Lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị chung cho một số thể ngất.

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 1 potx (Trang 27 - 29)

- Bệnh đau dây thần kinh thiệt hầu. - Loạn nhịp nhanh.

- Cơn rung thất ngắn trên nền nhịp chậm xoang. - Nhịp nhanh thất.

1.2.2. Những nguyên nhân khác.

1.2.2.1. Tình trạng ảnh h−ởng đến máu não:

- Thiếu oxy. - Thiếu máu.

- Giảm CO2 do tăng thông khí. - Hạ đ−ờng máu.

1.2.2.2. Bệnh não:

- Bệnh mạch máu não: cơn thiếu máu não cục bộ, suy tuần hoàn ngoài hộp sọ, suy tuần hoàn hệ động mạch đốt sống thân nền và hệ động mạch cảnh, co thắt lan tỏa hệ mạch máu não, bệnh não do tăng huyết áp.

- Xúc cảm, lo lắng, rối loạn thần kinh chức năng.

1.2.3. Ngất ch−a rõ nguyên nhân:

Ng−ời ta nhận thấy còn có khoảng 30-45% tr−ờng hợp ngất ch−a rõ nguyên nhân. Trong những năm gần đây với test bàn nghiêng (head-up tilt test) d−ơng tính, ng−ời ta đã chẩn đoán đ−ợc một số tr−ờng hợp ngất do rối loạn vận mạch.

1.3. Bệnh sinh:

Trong điều kiện sinh lý, 3/4 l−ợng máu trong hệ tĩnh mạch đ−ợc điều tiết về tim để đảm bảo cung l−ợng tim/phút. Nếu máu tĩnh mạch về tim giảm trên một nửa thì xuất hiện ngất. Sự phân bố máu ở hai nửa cơ thể phụ thuộc vào 3 cơ chế điều chỉnh:

- Phản xạ co thắt tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch.

- Phản xạ với áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh.

- Duy trì và tăng tr−ơng lực cơ vân của nhân xám d−ới vỏ để tăng đẩy máu tĩnh mạch về tim.

Nếu trong 3 cơ chế này bị rối loạn đều gây ngất.

Mất ý thức khi ngất là do giảm đột ngột l−ợng O2 cung cấp cho não do giảm dòng máu tới não. Ghi điện não trong lúc ngất thấy xuất hiện một loại sóng biên độ cao và chậmvới tầm số 2-5 sóng/giây. Nếu ngất xảy ra ít phút thì não không bị tổn th−ơng. Nếu ngất kéo dài trên 4 phút thì tổ chức não bị hoại tử ở vùng rìa giữa tiểu động mạch và tổ chức não gây tổn th−ơng não không hồi phục.

2. Lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị chung cho một số thể ngất. ngất.

2.1. Lâm sàng, cận lâm sàng:

- Ngất th−ờng xảy ra khi thay đổi t− thế, bệnh nhân thấy choáng váng, lo sợ; bị ngã xuống, ra mồ hôi lạnh, nôn, buồn nôn, da tái nhợt; có khi bị chấn th−ơng ở đầu mặt; mất ý thức đột ngột (< 1 phút).

- ý thức bị rối loạn ở mức độ khác nhau: từ không nhận thức rõ và đầy đủ sự vật, sự việc cho đến mất toàn bộ ý thức giống nh− hôn mê; cơn kéo dài vài giây đến vài phút rồi mới tỉnh dậy và phục hồi.

- Bệnh nhân nằm không cử động, các cơ vân nhẽo, giảm thị lực.

- Mạch nhỏ hoặc không bắt đ−ợc, huyết áp thấp đến không đo đ−ợc.

- Nhịp tim: tần số rất nhanh hoặc rất chậm, T1 và T2 mờ hoặc có thể thấy triệu chứng bệnh lý của tim gây ngất; thở nhanh nông.

- Xét nghiệm công thức máu, điện giải máu, glucoza máu là những xét nghiệm cần thiết để giúp tìm nguyên nhân gây ngất.

- Điện tim đồ: giúp chẩn đoán một số rối loạn nhịp do tim gây nên ngất; siêu âm tim, điện não đồ cũng cần đ−ợc làm nếu có điều kiện.

2.2. Điều trị chung (xử trí mang tính chất cấp cứu):

- Ngay lập tức đặt bệnh nhân lên gi−ờng cứng hoặc sàn nhà, để bệnh nhân nằm ngửa.

- Nới rộng quần áo, giật tóc mai.

- Đấm vào vùng giữa x−ơng ức của bệnh nhân để kích thích tim hoạt động.

- Nâng cao chân khoảng 15 giây để máu dồn về tim.

- Kiểm tra mạch, huyết áp; thông thoáng đ−ờng thở.

- Điều trị nguyên nhân gây ngất nếu đã xác định đ−ợc nguyên nhân.

- Sẵn sàng hồi sinh tổng hợp nếu bệnh nhân không tỉnh lại ngay.

- Khi bệnh nhân tỉnh lại, không nên cho ngồi dậy ngay để tránh tình trạng ngất lại.

3. Chẩn đoán phân biệt.

Th−ờng phải chú ý để chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:

- Cơn động kinh: th−ờng dựa vào lâm sàng và điện não đồ.

- Thiểu năng tuần hoàn não: xác định bằng chụp cột sống cổ và làm l−u huyết não.

- Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA).

- Hạ đ−ờng huyết: làm xét nghiệm sinh hóa máu để chẩn đoán, khi nồng độ glucoza máu thấp d−ới 2,5 mmol/lít.

- Ngộ độc CO2 hoặc hội chứng tăng thông khí.

4. Lâm sàng và điều trị một số thể ngất. 4.1. Ngất do c−ờng phế vị (Vasovagal syncope):

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 1 potx (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)