6. KẾT CẤU CỦA L UN VĂ NÂ
1.3.3.1. NHÂN TỐ THUỘC VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Một là, cơ cấu tổ chức tại KBNN.
Cơ cấu tổ chức KBNN bao gồm:
- Phân công chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, bộ phận - Xác định quyền hạn, trách nhiệm của các phòng ban - Mối quan hệ giữa các phòng ban
Nếu các mối quan hệ phân công, phối hợp của KBNN huyện đơn giản rõ ràng, minh bạch minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, chủ đầu tư, đồng thời giúp KBNN thực hiện tốt công tác kiểm soát chi.
Hai là, trình độ năng lực, ý thức trách nhiệm của cán bộ trong bộ máy KBNN nhất là cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi.
Trình độ năng lực, ý thức trách nhiệm của cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi là một nhân tố quyết định đến sự thành công của việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi. Cán bộ có trình độ chuyên môn tốt sẽ hướng dẫn được các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, chủ đầu tư thực hiện đúng các yêu cầu của cơ chế chính sách, đồng thời loại trừ được các thiếu sót và sai phạm trong các hồ sơ thanh toán. Đồng thời ý thức trách nhiệm của cán bộ kiểm soát chi cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ, nếu cán bộ kiểm soát chi thiếu ý thức, trách nhiệm trong công việc thì
giải quyết công việc sẽ chậm trễ, hoặc bị lợi dụng hoặc có hành vi sai trái trong thực thi nhiệm vụ, gây thất thoát, lãng phí NSNN.
Ba là, Cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.
Ứng dụng nghệ thông tin sẽ là phương án tối ưu nhằm giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi, tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc diễn ra nhanh chóng, chính xác và thống nhất. Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn là cơ sở để hướng tới thực hiện kiểm soát chi điện tử, nâng tầm kiểm soát chi của KBNN, rút ngắn thời gian kiểm soát, nâng cao hiệu ủa của KBNN trong quá trình thực hiện Đề án.