR Online Monthly, tr. 6.
129Ghi chú 18, Điều 9.3 Chỉ thị 2013/11/EU.
có thẩm quyền dưới dạng một bản án, một quyết định hay một chứng thực xác thực (acte authentique) phù hợp với pháp luật quốc gia nơi yêu cầu thực thi được gửi đến. Các quốc gia thành viên đồng thời phải có nghĩa vụ liên hệ với Uỷ ban Châu Âu để
thông tin tên của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền để nhận được yêu cầu thực thị
các giải pháp hòa giải trong trường hợp có yêu cầu.131
Như vậy, nhìn chung, đối với cơ chế thực thi công khai, việc thi hành kết quả
GQTC sẽ phụ thuộc vào quy định của các tổ chức ADR và pháp luật về thi hành án của quốc gia nơi tranh chấp được giải quyết. Hiện nay, pháp luật Việt Nam điều chỉnh về việc thi hành các kết quảGQTC thương mại dựa trên cơ sở của Luật thi hành án dân sựnăm 2008 và các văn bản hướng khác có liên quan. Tuy nhiên, trong các văn
bản pháp lý này, không có bất kỳquy định nào điều chỉnh về việc thi hành kết quả từ
một quá trình GQTC trực tuyến. Đây chính là một thiếu sót cần phải hoàn thiện cho việc thiết lập cơ chế ODR ở Việt Nam.