Nhịp nhanh thất (ventricular tachycardia):

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 1 potx (Trang 41 - 43)

2. Một số thể bệnh rối loạn nhịp tim.

2.2.3. Nhịp nhanh thất (ventricular tachycardia):

Đây là loại rối loạn nhịp tim nặng, luôn phải đ−ợc theo dõi và điều trị cấp cứu tại bệnh viện, vì có tỷ lệ tử vong cao.

+ Khi có từ > 3 nhịp ngoại tâm thu thất liền nhau, liên tiếp, với tần số từ 120- 250 ck/ phút thì đ−ợc gọi là nhịp nhanh thất.

- Nếu cơn nhịp nhanh thất kéo dài <30 giây thì gọi là nhịp nhanh thất ngắn, thoáng qua.

- Nếu cơn nhịp nhanh thất kéo dài > 30 giây thì gọi là nhịp nhanh thất bền bỉ, kéo dài.

- Nếu các nhịp nhanh thất giống nhau trong một đạo trình của điện tim đồ thì gọi là nhịp nhanh thất một dạng; ng−ợc lại nếu nhịp nhanh thất khác dạng nhau trên cùng một đạo trình của điện tim đồ thì gọi là nhịp nhanh thất đa dạng.

- Nhịp nhanh thất kéo dài, một dạng, do một ổ phát nhịp thất, với tần số nhanh từ 180-250 ck/phút đ−ợc gọi là cuồng động thất (ventricular flutter).

- Nhịp nhanh thất đa ổ, đa dạng, kéo dài, th−ờng xuyên đổi trục (180o), th−ờng gặp ở ng−ời có khoảng QT kéo dài (trên 60 giây) đ−ợc gọi là “nhịp xoắn đỉnh” (torsade de pointes ventricular tachycardia).

Vị trí ổ phát nhịp ở thất gây nhịp nhanh thất hay gặp nhất là vòng vào lại ở sợi Purkinje; nhịp nhanh thất còn gọi là “phân ly nhĩ thất” vì tần số nhịp thất cao hơn tần số nhịp nhĩ, và không có sự liên hệ với nhau, trừ tr−ờng hợp nhịp dẫn truyền ng−ợc thất-nhĩ.

+ Nguyên nhân: nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm cơ tim, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh cơ tim tiên phát, cũng có khi gặp ở nguời bình th−ờng, do các thuốc chống loạn nhịp nhóm Ic (ví dụ: encainide, flecainide) và nhiều bệnh tim khác có tổn th−ơng cơ tim nặng kèm theo nhịp nhanh 180-200 ck/phút.

+ Lâm sàng: biểu hiện lâm sàng của nhịp nhanh thất là suy tim mức độ nặng và sốc tim, có thể gây tử vong.

+ Điện tim đồ: biểu hiện trên điện tim đồ của nhịp nhanh thất: . Phức bộ QRS rộng từ 0,12- 0,24 giây (trung bình 0,16 giây). . Rr’ hoặc R ở V1; QS hoặc rS ở V6.

. Hoặc đồng dạng R d−ơng tính từ V1 đến V6 . Trục chuyển trái.

. Tần số nhịp thất cao hơn tần số nhịp nhĩ (phân ly nhĩ- thất). + Cấp cứu điều trị:

- Bất động, nằm ngang hoặc đầu thấp. - Thở ôxy 3-8 lít/phút.

- Điều trị nguyên nhân.

- Phục hồi nhịp xoang bằng thuốc:

. Lidocain 1mg/kg, tiêm tĩnh mạch; sau đó lấy 200mg lidocain pha trong dịch glucose 5%, truyền tĩnh mạch với liều 20-50 àg/kg/phút.

. Hoặc procainamide 100-500mg, tiêm tĩnh mạch với tốc độ 50mg/phút.

. Hoặc cordarone 5 mg/kg, pha trong 250 ml dung dịch glucose 5%, truyền tĩnh mạch trong 20 phút đến 2 giờ.

- Phục hồi nhịp xoang bằng kích thích thất.

- Phục hồi nhịp xoang bằng ph−ơng pháp sốc điện ngoài lồng ngực chế độ đồng bộ (nếu cuồng động thất thì sốc điện chế độ không đồng bộ), mức năng l−ợng từ 100-150j.

- Hoặc phục hồi nhịp xoang bằng ph−ơng pháp đốt ổ phát nhịp bệnh lý bằng năng l−ợng tần số radio qua ống thông.

- Phục hồi nhịp xoang khi xoắn đỉnh:

. Magiesulphat 15%, tiêm tĩnh mạch 5-10 ml trong 2 phút, có thể tiêm lại sau 1 giờ.

. Kaliclorua 15% ì 20ml, pha vào 100-250 ml dung dịch glucose, truyền tĩnh mạch 20 giọt/phút (không dùng khi có suy thân mạn, đái tháo đ−ờng nặng, đang dùng thuốc chống loạn nhịp nhóm III).

- Khi nhịp xoang đã phục hồi thì lựa chọn thuốc chống loạn nhịp, hoặc cấy máy sốc điện để chống tái phát.

- Những thuốc th−ờng dùng trong lâm sàng để điều trị củng cố tránh tái phát nhịp nhanh thất là một trong những thuốc sau:

. Amiodaron (cordarone) 200 mg ì 2-4v/ngày. . Disopyramide (rythmodan) 100mg ì 2-4v/ngày. . Propanolol 40 mg ì 1-2v/ngày.

. Mexiletin (mexitil, ritalmex) 200 mg ì 2-4v/ngày. . Flecainid (flecain) 100 mg ì 2-3v/ngày.

. Propafenon (rythmonorm) 300 mg ì 2-3v/ngày. . Verapamil (isoptin) 40 mg ì 2-3v/ngày.

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 1 potx (Trang 41 - 43)