Bảng 2.20 Kết quả khảo sát về kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Đề án
3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THỐNG NHẤT ĐẦU MỐ
3.1.1 MỤC TIÊU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THỐNG NHẤT ĐẦU MỐI KIỂM SOÁT
Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi các khoản chi ngân sách nhà nước đến năm 2025
Một là, Phát triển KBNN ổn định, an toàn và hiện đại trên cơ sở hoàn thiện đồng bộ các chức năng cơ bản: Quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các nguồn vốn khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành TPCP theo quy định của pháp luật; Tổng kế toán nhà nước;
Hai là, Chiến lược phát triển KBNN đặt trong tổng thể chung Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược Tài chính 2020 – 2025
Ba là, Chiến lược phát triển KBNN phải được triển khai trên cơ sở đổi mới triệt để, toàn diện các lĩnh vực: thể chế chính sách và quy trình nghiệp vụ; tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực; công nghệ quản lý, đặc biệt là công nghệ thông tin;
Bốn là, Hoạt động của KBNN phải tiến tới các chuẩn mực, thông lệ tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực kho bạc, đáp ứng yêu cầu hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực cải cách tài chính công.
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án đến 2025
Xuất phát từ định hướng của KBNN về hoạt động kiểm soát chi đến 2025, hệ thống KBNN đã đề ra phương hướng để hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi các khoản chi NSNN qua KBNN, cụ thể là:
Các văn bản chế độ quy định về quản lý, kiểm soát chi các khoản chi NSNN qua KBNN thường xuyên được rà soát, loại bỏ những quy định cũ, những quy định ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN đồng thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định mới theo hướng cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý đảm bảo tính nhất quán, ổn định lâu dài, có tính khả thi cao.
Thực hiện chính sách tinh giản biên chế
Hệ thống chính trị hiện nay đang thực hiện rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả, đồng thời cơ cấu lại đội ngũ công chức theo tinh thần Nghị quyết số 39/NQ-TW. Vì vậy, KBNN nói riêng và các đơn vị trong ngành tài chính nói chung cũng không nằm ngoài đối tượng thực hiện rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy.
Bên cạnh đó, để đạt mục tiêu giảm tối thiểu 10% biên chế được giao vào năm 2021, hệ thống KBNN phải thực hiện các giải pháp mạnh để tinh giản. Vì vậy, để tinh giản biên chế, ngoài việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, sẽ phải sắp xếp lại các vị trí công việc được giao, tạo tính chủ động và trách nhiệm đối với công chức.
Về đội ngũ cán bộ
Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi các khoản chi NSNN, phải có trình độ đại học trở lên, được đào tạo đúng chuyên ngành về quản lý tài chính, nắm chắc chế độ về quản lý nguồn vốn NSNN, có trách nhiệm cao và tinh thần làm việc tốt, có thái độ thẳng thắn, trung thực trong công việc và có phong cách giao tiếp lịch sự thể hiện văn minh văn hóa ngành Kho bạc. Bên cạnh đó, cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi các khoản chi NSNN phải thường xuyên tự nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời hàng năm, KBNN tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ của ngành để bổ sung kiến thức mới trong quản lý cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi, bắt nhịp được chiến lược cải cách trong hoạt động kiểm soát chi các khoản chi NSNN, nâng cao chất lượng hoạt động và phục vụ của KBNN.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc
Phải được rà soát để trang bị đầy đủ, nâng cấp trang thiết bị làm việc hiện đại đáp ứng yêu cầu về kiểm soát chi trong giai đoạn mới theo hướng điện tử, gửi hồ sơ
chứng tư qua mạng, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi tối đa cho Chủ đầu tư. Tin học hóa trong hoạt động kiểm soát chi để quản lý, theo dõi số liệu kiểm soát chi đảm bảo lưu trữ thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và mang tính thời đại, không bị lạc hậu, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Quốc hội, Bộ Tài chính, các Bộ ngành, địa phương và Lãnh đạo KBNN các cấp.
3.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án thống nhất đầumối kiểm soát chi các khoản chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà mối kiểm soát chi các khoản chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên
3.2.1 Hoàn thiện chuẩn bị triển khai
* Về tổ chức bộ máy
Mô hình tổ chức của KBNN cấp huyện hiện nay vẫn bao gồm: Lãnh đạo, Kế toán trưởng, công chức kế toán, công chức KSC, công chức kho quỹ, công chức bảo vệ.
Công chức KSC thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư XDCB và kiểm soát chi thường xuyên như công chức Tổ kế toán nhà nước trước đây vẫn thực hiện.
Như vậy, đòi hỏi công chức của KBNN cấp huyện phải nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng giao dịch và xử lý nghiệp vụ, sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng của KBNN.
