Loạn nhịp ngoại tâm thu thất (ventricular extrasystoles):

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 1 potx (Trang 39 - 41)

2. Một số thể bệnh rối loạn nhịp tim.

2.2.1. Loạn nhịp ngoại tâm thu thất (ventricular extrasystoles):

+ Loạn nhịp ngoại tâm thu thất là có một hay nhiều ổ phát nhịp nằm ở thất kích thích tim đập.

+ Nguyên nhân: do r−ợu, cà phê, thuốc lá, nhiễm trùng, nhiễm độc, mất ngủ; nguyên nhân hay gặp và có ý nghĩa tiên l−ợng nặng là: nhồi máu cơ tim cấp, bệnh cơ tim tiên phát, viêm cơ tim, nhiễm độc digitalis, sa van 2 lá...

+ Lâm sàng: nhịp tim không đều, tức ngực, khó thở, cảm giác hẫng hụt rõ cả khi bắt mạch và nghe tim; có thể bị ngất hoặc đột tử...

+ Điện tim đồ: nhịp ngoại tâm thu thất, không có sóng P đi tr−ớc phức bộ Q’R’S’, Q’R’S’ giãn rộng > 0,12 giây, S’T’ chênh trái chiều so với R’, nhịp ngoại tâm thu thất th−ờng đến sớm và có nghỉ bù so với nhịp xoang (RR’R= 2RR). Trên 80% các tr−ờng hợp ngoại tâm thu thất là ngoại tâm thu ở thất phải, gần 20% ngoại tâm thu thất nằm ở thất trái.

Lown đã chia ngoại tâm thu thất thành 5 độ: Độ 0 : không có ngoại tâm thu thất.

Độ I : có < 30 nhịp ngoại tâm thu thất/1 giờ. Độ II : có > 30 nhịp ngoại tâm thu thất/1 giờ. Độ III : ngoại tâm thu thất nhiều dạng, nhiều ổ.

Độ IVa : có 2 nhịp ngoại tâm thu thất đi liền nhau. Độ IVb : có 3 nhịp ngoại tâm thu thất đi liền nhau.

Độ V : nhịp ngoại tâm thu thất rơi vào sóng T của nhịp ngay liền tr−ớc nó (R on T phenoment).

Ng−ời ta còn phân chia ngoại tâm thu thất: một ổ, một dạng, đa ổ, đa dạng, nhịp đôi, nhịp ba, hàng loạt.

+ Điều trị:

- Loại trừ các yếu tố nguy cơ và điều trị những nguyên nhân gây ra loạn nhịp ngoại tâm thu thất.

- Nghỉ ngơi, cho liều l−ợng thấp diazepam (seduxen, valium) hoặc chlordiazepoxit (librium) 5-10 mg, uống ì 3-5 tối, nếu không có tác dụng thì phải lựa chọn một trong các thuốc chống loạn nhịp sau đây:

. Disopyramide (rythmodan, norpace) 100-200 mg ì 1-4v/ngày chia 2 lần; dùng 10-15 ngày. . Thuốc chẹn thụ cảm thể β: propranolol (inderal) 20-40 mg/ngày ì 10-15 ngày (ngừng thuốc khi nhịp tim chậm và hạ huyết áp).

. Procainamide (pronestyl) 250 mg ì 2- 4v/ngày; hoặc 2- 4 ống, tiêm bắp thịt, đợt 10-15 ngày. Hạ liều và ngừng thuốc khi thấy mệt mỏi, nh−ợc cơ hoặc có hội chứng giả luput ban đỏ.

. Cordaron 0,20 ì 1-3 v/ngày, đợt dùng 10-15 ngày.

- Những tr−ờng hợp nặng, có ngất lịm, nhanh thất do hiện t−ợng “R on T phenoment” thì phải dùng mexiletin (mexitil) hoặc lidocain 100-200mg, tiêm bắp thịt hoặc 1/2 liều tiêm trực tiếp tĩnh mạch (thử nghiệm trong da âm tính) và 1/2 liều pha vào 50-100ml huyết thanh natri clorua 0,9% (nếu không có suy tim) hoặc dung dịch glucose 5% (nếu có suy tim) để truyền tĩnh mạch 20-30 giọt/phút, d−ới sự kiểm tra theo dõi điện tim đồ trên monitoring.

- Nếu nhồi máu cơ tim, ngoài lidocain nh− trên phải cho rythmodan 0,10 x 2-4v/ngày, chia uống sáng và chiều cho đến khi hết ngoại tâm thu thất.

- Nếu ngoại tâm thu thất do ngộ độc digitalis thì phải dừng ngay thuốc digitalis và cho thuốc: Lidocain cách dùng nh− trên.

Sodanton 0,10 ì 1-2v/ngày.

Panangin hoặc kaliclorua 0,60 ì 2-4v/ngày.

Những thuốc này dùng cho đến khi hết loạn nhịp ngoại tâm thu thất.

- Trong tr−ờng hợp ngoại tâm thu thất mức độ nặng, dai dẳng, kéo dài, không có tác dụng khi dùng thuốc thì phải tiến hành biện pháp đốt ổ phát nhịp gây ngoại tâm thu thất bằng năng l−ợng tần số radio qua ống thông.

- Một số tr−ờng hợp châm cứu các huyệt: hợp cốc, nội quan (tay trái) hoặc uống n−ớc sắc “thủy x−ơng bồ” 10-20 g/ngày cũng có kết quả điều trị.

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 1 potx (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)