6. KẾT CẤU CỦA L UN VĂ NÂ
1.4. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THỐNG NHẤT ĐẦU MỐI KIẾM SOÁT CH
đầu mối kiếm soát chi NSNN qua Kho bạc nhà nước và bài học cho Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên
1.4.1. Kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức thực hiện Đề án
*Kinh nghiệm từ Kho bạc nhà nước Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang
Trong những năm qua, Kho bạc nhà nước Sơn Dương luôn là đơn vị phát huy được vai trò trong kiểm soát chi các khoản chi NSNN, góp phần tích cực vào công tác quản lý quỹ NSNN trên địa bàn.
Địa bàn huyện Sơn Dương gồm 32 xã và 1 thị trấn, trong đó có 174 đơn vị hành chính gồm các xã, trường học, cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước các cấp và hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cấp xã. Với số lượng đơn vị nhiều, khối lượng hồ sơ, chứng từ mà các cán bộ tại KBNN Sơn Dương phải thực hiện kiểm soát là rất lớn. Tính từ đầu năm đến nay, KBNN Sơn Dương đã thực hiện giao dịch khoảng 970 tài khoản, doanh số giao dịch đạt 4.543,7 tỷ đồng; thực hiện kiểm soát, giải ngân 193 công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ các nguồn vốn từ Trung ương đến địa phương.
KBNN Sơn Dương đã triển khai, sắp xếp và phân công nhiệm vụ cho các công chức theo mô hình mới và chính thức thực hiện từ 01/10/2017.
Với quy trình trên, tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng sẽ không còn hai tổ Tổng hợp Hành chính và Tổ Kế toán, thay vào đó là Bộ phận Kiểm soát chi và Bộ phận kế toán, Bộ phận KSC được phân công trực tiếp giao dịch với khách hàng cụ thể là cán bộ kiểm soát chi (KSC); Bộ phận kế toán có nhiệm vụ hạch toán, thanh toán cụ thể là cán bộ kế toán. Các cán bộ KSC được tổ chức tập huấn về kĩ
năng kiểm soát chi, về văn bản mới và quy định mới.
Sau khi triển khai mô hình mới, số lượng phụ cấp chức vụ tổ trưởng đã được giảm 02 người. Tuy nhiên, số lượng công việc quy về một mối cho cán bộ KSC nhiều hơn, thời gian bố trí, giàn trải công việc không đồng đều, quy trình giao nhận hồ sơ giữa các bộ phận trong đơn vị Kho bạc nhà nước rườm rà, mất nhiều thời gian và thủ tục hành chính. Bộ phận kế toán nhàn rỗi vào thời điểm đầu giờ ngày làm việc, và dồn khối lượng công việc vào cuối giờ làm việc do phải phụ thuộc vào bộ phận kiểm soát chi. Kế toán trưởng không tham gia vào quy trình kiểm soát hồ sơ, chứng từ nên dẫn đến áp lực cho Lãnh đạo KBNN
KBNN Sơn Dương cũng thường xuyên tổ chức các cuộc họp, tọa đàm để trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời các cán bộ KSC trong đơn vị tích cực nghiên cứu kĩ văn bản, bám sát quy trình, để thực hiện tốt công tác KSC vừa đúng chế độ, quy trình, quy định nhưng tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng đến giao dịch."
Tính đến hết tháng 12/2017, chỉ sau 3 tháng thực hiện hiện mô hình kiểm soát chi mới theo Quyết định định số 4377/QĐ-KBNN ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN, Kho bạc nhà nước ban hành ngày 15/9/2017 KBNN Sơn Dương đã cấp phát, kiểm soát chi thường xuyên 568,4 tỷ đồng đạt 73,8% so với dự toán được giao; phát hiện hơn 250 khoản chi chưa đầy đủ thủ tục theo quy định và đã yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước bổ sung các thủ tục cần thiết, từ chối thanh toán 91 chứng từ chi không hợp lệ. Đối với KSC đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư theo chương trình mục tiêu, đơn vị đã thực hiện giải ngân 66,57 tỷ đồng đạt 58,2% so với kế hoạch được giao. So với mô hình trước đây thì khi thực hiện mô hình này cho thấy thời gian xử lý hồ sơ nhanh hơn, đơn vị sử dụng NSNN không phải giao dịch với nhiều đầu mối. Cán bộ KSC của KBNN làm việc khoa học hơn, chuyên tu vào nghiên cứu văn bản chế độ hơn.
*Kinh nghiệm từ Kho bạc nhà nước huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang
Thực hiện Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi các khoản chi NSNN qua hệ thống Kho bạc nhà nước, KBNN huyện Cái Bè đã tranh thủ sự lãnh đạo của Kho bạc nhà nước tỉnh Tiền Giang, Cấp ủy và chính quyền địa phương, Chi bộ cơ quan
đã đưa vào nghị quyết lãnh đạo thực hiện và Ban Giám đốc đã lập kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quá triệt cho cán bộ, công chức trong đơn vị về mục tiêu, nhiệm vụ, ý nghĩa việc thực hiện của Đề án;quán triệt về cơ cấu tổ chức Kho bạc nhà nước cấp huyện khi thực hiện Đề án; thông báo và hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước nhà nước, các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án về quy trình kiểm soát chi theo Đề án; sắp xếp, phân công cán bộ, công chức đơn vị theo trình độ chuyên môn và năng lực nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực hiện Đề án để cùng tổ chức thực hiện.