Theo mô hình này, có thể giảm bớt 10% số lượng công chức tại KBNN so với hiện nay mà vẫn có thể đảm bảo được công việc và cũng phù hợp với xu hướng tinh gọn bộ máy.
Hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý công chức nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ công chức KBNN, đặc biệt là đội ngũ công chức tác nghiệp.
Thực hiện quản lý công chức theo khối lượng và chất lượng công việc được giao, xác định rõ yêu cầu, khối lượng, chất lượng công việc theo vị trí việc làm. Đánh giá công chức chính xác, công bằng, dân chủ, công khai. Phân công, phân nhiệm phát huy năng lực sở trường của từng công chức. Thực hiện chính sách cán bộ đúng quy định. Có chính sách đãi ngộ hợp lý theo vị trí công tác và mức độ hoàn
thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
Nghiên cứu sử dụng nguồn nhân lực của các tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp thay thế việc bố trí biên chế công chức KBNN vào một số công việc, lĩnh vực không cần thiết như bảo vệ, thủ quỹ khi KBNN trở thành KBNN điện tử, không còn giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt.
Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ công chức KBNN theo chức trách và nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của KBNN. Trong đó tập trung đào tạo theo hướng: Chuyên môn hoá và tiêu chuẩn hoá đội ngũ công chức KBNN, công chức KBNN cần nắm vững tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và các chính sách chế độ của nhà nước, công chức KBNN phải hiểu được nội dung, tính chất của từng khoản chi,...để cấp phát thanh toán được chặt chẽ không để thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước.
Thường xuyên giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ, rèn luyện tư cách, đạo đức và đề cao tinh thần trách nhiệm trong công tác của công chức. Thực hiện chế độ công khai số điện thoại, hòm thư góp ý tại tất cả các đơn vị KBNN.
Định kỳ hàng năm, lấy ý kiến khách hàng giao dịch về tinh thần, thái độ, chất lượng giao dịch của công chức KBNN để có điều chỉnh phù hợp về nhân sự. Thực hiện việc thi đua, khen thưởng hợp lý, linh hoạt, dưới nhiều hình thức, nhằm tạo ra động lực kích thích mọi công chức công chức hăng say làm việc, phát huy tối đa trình độ, năng lực của mỗi người, mặt khác bổ sung kịp thời những điều kiện vật chất, góp phần giúp công chức yên tâm công tác.Bên cạnh đó, cần có cơ chế xử phạt nghiêm minh đối với những công chức cố tình làm sai chính sách, chế độ, gây phiền hà khó khăn với khách hàng
Tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ cán bộ
Cần phải quy định chặt chẽ trong việc tuyển dụng cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi nói chung, ngay từ khi xây dựng yêu cầu tuyển dụng, cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi là những cán bộ phải có khả năng nghiên cứu, nắm bắt cơ chế chính sách của nhà nước để áp dụng vào thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi. Vì vậy, yêu
cầu về tuyển dụng đối với cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi phải có trình độ đại học trở lên và ngành học được tuyển dụng phải phù hợp với chuyên môn được đào tạo như: kinh tế đầu tư, tài chính ngân hàng, quản lý kinh tế. Bên cạnh đó, ngoài hình thức thi tuyển dụng cần bổ sung hình thức thi phỏng vấn để lựa chọn những cán bộ năng động, có khả năng ứng xử tốt, xử lý tình huống thông minh.
Về sử dụng cán bộ công chức mới tuyển dụng: cần mạnh dạn giao việc ngay từ khi cán bộ mới đến nhận nhiệm vụ và giao cho cán bộ hướng dẫn tập sự phải có trách nhiệm hướng dẫn để cán bộ công chức mới vận hành được công việc. Bố trí cán bộ mới được làm việc theo nhóm, chịu sự phân công, công việc của nhóm trưởng, để các cán bộ mới sớm được phát huy khả năng làm việc.
Về chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi: Đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi có trình độ chuyên môn tốt, ý thức trách nhiệm cao cần có chính sách, chế độ đãi ngộ như: cử đi học tập, khảo sát nâng cao trình độ trong và ngoài nước, khen thưởng kịp thời, nâng lương trước hạn, tổ chức các hoạt động tập thể để gắn kết tình cảm đồng nghiệp… để động viên cán bộ yên tâm công tác.
*Về công tác lập kế hoạch kiểm soát chi các khoản chi ngân sách nhà nước
Đề xuất KBNN Hưng Nguyên xây dựng và triển khai đồng bộ các công cụ để hỗ trợ cho hoạt động cải cách quản lý ngân quỹ nhà nước, như hiện đại hóa hệ thống thanh toán và xây dựng tài khoản thanh toán tập trung. Đồng thời, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin nhằm tổng hợp nhanh nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước theo từng tháng, quý, năm nhằm hỗ trợ cho hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước tiến tới điều hành ngân quỹ an toàn hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ kiểm soát chi, bao gồm cả cán bộ kế toán được điều chuyển sang phòng/bộ phận kiểm soát chi
Lập dự toán kinh phí và triển khai thực hiện việc sửa chữa, mua sắm các trang thiết bị để trang bị cho hai phòng/ bộ phận kế toán và kiểm soát chi sau khi đã sắp xếp lại vị trí chỗ ngồi (hai đơn vị này hoán đổi vị trí chỗ ngồi cho nhau).
