6. KẾT CẤU CỦA L UN VĂ NÂ
2.2.3. SO SÁNH HAI QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHI CÁC KHOẢN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRƯỚC VÀ SAU
nhà nước trước và sau khi có đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi các khoản chi ngân sách nhà nước
Quy trình kiếm soát chi các khoản chi NSNN trước khi áp dụng đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi các khoản chi NSNN
Với quy trình nàu đơn vị giao dịch với nhiều đầu mối kiểm soát. Việc giao nhận chứng từ giữa tổ tổng hợp và tổ kế toán còn rườm rà, mất thời gian. Mất nhiều thời gian xử lý chứng từ. Trình độ nghiệp vụ chuyên môn chưa phong phú chỉ chuyên về từng mảng nên ảnh hưởng đến công tác phân công công việc
Địa bàn Hưng Nguyên gồm 22 xã và 1 thị trấn, trong đó có 109 đơn vị hành chính gồm các xã, trường học, cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước các cấp và hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cấp xã. Với số lượng đơn vị nhiều, khối lượng hồ sơ, chứng từ mà các cán bộ tại KBNN Hưng Nguyên phải thực hiện kiểm soát là rất lớn. Nếu áp dụng theo quy trình này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc, quyền lợi của các đơn vị sử dụng NSNN và kéo dài tốn chi phí. Cụ thể
Thứ nhất, Phương thức kiểm soát chi của KBNN vẫn thực hiện thủ công, từ khâu tiếp nhận hồ sơ kiểm soát chi đến khâu trả kết quả kiểm soát thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, ban quản lý dự án; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực này chưa được nhiều, chưa thực hiện kiểm soát chi điện tử, giao nhận và trả kết quả điện tử.
Thứ hai, chưa thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách,….nên nhiều đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện kiểm soát chi tại hai bộ phận do đơn vị vừa thực hiện kiểm soát chi thường xuyên vừa thực hiện chi dự án đầu tư.
Thứ ba, việc hướng dẫn cơ chế kiểm soát chi tại KBNN đã giao cho Vụ kiểm soát chi, tuy nhiên tại công văn 388/KBNN-KTNN ngày 01/03/2013 hướng dẫn thực hiện KTNN áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách nhà nước và Kho bạc (TABMIS) của Kế toán trong nguyên tắc hạch toán có hướng dẫn về cách thức kiểm soát chi như đối với tiền gửi của các đơn vị, do đó có trường hợp hai đơn vị hướng dẫn không đồng nhất như kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi đối với chi phí giải phóng mặt bằng.
Thứ tư, cán bộ kế toán thực hiện cùng một lúc hai vị trí, đó là kiểm soát chi thường xuyên và thực hiện công tác hạch toán kế toán, dẫn đến do áp lực công việc và thời gian nên một số cán bộ kế toán đã không phân biệt và tách bạch giữa nhiệm vụ kiểm soát chi và nhiệm vụ kế toán, lơ là việc kiểm soát chi và chỉ chú ý việc nhập và hạch toán trên TABMIS để thanh toán cho đơn vị, do đó khả năng rủi ro rất cao, dễ bị đơn vị lợi dụng để chiếm đoạt tiền của NSNN.
Thứ năm, theo sự phân công nhiệm vụ trong thời gian qua, bộ phận kế toán thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ quan trọng, đó là công tác kế toán thu chi NSNN và công tác kiểm soát chi thường xuyên, dẫn đến việc lưu trữ hồ sơ, chứng từ đều được lưu chung và lưu theo từng ngày phát sinh theo quy định của chế độ kế toán, do đó chưa tách biệt giữa hồ sơ kiểm soát chi và hồ sơ, chứng từ kế toán, dẫn đến khó khăn cho công tác tra cứu, báo cáo phục vụ quản lý điều hành.
Quy trình kiếm soát chi các khoản chi NSNN sau khi áp dụng đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi các khoản chi NSNN
Thứ nhất, theo quy trình mới này tại tất cả KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng, không còn hai tổ tổng hợp hành chính và tổ kế toán, thay vào đó, công chức được phân công trực tiếp giao dịch với khách hàng được gọi là kiểm soát chi. Công chức làm công tác hạch toán kế toán, kế toán thu NSNN... được gọi là Kế toán. Quy trình này thể hiện rõ nét hơn về tinh thần phục vụ khách hàng của các công chức Kho bạc, tổ chức bộ máy của KBNN cấp huyện cũng được tinh gọn.
Thứ hai, Với quy trình này, bắt buộc các công chức bộ phận kiểm soát chi giao dịch với đơn vị thường xuyên trau dồi nghiệp vụ chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB, bám sát các văn bản chế độ để từ đó nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN
Thứ ba, thời gian xử lý chứng từ được rút ngắn từ 7 ngày xuống còn 3 ngày, tạo thuận lợi cho đơn vị giao dịch
Như vậy so với quy trình trước, quy trình kiếm soát chi các khoản chi NSNN sau khi áp dụng đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi các khoản chi NSNN đã đạt được những ưu điểm:
Khách hàng tiết kiệm được thời gian, thống nhất một đầu mối không phải làm việc nhiều với bộ phận
Bộ máy kiểm soát chi tinh gọn hơn
Việc kiểm soát, thanh toán được chuyển sang hình thức giao dịch một cửa một cán bộ kiểm soát, nên hồ sơ thủ tục được xử lý nhanh hơn, gọn hơn so với trước rất nhiều.
2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi các khoản chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên từ sau tháng 10/2017