2. Một số thể bệnh rối loạn nhịp tim.
2.4.1. Hội chứng WPW:
+ Hội chứng có đặc điểm là: đ−ờng dẫn truyền nhanh từ nhĩ xuống thất chạy song song với nút nhĩ-thất và bó His; xung động có thể đi đ−ợc 2 chiều: từ nhĩ xuống thất hoặc ng−ợc lại từ thất lên nhĩ.
Những bó sợi cơ tim tạo cầu nối từ đ−ờng dẫn truyền nhanh với nút nhĩ- thất ở những vị trí khác nhau nh−: thành tự do thất trái, vùng tr−ớc hoặc sau vách liên thất, thành tự do thất phải, một bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều đ−ờng dẫn truyền tắt bệnh lý.
+ Nguyên nhân: hội chứng WPW thuộc nhóm rối loạn nhịp tim bẩm sinh, 80-90 % hội chứng WPW gặp ở tim bình th−ờng, số còn lại gặp ở những ng−ời có bệnh tim bẩm sinh hay mắc phải nh−: Ebstein, sa van 2 lá, bệnh cơ tim phì đại...
+ Biểu hiện lâm sàng của hội chứng WPW là do nhịp nhanh vào lại kịch phát, hoặc rung nhĩ, cuồng động nhĩ. Những cơn nhịp nhanh có thể tái phát lại sau vài tuần hoặc vài tháng, bệnh nhân có thể tự chữa cơn nhịp nhanh cho mình bằng các ph−ơng pháp gây c−ờng phó giao cảm (ấn nhãn cầu, xoa xoang động mạch cảnh hoặc làm nghiệm pháp Valsalva...).
Trong cơn nhịp nhanh, bệnh nhân có thể bị ngất, nếu rung nhĩ nhanh dẫn đến rung thất thì bệnh nhân bị đột tử.
+ Biểu hiện điện tim đồ của hội chứng WPW: . PR (hoặc PQ) ngắn < 0,12 giây.
. Sóng delta, hoặc trát đậm sóng R. . Độ rộng của QRS ≥ 0,12 giây. . Sóng T âm tính.
. Có khi là nhịp nhanh, cuồng động nhĩ, rung nhĩ. + Điều trị:
- Điều trị cơn nhịp nhanh vào lại WPW:
. Các biện pháp c−ờng phó giao cảm: xoa xoang động mạch cảnh, nghiệm pháp Valsalva, cho ngón tay ngoáy họng... nếu không tác dụng thì phải dùng thuốc.
. Lựa chọn thuốc chống loạn nhịp đ−ờng tĩnh mạch, một trong số thuốc sau: Nhóm Ic (ajmaline, propafenone, flecainide) hoặc
Nhóm Ia (procainamide, disopyramide, quinidine).
. Nếu vẫn không cắt đ−ợc cơn nhịp nhanh thì phải sốc điện đảo nhịp với liều khởi đầu 50j. - Điều trị cơn rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ do WPW.
. Lựa chọn thuốc chống loạn nhịp đ−ờng tĩnh mạch, một trong số thuốc sau: Thuốc nhóm Ic (ajmaline, propafenone, flecainide) hoặc
Nhóm Ia (procainamide, disopyramide, quinidine) hoặc tốt nhất là amiodarone (cordaron).
. Nếu dùng thuốc không có tác dụng, có rối loạn huyết động, sốc, hoặc suy tim ứ đọng thì phải tiến hành sốc điện để điều trị.
Hội chứng WPW có biến chứng cơn nhịp nhanh, rung nhĩ, cuồng động nhĩ không đ−ợc dùng digoxin và verapamil, vì những thuốc này rút ngắn quá trình tái cực của nút nhĩ-thất, nên không khống chế đ−ợc nhịp thất (nhịp thất giải phóng) nhất là khi có rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ.
Nh−ng thuốc digoxin hoặc verapamil có thể dùng đ−ợc ở trẻ em, vì ở trẻ em rất hiếm khi WPW gây biến chứng rung nhĩ.
- Điều trị kéo dài dự phòng những biến chứng rối loạn nhịp do hội chứng WPW gây ra, lựa chọn một trong số thuốc sau đây:
Thuốc nhóm Ic (propafenone, flecainide).
Thuốc nhóm Ia (quinidine, procainamide, disopyramide).
Thuốc nhóm blốc thụ cảm thể bêta giao cảm.
Nếu vẫn không có tác dụng thì có thể phối hợp thuốc nhóm Ic với thuốc nhóm blốc thụ cảm thể bêta giao cảm.
- Điều trị cơn nhịp nhanh bằng ph−ơng pháp phẫu thuật hoặc đốt đ−ờng dẫn truyền tắt bệnh lý bằng năng l−ợng tần số radio qua ống thông, nhất là những tr−ờng hợp sau đây:
. Đã bị ngừng tim đột ngột mà đ−ợc cấp cứu sống lại.
. Cơn rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ đã gây ra ngất lịm mà không điều trị đ−ợc bằng thuốc. . Th−ờng có những cơn nhịp nhanh mà không khống chế đ−ợc bằng thuốc.