Rung thất (ventricular fibrillation):

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 1 potx (Trang 43 - 44)

2. Một số thể bệnh rối loạn nhịp tim.

2.2.4.Rung thất (ventricular fibrillation):

+ Rung thất: là tình trạng từng vùng cơ thất rung lên, các bó sợi cơ thất co bóp khác nhau, không đồng bộ, do những ổ lạc vị trí trong thất phát xung động loạn xạ gây ra. Hậu quả là tim mất chức năng “bơm” máu, tim ngừng đập, mất mạch, mất ý thức và tử vong.

+ Nguyên nhân: rung thất có thể gặp ở ng−ời có trái tim bình th−ờng gây đột tử; nh−ng hầu hết gặp ở những ng−ời có bệnh tim nặng, suy tim nặng do nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim tiên phát, bệnh van 2 lá, bệnh van động mạch chủ, viêm cơ tim...

Rung thất có thể gặp khi dùng thuốc nhóm digitalis, thuốc chống loạn nhịp... hoặc khi tiến hành những kỹ thuật thông tim, chụp động mạch vành, đặt tạo nhịp tim...

+ Biểu hiện lâm sàng:

Khi rung thất trong 8-10 giây, bệnh nhân bắt đầu mất ý thức; nếu tiếp tục rung thất thì bệnh nhân tử vong trong vòng 3-5 phút.

Diễn biến lâm sàng của rung thất là biểu hiện của ngừng tim: . Hồi hộp, đau ngực, thở nhanh nông, hốt hoảng và co giật. . Đột ngột mất ý thức, mất vận động, mất phản xạ, mất cảm giác. . Không bắt đ−ợc động mạch cảnh và động mạch đùi; ngừng thở. . Không nghe thấy tiếng tim đập.

. Giai đoạn đầu đồng tử co, còn phản xạ với ánh sáng; sau đó đồng tử giãn và mất phản xạ với ánh sáng. Bệnh nhân bị tử vong nếu không đ−ợc cấp cứu kịp thời.

+ Biểu hiện điện tim đồ:

Mất các sóng P, Q, R, S, T mà thay bằng các sóng dao động rung với hình dạng, biên độ, thời gian và tần số không đều, luôn thay đổi khoảng 300-400 ck/phút. Ng−ời ta chia rung thất làm 3 loại:

. Rung thất mắt lớn: biên độ sóng rung ≥ 0,3 mv. . Rung thất mắt bé: biên độ sóng rung < 0,3 mv.

. Nhịp tự thất hoặc đ−ờng đẳng điện. + Cấp cứu điều trị:

- Thực hiện các b−ớc cấp cứu ngừng tuần hoàn (hô hấp viện trợ, bóp tim...).

- Phá rung bằng ph−ơng pháp sốc điện, chế độ không đồng bộ từ 200-360j.

Nếu là rung thất mắt bé thì cho thuốc adrenalin 1mg, tiêm vào tĩnh mạch trung −ơng, hoặc trực tiếp vào buồng tim, hoặc bơm qua ống nội khí quản để chuyển thành rung thất mắt lớn rồi tiến hành sốc điện.

- Nếu không có máy sốc điện thì điều trị phục hồi nhịp xoang và chống tái phát bằng thuốc giống nh− cấp cứu nhịp nhanh thất.

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 1 potx (Trang 43 - 44)