Hình 2.4 Ông Christopher Randy Stroud (Chris Blank) - nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Pharmacity - Nguồn:
Pharmacity 2.4. Văn hóa công ty
Tổng giám đốc Chris Blank từng chia sẻ với nhân viên Pharmacity rằng: “Pharmacity sẽ có chung tiếng nói, chung cách làm việc, chung giá trị sống và cùng hiện thực hóa tầm nhìn và mục tiêu của Pharmacity và của từng cá nhân”. Suốt 9 năm qua kể từ khi thành lập, Pharmacity không ngừng cải thiện môi trường làm việc, để trở thành nơi mà mọi thành viên trong gia đình Pharmacity đều có điều kiện phát huy tối đa năng lực và cá tính của mình, tạo được sự hưng phấn và kết quả đột phá không chỉ cho bản thân mình nói riêng, mà còn đóng góp rất lớn cho sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của Pharmacity nói chung.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ toàn thể nhân viên Pharmacity, năm 2019, Pharmacity đã vinh dự được HR Asia (Ản phẩm chuyên về nhân sự hàng đầu Châu Á) trao giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á - Best Companies to Work for in Asia”. Và gần đây nhất là giải “Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất 2020” do
CareerBuilder tổ chức.
Hình 2.5 Trang phục nhân viên tại các cửa hàng Pharmacity - NguonzPharmacity
2.5. Quá trình hình thành và phát triển
Tháng 11/2011, công ty Cổ Phần Dược Phẩm Pharmacity được thành lập. Năm 2017, Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Pharmacity chính thức được quỹ MeKong Capital đầu tư.
Tháng 04 năm 2018, Pharmacity khai trương cửa hàng thứ 100 và có tổng cộng 150 cửa hàng vào cuối năm 2018. Cuối năm 2019, khai trương nhà thuốc thứ 250, tháng 7 năm 2020 đã khai trương nhà thuốc thứ 400 tại Đà Nang và nhà thuốc thứ 500 tại TPHCM . Dự tính vào cuối năm 2021, hệ thống cửa hàng Pharmacity có hơn 1000 cửa hàng với hơn 22 tỉnh thành.
Tháng 04 năm 2020, trong thời đại dịch Covid 19, Pharmacity đã ra chiến dịch bán khẩu trang giá không thay đổi. Chính sự kiện này đã một phần giúp Pharmacity nhận được một khoản đầu tư giá trị 32 triệu đô từ Mekong Capital.
Hình 2.6 Quá trình hình thành và phát triển của Pharmacity - Nguồn:
Pharmacity 2.6. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2018 - 2020
Biểu đồ 2.1 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2018-2020
Dựa vào biểu đồ 2.1, có thể thấy hiện tại Pharmacity vẫn chưa có lợi nhuận, doanh thu bán hàng của hệ thống chỉ đủ để chi trả chi phí nhân sự, chi phí mặt bằng, trang thiết bị. Các chi phí để thuê mặt bằng, mở kho, khai trương cửa hàng mới đang dùng tiền của quỹ đầu tư. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của Pharmacity đang rất nhanh, công ty đang hướng tới lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA - Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization) bằng 0 vào cuối tháng 10 năm nay. So sánh các con số doanh thu, chi phí, lợi nhuận, chúng ta có thể thấy được Pharmacity đang trên đà phát triển vượt bật. Có thể nói, năm 2020 là năm
Pharmacity đang cố gắng để đạt được mục tiêu của mình là 1.000 cửa hàng với tổng giá trị công ty lên đến 10.000 tỷ đồng, nên việc Pharmacity nổ lực phát triển, khai trương hàng loạt cửa hàng mới, đi đến những tỉnh thành mới là điều hết sức bình thường.
Năm 2025, Pharmacity đặt mục tiêu doanh thu công ty đạt 1,5 tỷ đô la Mỹ với 5.000 nhà thuốc trên toàn quốc và công cuộc sẽ bắt đầu từ tháng 4/2021.
2.7. Tổng quan về ngành y tế, sức khỏe và dược phẩm
Biểu đồ 2.2 Doanh thu và tốc độ tăng trưởng của ngành Dược giai đoạn 2010 - 2017
Nguồn: BMI; (*) 11 tháng năm 2016; [“) Dự kiến Doanh thu (tỉ USD) _ Tăng trưởng (%)
25%
Theo số liệu thống kê từ công ty nghiên cứu thị trường BMI (Business Monitor International), quy mô thị trường Dược phẩm Việt Nam năm 2018 đạt khoảng 13,000 tỷ đồng và dự báo sẽ lên 17,000 tỷ đồng vào năm 2021 và đạt 37,000 tỷ đồng vào năm 2026.
Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương và tổ chức hợp tác và phát triển quốc tết (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) đã công bố công trình nghiên cứu đánh giá, cho thấy chi tiêu bình quân đầu người cho thuốc năm 2018 tại Việt Nam là 2,9 triệu đồng/năm. Hãng nghiên
cứu IMS Health - một công ty Mỹ cung cấp thông tin, dịch vụ và công nghệ cho ngành chăm sóc sức khỏe cũng dự báo rằng mức chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người tại Việt Nam sẽ tăng lên 50 USD/người/năm vào năm 2020.
Hiện nay, ngành dược phẩm của Việt Nam đang phát triển theo 5 xu thế kinh doanh chính, bao gồm:
Mở rộng kênh OTC (Over The Counter trong ngành Dược thì đây có nghĩa là các loại thuốc có thể bán mà không cần kê đơn) - bán hàng trực tiếp qua các hiệu thuốc: Các doanh nghiệp củng cố được vị trí, đảm bảo được khả năng cạnh tranh trên thị trường và không bị ảnh hưởng nhiều bởi các chính sách, chủ trương của ngành y tế bằng việc phát triển kênh OTC.
Chuỗi bán lẻ đang là một xu hướng thịnh hành: Ngành bán lẻ dược phẩm đang được nắm giữ bởi các nhà thuốc tư nhân, họ chưa có thương hiệu nhưng với tiềm năng tăng trưởng đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước, hoạt động ngoài ngành
như Thế giới di động, FPT Retail,... tham gia vào ngành trong lĩnh vực phân phối. Xu hướng của tương lai là xây dựng chuỗi bán nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP (Good Pharmacy Practice - thực hành tốt nhà thuốc), người dân sẽ thay đổi trong thói quen tiêu dùng bởi mức sống của người dân ngày càng tăng. Điều này dẫn đến, họ sẽ tìm đến những nhà thuốc đáng tin cậy hơn, có thương hiệu, đáp ứng tiêu chuẩn để nghe tư vấn và mua thuốc. Tuy nhiên, sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức do thị trường phân mảng, thói quen tiêu dùng cũ của đại đa số người dân và đặc biệt là tạo cuộc cạnh tranh về giá với các hiệu thuốc nhỏ lẻ, khi mà các cửa hàng này thường nhập từ nơi không chính thống như chợ thuốc, nhập lậu, không có hóa đơn chứng từ... với việc mở rộng các mô hình chuỗi cửa hàng
Mở rộng thị trường dược phẩm trực tuyến cùng với phát triển công nghệ thông tin: Với sự phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là sự phát triển của nền công nghệ 4.0 như hiện nay, đã xuất hiện các chuỗi nhà thuốc trực tuyến và những ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa tại nhà tại thị trường dược phẩm của Việt Nam. Thị trường kinh doanh online dược phẩm có nhiều tiềm năng phát triển và tạo ra nhiều cơ hội phát triển mô hình tư vấn và bán hàng qua mạng của các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm online.
M&A (Mergers và Acquisitions - Sát nhập và mua lại) trong ngành Dược sẽ diễn biến sôi động: với tiềm năng tăng trưởng cao của ngành dược phẩm, trong khi có nhiều doanh nghiệp đang nằm trong diện, thoái vốn nhà nước, tái cấu trúc, cùng với chính sách ưu tiên, ủng hộ hàng sản xuất trong nước đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư ngoại. Ngành dược hứa hẹn sẽ tiếp tục sôi động hơn trong thời gian tới, đây là nghiên cứu của các chuyên gia trong ngành dược phẩm. Việc thực hiện M&A góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao cả kỹ năng quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường, tăng thêm nhiều cơ hội trong lĩnh vực mới, phát triển mạng lưới phân phối.
Phát triển các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, dược mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Ngày nay, xu hướng tăng trưởng thu nhập của đại bộ phận dân cư thành thị, chú ý về ngoại hình, sức khỏe ngày càng gia tăng, các sản phẩm có nguồn tự nhiên, thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm ngày càng được phát triển và sẽ sớm chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số tiêu thụ Dược phẩm của Việt Nam trong 5-10 năm tới, giống như các nước phát triển thì các sản phẩm này chiếm 50- 60% tổng thị trường OTC.
