2. Một số thể bệnh rối loạn nhịp tim.
2.1.6. Cuồng động nhĩ (atrial flutter):
+ Cuồng động nhĩ là hoạt động của nhĩ do những xung động kích thích bệnh lý chạy vòng tròn (có chu vi vài xentimet) ở nhĩ phải.
+ Nguyên nhân: cuồng động nhĩ hay gặp ở những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh van 2 lá, viêm tràn dịch màng ngoài tim, bệnh tim-phổi mạn tính, nhiễm độc hormon tuyến giáp...
+ Biểu hiện lâm sàng: phụ thuộc vào tần số nhịp thất/trong 1 phút (cơn cuồng động nhĩ-nhanh kịch phát nhĩ-thất 200-250ck/phút) và tình trạng chức năng tim. Cuồng động nhĩ gây hồi hộp đánh trống ngực, đau ngực, khó thở, ngất.
+ Điện tim đồ cuồng động nhĩ: không thấy sóng P của nhịp xoang mà thay bằng sóng F, có tần số từ 200-350 ck/phút, biên độ giao động từ 2,5-3 mm; nếu cứ 1 sóng F có 1 phức bộ QRS thì gọi là cuồng động nhĩ 1:1; nếu 2 sóng F mới có 1 phức bộ QRS thì đ−ợc gọi là cuồng động nhĩ 2:1, bằng cách tính nh− vậy có thể gặp cuồng động nhĩ 3:1 , 4:1, ...
Phức bộ QRS th−ờng < 0,12 giây; nh−ng nếu có blốc nhánh, ngoại tâm thu thất, hội chứng WPW thì phức bộ QRS > 0,12 giây.
+ Điều trị:
- Cơn cuồng động nhĩ cấp tính:
. Digoxin 1/4-1/2 mg pha vào dung dịch glucose 5% ì 5-10 ml, tiêm tĩnh mạch chậm.
. Verapamil 5-10 mg, tiêm tĩnh mạch chậm trong 2 phút, sau đó 30 phút tiêm tĩnh mạch 10 mg, nếu không kết quả thì ngừng thuốc.
Cả hai loại thuốc này hầu hết các tr−ờng hợp đều đ−a đ−ợc nhịp thất về bình th−ờng hoặc phục hồi đ−ợc nhịp xoang ngay sau tiêm ở những bệnh nhân ch−a có suy tim ứ trệ.
. Những cơn cuồng động nhĩ cấp tính ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, suy tim ứ trệ hoặc sốc tim, điều trị tốt nhất là sốc điện ngoài lồng ngực với chế độ đồng bộ, mức năng l−ợng 25j sẽ đạt hiệu quả phục hồi nhịp xoang hoặc chuyển sang rung nhĩ.
. Dẫn nhĩ v−ợt tần số ở tần số nhịp cao 350-400ck/phút, th−ờng ứng dụng để điều trị cơn cuồng động nhĩ cấp tính ở bệnh nhân ở thời kỳ sau phẫu thuật tim vì đã có sẵn điện cực đặt tạm thời ở nhĩ.
- Điều trị dự phòng cơn cuồng động nhĩ nhanh kịch phát:
Lựa chọn một trong các thuốc sau đây để duy trì: digitalis, disopyramide, propafenone, flecainide, verapamil, propanolol, amiodarone, đốt bó His bằng năng l−ợng tần số radio.
- Điều trị cuồng động nhĩ mạn tính: duy trì nhịp thất 60-80ck/phút bằng một trong các loại thuốc: digitalis, blốc β, verapamil hoặc amiodaron; tốt nhất là sốc điện để chuyển về nhịp xoang hoặc rung nhĩ mạn tính.