Công tác kiểm soát chi các khoản chi NSNN của Kho bạc nhà nước Cái Bè đã đạt được những kết quả tích cực, kiểm soát chi thường xuyên và đầu tư thuộc ngân sách nhà nước nhà nước được cán bộ kiểm soát thực hiện nhanh chóng, đúng quy trình, quy chế và chế độ kiểm soát. Kiểm soát chi các khoản chi NSNN năm 2018 và năm 2019, Kho bạc nhà nước Cái Bè tiếp nhận kiểm soát 42.288 hồ sơ trong đó giải quyết trước hạn 12.686 chiếm 30%; giải quyết đúng hạn 30.002 chiếm 70%. Về phía các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đến giao dịch được nhanh chóng, thuận lợi hơn nên hài lòng và đồng tình, ủng hộ.
Đạt được kết quả trên, là nhờ sự nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau của tập thể cán bộ, công chức Kho bạc nhà nước Cái Bè, sự phối hợp tốt của các ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Lãnh đạo địa phương và Kho bạc nhà nước cấp trên.
1.4.2. Bài học cho Kho bạc Nhà nước Hưng Nguyên
Thứ nhất, về chuẩn bị triển khai Đề án
- Đối với công tác cán bộ cần sắp xếp, bố trí cán bộ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo mục tiêu Đề án. Lãnh đạo đơn vị phải làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ, đảm bảo sự thống nhất và ổn định vể tổ chức bộ máy giúp cho việc triển khai Đề án được thông suốt. Cần sắp xếp, phân công Lãnh đạo, Giao dịch viên tích cực hỗ trợ nhau trong thời gian cao điểm giải quyết hồ sơ thanh toán đảm bảo không để tồn đọng, kéo dài. Từng đồng chí Lãnh đạo, Giao dịch viên tích cực nghiên cứu, tìm tòi phương pháp xử lý hồ sơ thanh toán, lưu trữ, xử lý nội bộ hợp
lý, hiệu quả hơn.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức làm công tác kiểm soát chi thông thạo nghiệp vụ 2 lĩnh vực chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB, phải học hỏi nhau, hỗ trợ nhau trong công tác.
Thứ hai, về chỉ đạo triển khai Đề án:
- Trong công tác chỉ đạo điều hành thì trong thời gian đầu thực hiện Đề án, Giám đốc KBNN cấp huyện cần chủ động, kịp thời báo cáo UBND cấp huyện những khó khăn, vướng mắc để lãnh đạo địa phương chỉ đạo kịp thời.Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn các nội dung Đề án phù hợp với điều kiện, đặc điểm của đơn vị.
- Phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, để các tổ chức và cá nhân biết được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Đề án, để cùng chia sẻ khó khăn với Kho bạc trong thời gian đầu thực hiện.
- Tổ chức thảo luận nghiệp vụ mỗi quý một lần để Giao dịch viên cùng nhau nghiên cứu, trao đổi, thảo luận về nghiệp vụ, qua đó đóng góp bổ sung, hỗ trợ nghiệp vụ cho nhau trong quá trình kiểm soát chi các khoản chi NSNN.
Thứ ba,về kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Đề án:
Tùy trường hợp theo quy định sử dụng hình thức thanh toán trước, kiểm soát sau đối với kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản; kiểm soát trước nhập hệ thống Tabmis sau, nhằm đảm bảo xử lý hồ sơ thanh toán nhanh và chính xác nhất.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THỐNG NHẤT ĐẦU MỐI KIỂM SOÁT CHI CÁC KHOẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ
NƯỚC HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN
2.1. Giới thiệu về Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên
KBNN Hưng Nguyên được thành lập theo Quyết định số 185/QĐ/TCCB ngày 21 tháng 03 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 4 năm 1990.
* Chức năng:
KBNN Hưng Nguyên là tổ chức trực thuộc KBNN tỉnh Nghệ An, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
KBNN Hưng Nguyên có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, Đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Quản lý quỹ NSNN và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:
- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp huyện.
- Thực hiện công tác kế toán NSNN:
- Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi NSNN, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN cấp huyện.
- Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định.
KBNN cấp huyện theo quy định.
- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp huyện.
- Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN cấp huyện theo quy định.
- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
- Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN cấp huyện theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN cấp tỉnh giao.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
KBNN huyện Hưng Nguyên là đơn vị không có phòng, thực hiện làm việc theo chế độ chuyên viên.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của KBNN Hưng Nguyên – Nghệ An
(Nguồn: Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên)
Đến nay, tổ chức bộ máy của KBNN Hưng Nguyên gồm có Ban lãnh đạo (Giám đốc, Phó giám đốc), Kế toán trưởng và 11 cán bộ chuyên môn nghiệp vụ tại
BỘ PHẬN KIỂM SOÁT CHI BẢO VỆ CHUYÊN TRÁCH PHÓ GIÁM ĐỐC KBNN HƯNG NGUYÊN GIÁM ĐỐC KBNN HƯNG NGUYÊN BỘ PHẬN KẾ TOÁN
các bộ phận KSC, kế toán và bảo vệ chuyên trách. Cụ thể đội ngũ nhân lực tại KBNN Hưng Nguyên theo trình độ, giới tính, thời gian (kinh nghiệm) công tác thể hiện qua bảng số liệu thống kê sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu nhân sự KBNN Hưng Nguyên giai đoạn
ĐVT: người
Phân loại Cơ cấu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Theo trình độ
Thạc sỹ 0 1 4
Đại học 11 11 8
Cao đẳng 2 1 1
Trung cấp 1 1 1
Theo giới tính Nam 5 5 5
Nữ 9 9 9
Theo thâm niên Trên 5 năm 12 12 12
Dưới 5 năm 2 2 2
Tổng 14 14 14
(Nguồn: Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An)
Về trình độ đào tạo nghiệp vụ chuyên môn KSC: Đội ngũ nhân lực KBNN Hưng Nguyên – Nghệ An đều là những người được đào tạo cơ bản, chỉ có 1/14 người trình độ Trung cấp và 01/14 người có trình độ Cao đẳng còn lại đều có trình độ Đại học, Thạc sỹ, đáp ứng được yêu cầu của công việc. Việc tuyển dụng CBCC do KBNN tỉnh quyết định với yêu cầu chuẩn là phải đạt trình độ từ đại học trở lên, đúng chuyên ngành tuyển dụng là ngành ngân hàng, tài chính, kế toán.
Về giới tính, tỷ lệ cán bộ nữ cao hơn cán bộ nam, tuy nhiên cán bộ kiểm soát chi là nữ thường bận bịu việc sinh con, nội trợ đây cũng là một khó khăn cho KBNN Hưng Nguyên trong việc sắp xếp, phân công công việc, khi mà khối lượng và áp lực công việc kiểm soát chi rất lớn, vì vậy có những thời điểm một người phải làm kiêm công việc của những người khác. Điều này phần nào ảnh hưởng đến sự chuyên môn hóa trong bộ máy
Về thời gian công tác, cán bộ kiểm soát chi của KBNN Hưng Nguyên hiện nay đa số là cán bộ trẻ nhưng đều có thời gian công tác từ 5 năm trở lên. Đây là một điểm mạnh của KBNN Hưng Nguyên trong việc tăng chất lượng và công tác kiểm
soát chi các khoản chi NSNN
2.1.3. Kết quả hoạt động Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên giai đoạn tháng 10/2017 đến năm 2019
* Các đơn vị sử dụng NSNN qua Kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An
Cụ thể hệ thống các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Hưng Nguyên thể hiện qua bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2: Các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên
Đơn vị tính: Đơn vị
Năm Tổng số lượng đơn vị
Cơ quan nhà nước
Khối đơn vị sự nghiệp công lập
Năm 2017 111 45 66
Năm 2018 111 45 66
Năm 2019 109 44 65
Nguồn: UBND huyện Hưng Nguyên
Qua bảng số liệu thống kê 2.2 về các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Hưng Nguyên trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An cho thấy: Hệ thống khối cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Hưng Nguyên hầu như không có sự thay đổi và điều chỉnh trong 3 năm từ 2017 -2019. Hiện nay trên địa bàn có 44 đơn vị nhà nước (giảm 1 đơn vị so với năm 2018) và 65 đơn vị đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng NSNN
*Công tác thu chi NSNN tại huyện Hưng Nguyên
Trong những năm qua, huyện Hưng Nguyên đã tích cực triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước được giao, KBNN thực hiện tốt các giải pháp thu ngân sách nhà nước, tăng cường công tác kiểm tra, chống thất thu, nợ đọng thuế. Đẩy mạnh việc tuyên truyền thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Vì thế, thu NSNN hằng năm phần lớn vượt mức dự toán giao. Chi ngân sách nhà nước thực hiện đúng theo Luật NSNN và dự toán, đáp ứng nhiệm vụ phát triển KT-XH. Tình hình thu chi trên địa bàn huyện các năm từ năm 2017-2019 cụ thể như sau:
giai đoạn 2017 – 2019
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng thu ngân sách nhà nước 59.810 100 72.439 100 86.507 100 Thu ngân sách nhà nước huyện được hưởng
9.271 15,5 12.170 16,8 14.966 17,3
Thu từ bổ sung ngân
sách nhà nước tỉnh 50.540 84,5 60.270 83,2 71.541 82,7
Tổng chi ngân sách
nhà nước 59.810 100 72.439 100 86.507 100
Chi thường xuyên 46.036 77 56.238 77,6 68.767 79,5
Chi đầu tư 13.774 23 16.202 22,4 17.740 20,5