Về Tabmis: nghiên cứu có giải pháp bổ sung, hoặc phân cấp khai thác, sử dụng Tabmis cho phù hợp với nhiệm vụ từng phòng/bộ phận sau khi đã được sắp xếp lại
*Về tập huấn cán bộ thực hiện Đề án
Tập huấn đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi được coi là một yếu tố then chốt trong Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2020 – 2030, đặc biệt là Đề án Thống nhất đầu mối kiểm soát chi các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN.
Nhận thức được tầm quan trọng này, kiến nghị về công tác tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi các khoản chi NSNN tại KBNN Hưng Nguyên, cụ thể như sau:
- Xây dựng lộ trình và kế hoạch tập huấn đào tạo, xác định rõ đối tượng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi tham gia đào tạo, bao gồm: đội ngũ cán bộ giữ chức vụ Lãnh đạo, cán bộ đang trong diện quy hoạch, cán bộ tổng hợp, cán bộ kiểm soát chi. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi phải được đào tạo các kiến thức mới liên quan đến quản lý, đầu tư và xây dựng; các kiến thức để thực hiện đổi mới phương thức kiểm soát chi từ kiểm soát chi thủ công sang kiểm soát chi điện tử; các kiến thức để nâng cao năng lực lãnh đạo, hoạch định chính sách, dự báo...; các kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học; các kiến thức về hoạt động nghiệp vụ của KBNN như: Kế toán, quản lý ngân quỹ... Tùy theo từng đối tượng cụ thể để bố trí cán bộ tham gia các lớp đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh việc bố trí cán bộ tham gia đào tạo mang tính hình thức, lấp chỗ trống, gây lãng phí tiền của ngân sách nhà nước.
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi sẽ khắc phục được khá nhiều các sai sót do chưa hiểu rõ chế độ, đồng thời bổ sung các kiến thức mới cho cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng quản lý để phục vụ công việc tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Việc tập huấn, cập nhật kiến thức được thực hiện trên cơ sở yêu cầu về thay đổi cơ chế chính sách, thay đổi về phương thức kiểm soát chi, không nhất thiết phải tập huấn theo định kỳ hàng năm, gây tốn kém, lãng phí cho ngân sách nhà nước nhưng không mang lại hiệu quả cao. KBNN Hưng Nguyên có thể
đã áp dụng hình thức tập huấn trực tuyến. Ở tất cả các KBNN đều đã có điểm cầu kết nối với KBNN, khi tập huấn trực tuyến về nghiệp vụ kiểm soát chi sẽ có tất cả các cán bộ của bộ phận kiểm soát chi ở phòng KSC tại KBNN Hưng Nguyên, cùng tham gia, hình thức tập huấn này. Các khóa học về nâng cao các kiến thức mới về kiểm soát chi như: kiểm soát chi điện tử, hồ sơ kiểm soát chi điện tử, chứng từ kiểm soát chi điện tử, kiểm soát chi theo ngưỡng, kiểm soát chi theo kết quả đầu ra. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, cải tiến quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi của KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng phải tương thích trong điều kiện triển khai tại Việt Nam.
- Ngoài các biện pháp trên còn phải xây dựng ý thức, tác phong tự nghiên cứu học tập của cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi bởi vì hoạt động kiểm soát chi có đặc thù riêng, việc kiểm soát chi phải căn cứ vào các chế độ quy định hiện hành của nhà nước, ngoài ra còn bị điều chỉnh bởi các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, nên việc tự nghiên cứu học tập của mỗi cán bộ là rất cần thiết, có như thế mới thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, việc tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, tư cách, ý thức trách nhiệm, bản lĩnh của cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soán chi NSNN cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi lĩnh vực kiểm soát chi là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến chi tiêu của ngân sách nhà nước, nếu không có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt sẽ dễ bị lợi dụng quyền hạn để làm sai quy định, dẫn đến thất thoát tiền của ngân sách nhà nước.
3.2.2 Hoàn thiện chỉ đạo triển khai Đề án thống nhấtđầu mối kiểm soát chi các khoản chi ngân sách nhà nước đầu mối kiểm soát chi các khoản chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên
*Công tác tuyên truyền
Tăng cường sự phối hợp nhằm tuyên truyền, giáo dục để nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
Việc nâng cao chất lượng của từng đơn vị SDNS, có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng công tác KSC thường xuyên qua KBNN, đó