Nhìn chung, tương lai của ngành dược phẩm, y tế, sức khỏe đáng được chú ý khi con người dành sự quan tâm tới sức khỏe của mình nhiều hơn. Thị trường của ngành dược phẩm cũng sẽ được mở rộng và chào đón nhiệt tình hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, 90% thị trường dược phẩm là nhà thuốc tư nhân, đây có lẽ là đối thủ cạnh tranh của hầu hết các chuỗi nhà thuốc như Pharmacity.
2.8. Giới thiệu về bộ phận đào tạo của Công ty Cổ phần Dược phẩmPharmacity Pharmacity
2.8.2. Nhiệm vụ của bộ phận đào tạo
Đối với những công ty, doanh nghiệp khác, bộ phận đào tạo kết hợp với bộ phận tuyển dụng. Nhưng đối với Pharmacity, bộ phận đào tạo và tuyển dụng sẽ tách thành hai bộ phận riêng biệt với chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, cả hai bộ phận có mối quan hệ mật thiết với nhau để đảm bảo quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên diễn ra một cách hiệu quả nhất. Bộ phận đào tạo tại Pharmacity có nhiệm vụ tổ chức, vận hành các khóa đào tạo dược sĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh và cả những khu vực mà công ty đang mở rộng.
Các công việc tại bộ phận đào tạo như:
• Tổ chức các khóa đào tạo cho tất cả các Level.
• Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo tại nơi có văn phòng đào tạo.
• Sắp xếp giảng viên đứng lớp đào tạo.
• Tổ chức các kỳ thi đánh giá cho dược sĩ được đào tạo. • Vận hành tốt tại tất cả các khu vực trong hệ thống.
2.9. Các chương trình đào tạo dược sĩ bán hàng
2.9.1. Chương trình đào tạo một dược sĩ bán hàng
Quá trình đào tạo một dược sĩ bán hàng ở Pharmacity từ vị trí Level 1 đến vị trí Cửa hàng trưởng kéo dài ít nhất 12 tháng.
2.9.1.1. Chương trình đào tạo dược sĩ bán hàng ở vị trí Level 1 và Level 2
Chương trình này kéo dài tối đa 60 ngày kể từ ngày vào công ty. Các dược sĩ sẽ được đào tạo qua các môn, bao gồm:
• Dược lý: củng cố lại kiến thức và áp dụng vào thực tế tại Pharmacity
• Kỹ năng: bán hàng cơ bản và nâng cao, quy trình bán hàng và dịch vụ khách hàng.
• Kiến thức sản phẩm
2.9.1.2. Chương trình đào tạo dược sĩ bán hàng ở vị trí Level 3
Khi dược sĩ đạt mức Level 2, các dược sĩ sẽ trở thành dược sĩ bán hàng chính thức trong ca làm việc và tiếp tục đào tạo với các chương trình, bao gồm:
• Kiến thức sản phẩm định kỳ • Kỹ năng làm việc nhóm • Kiến thức chăm sóc da
• Kiến thức sản phẩm hàng tiêu dùng • Quy trình sổ sách tại nhà thuốc
• Dược lý nâng cao: Nâng cao kiến thức chuyên môn về các bệnh mãn tính, các nhóm thuốc như cơ chế, tác dụng và cách sử dụng thuốc,...
2.9.1.3. Chương trình đào tạo dược sĩ bán hàng ở vị trí Level 4
Khi dược sĩ đạt mức Level 2, các dược sĩ sẽ học tiếp chương trình dược lý chuyên sâu về cách sử dụng thuốc trên các đối tượng đặc biệt như: phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi và trẻ em.
2.9.1.4. Chương trình đào tạo Ca trưởng
Dành cho dược sĩ có kinh nghiệm từ 4 tháng trở lên kể từ khi hoàn thành chương trình level 2. Chương trình đào tạo ca trưởng bao gồm các môn:
• Kỹ năng quản lý nhóm cơ bản • Kỹ năng giải quyết than phiền • Danh mục công việc ca trưởng • Ngành hàng kinh doanh
• Quản lý hồ sơ sổ sách nhà thuốc
2.9.1.5. Chương trình đào tạo Cửa hàng trưởng
Dành cho dược sĩ có kinh nghiệm từ 4 tháng trở lên kể từ khi hoàn thành chương trình level 2 và chỉ được bổ nhiệm khi đạt chương trình dược lý nâng cao level 3.
