2. Một số thể bệnh rối loạn nhịp tim.
2.3.3. Blốc trong thất (in traventricular block):
+ Blốc trong thất đ−ợc chia ra:
. Blốc nhánh phải bó His hoàn toàn, không hoàn toàn. . Blốc nhánh trái bó His hoàn toàn, không hoàn toàn. . Blốc phân nhánh trái tr−ớc trên.
. Blốc phân nhánh trái sau d−ới.
. Nhiều blốc kết hợp: blốc trong thất kết hợp với blốc nhĩ-thất hoặc các loại blốc tim khác.
- Blốc nhánh phải bó His: trên điện tim đồ thấy phức bộ QRS có dạng chữ M hoặc W ở đạo trình V1 V2 hoặc V3, DII, DIII, aVF. Nếu độ rộng của phức bộ QRS < 0,12 giây thì đ−ợc gọi là blốc nhánh phải bó His không hoàn toàn; ng−ợc lại, nếu độ rộng phức bộ QRS > 0,12 giây thì đ−ợc gọi là blốc nhánh phải bó His hoàn toàn.
- Blốc nhánh trái bó His: trên điện tim đồ thấy phức bộ QRS có dạng chữ M hoặc W ở đạo trình V5, V6, có khi gặp cả ở đạo trình DI, aVL.
Nếu độ rộng của phức bộ QRS < 0,12 giây thì đ−ợc gọi là blốc nhánh trái bó His không hoàn toàn; nếu > 0,12 giây thì đ−ợc gọi là blốc nhánh trái bó His hoàn toàn.
- Blốc phân nhánh trái tr−ớc trên: trục chuyển trái ≥ - 45o
; (q) R ở đạo trình DI, aVL; rS ở đạo trình DII, DIII, aVF.
- Blốc phân nhánh trái sau d−ới: Trục chuyển phải ≥ + 110o
; rS ở đạo trình DI, aVL và (q) R ở đạo trình DII, DIII, aVF.
+ Nguyên nhân gây ra blốc trong thất:
- Bệnh tim bẩm sinh: thông liên nhĩ, thông liên thất, hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot, hội chứng Eisemenger.
- Bệnh tim-phổi mạn tính, tắc động mạch phổi cấp tính, bệnh van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại, tăng huyết áp...
- Bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm cơ tim, sau phẫu thuật tim, ...
+ Biểu hiện lâm sàng:
. Blốc nhánh phải bó His có thể gặp ở ng−ời bình th−ờng, nh−ng blốc nhánh trái bó His chỉ gặp ở những ng−ời bị bệnh tim.
. Những ng−ời bị blốc trong thất mà có bệnh tim th−ờng bị choáng váng, có khi có hội chứng Stokes-Adams.
. Những bệnh nhân có nhiều blốc tim kết hợp thì có tiên l−ợng nặng.
+ Điều trị: giống nh− điều trị blốc nhĩ-thất.