Chương trình đào tạo cửa hàng trưởng bao gồm các môn: • Kỹ năng quản lý nhôm nâng cao
• Quản lý hàng hóa
• Quản lý tình hình kinh doanh nhà thuốc • Báo cáo cuối khóa
2.9.2. Lộ trình thăng tiến của một dược sĩ
Một dược sĩ thực tập với lộ trình trình rõ ràng có thể lên đến vị trí Cửa hàng trưởng chỉ trong vòng 12 tháng. Sau khi lên vị trí cửa hàng trưởng 6 tháng, dược sĩ sẽ có cơ hội lên vị trí dược sĩ hỗ trợ khu vực, quản lý khu vực hoặc là một Trainer. Trainer là một vị trí giảng viên, là người truyền đạt lại những kiến thức của mình tích lũy được trong quá trình làm việc và hướng dẫn lại cho các thế hệ mới của Pharmacity. Bằng sự cố gắng và nỗ lực hết mình, từ một dược sĩ thực tập có thể lên đến vị trí Giám đốc bán lẻ, tuy nhiên khi ở vị trí nào thì trách nhiệm và quyền hạn sẽ tương ứng với vị trí đó.
2.10. Các hình thức đào tạo tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity
2.10.1. Đào tạo Onclass
Đào tạo Onclass là hình thức đào tạo phổ biến nhất tại Pharmacity. Các khóa học được diễn ra tại bộ phận đào tạo hoặc các văn phòng đào tạo tại các khu vực. Tại đây, các học viên sẽ được giảng dạy, hướng dẫn bởi các trainer, các cấp quản lý do trung tâm đào tạo sắp xếp. Ngoài ra, để tiện ích và tiết kiệm thời gian điểm danh hơn, khi học viên viên tham dự khóa học, học viên sẽ điểm danh và đánh giá đào tạo trực tiếp trên điện thoại của mình.
Hình 2.9 Mô hình đào tạo Onclass tại bộ phận đào tạo Pharmacity Nguồn: Pharmacity
Những ưu điểm của hình thức đào tạo Onclass như: giảng viên và học viên tích cực trao đổi trực tiếp với nhau. Hiệu quả hơn đối với những môn cần hoạt động nhóm, đóng vai tình huống giả định dịch vụ khách hàng vượt trội. Thu thập NPS gần như 100%, đây là dữ liệu tích hợp để trung tâm đào tạo cải tiến chương trình
đào tạo. Bên cạnh đó, có hệ thống chấm công đào tạo tự động cho trung tâm đào tạo bằng việc đồng bộ dữ liệu check in, check out của học viên khi tham gia đào tạo trực tiếp tại các khu vực như: TPHCM, Cần Thơ, Đà Nằng, Vũng Tàu, Hà Nội.
Bên cạnh đó, hình thức này cũng có những nhược điểm như tốn kém chi phí, thiếu trang thiết bị phòng máy, học viên đông sẽ không đủ thiết bị để thực hành. Số lượng không đều giữa các lớp, gây nên tình trạng thiếu chỗ ngồi và dư chỗ ngồi, chưa kiểm soát chặt chẽ lượng học viên đi học, nghỉ học. Ngoài ra, quãng đường xa đối với những khu vực phải di chuyển lên văn phòng đào tạo, điều này có nhiều rủi ro đến với các bạn học viên. Mỗi khi lớp học diễn ra, phải mất thời gian chuẩn bị, bố trí, sắp xếp bàn ghế thiết bị cho phù hợp với lại môn học đó như là môn kỹ năng làm việc nhóm là một kiểu sắp xếp bàn ghế, môn học kiến thức chăm sóc da thì không cần bàn ghế,...
2.10.2. Đào tạo E-learning
2.10.2.1. Các khoá học trực tuyến
Đào tạo online là hình thức đào tạo dược sĩ tại các khu vực tỉnh chưa có văn phòng đào tạo. Đây là hình thức diễn ra khá phổ biến khi Pharmacity đang dần mở rộng thị trường. Đối với hình thức này, học viên sẽ học tại nhà, trung tâm đào tạo sẽ sắp xếp Trainer hướng dẫn và gửi link kết nối với các bạn dược sĩ mỗi buổi học. Sau khi kết thúc buổi học, học viên sẽ không đánh giá đào tạo qua ứng dụng điện thoại do ứng dụng không hỗ trợ mà chỉ thực hiện đánh giá qua biểu mẫu và trung tâm đào tạo sẽ tự lấy thông tin đánh giá.
Hình 2.10 Mô hình đào tạo Online tại nhà - Nguồn: Pharmacity
Đào tạo Online giúp tiết kiệm được nhiều khoản chi phí vận hành, tổ chức như chi phí mặt bằng, chi phí trang thiết bị hay những học viên có khoảng cách khá xa