Biểu đồ 2.2 Doanh thu và tốc độ tăng trưởng của ngành Dược giai đoạn 2010 - 2017
Nguồn: BMI; (*) 11 tháng năm 2016; [“) Dự kiến Doanh thu (tỉ USD) _ Tăng trưởng (%)
25%
Theo số liệu thống kê từ công ty nghiên cứu thị trường BMI (Business Monitor International), quy mô thị trường Dược phẩm Việt Nam năm 2018 đạt khoảng 13,000 tỷ đồng và dự báo sẽ lên 17,000 tỷ đồng vào năm 2021 và đạt 37,000 tỷ đồng vào năm 2026.
Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương và tổ chức hợp tác và phát triển quốc tết (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) đã công bố công trình nghiên cứu đánh giá, cho thấy chi tiêu bình quân đầu người cho thuốc năm 2018 tại Việt Nam là 2,9 triệu đồng/năm. Hãng nghiên
cứu IMS Health - một công ty Mỹ cung cấp thông tin, dịch vụ và công nghệ cho ngành chăm sóc sức khỏe cũng dự báo rằng mức chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người tại Việt Nam sẽ tăng lên 50 USD/người/năm vào năm 2020.
Hiện nay, ngành dược phẩm của Việt Nam đang phát triển theo 5 xu thế kinh doanh chính, bao gồm:
Mở rộng kênh OTC (Over The Counter trong ngành Dược thì đây có nghĩa là các loại thuốc có thể bán mà không cần kê đơn) - bán hàng trực tiếp qua các hiệu thuốc: Các doanh nghiệp củng cố được vị trí, đảm bảo được khả năng cạnh tranh trên thị trường và không bị ảnh hưởng nhiều bởi các chính sách, chủ trương của ngành y tế bằng việc phát triển kênh OTC.
Chuỗi bán lẻ đang là một xu hướng thịnh hành: Ngành bán lẻ dược phẩm đang được nắm giữ bởi các nhà thuốc tư nhân, họ chưa có thương hiệu nhưng với tiềm năng tăng trưởng đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước, hoạt động ngoài ngành
như Thế giới di động, FPT Retail,... tham gia vào ngành trong lĩnh vực phân phối. Xu hướng của tương lai là xây dựng chuỗi bán nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP (Good Pharmacy Practice - thực hành tốt nhà thuốc), người dân sẽ thay đổi trong thói quen tiêu dùng bởi mức sống của người dân ngày càng tăng. Điều này dẫn đến, họ sẽ tìm đến những nhà thuốc đáng tin cậy hơn, có thương hiệu, đáp ứng tiêu chuẩn để nghe tư vấn và mua thuốc. Tuy nhiên, sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức do thị trường phân mảng, thói quen tiêu dùng cũ của đại đa số người dân và đặc biệt là tạo cuộc cạnh tranh về giá với các hiệu thuốc nhỏ lẻ, khi mà các cửa hàng này thường nhập từ nơi không chính thống như chợ thuốc, nhập lậu, không có hóa đơn chứng từ... với việc mở rộng các mô hình chuỗi cửa hàng
Mở rộng thị trường dược phẩm trực tuyến cùng với phát triển công nghệ thông tin: Với sự phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là sự phát triển của nền công nghệ 4.0 như hiện nay, đã xuất hiện các chuỗi nhà thuốc trực tuyến và những ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa tại nhà tại thị trường dược phẩm của Việt Nam. Thị trường kinh doanh online dược phẩm có nhiều tiềm năng phát triển và tạo ra nhiều cơ hội phát triển mô hình tư vấn và bán hàng qua mạng của các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm online.
M&A (Mergers và Acquisitions - Sát nhập và mua lại) trong ngành Dược sẽ diễn biến sôi động: với tiềm năng tăng trưởng cao của ngành dược phẩm, trong khi có nhiều doanh nghiệp đang nằm trong diện, thoái vốn nhà nước, tái cấu trúc, cùng với chính sách ưu tiên, ủng hộ hàng sản xuất trong nước đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư ngoại. Ngành dược hứa hẹn sẽ tiếp tục sôi động hơn trong thời gian tới, đây là nghiên cứu của các chuyên gia trong ngành dược phẩm. Việc thực hiện M&A góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao cả kỹ năng quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường, tăng thêm nhiều cơ hội trong lĩnh vực mới, phát triển mạng lưới phân phối.
Phát triển các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, dược mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Ngày nay, xu hướng tăng trưởng thu nhập của đại bộ phận dân cư thành thị, chú ý về ngoại hình, sức khỏe ngày càng gia tăng, các sản phẩm có nguồn tự nhiên, thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm ngày càng được phát triển và sẽ sớm chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số tiêu thụ Dược phẩm của Việt Nam trong 5-10 năm tới, giống như các nước phát triển thì các sản phẩm này chiếm 50- 60% tổng thị trường OTC.
Nhìn chung, tương lai của ngành dược phẩm, y tế, sức khỏe đáng được chú ý khi con người dành sự quan tâm tới sức khỏe của mình nhiều hơn. Thị trường của ngành dược phẩm cũng sẽ được mở rộng và chào đón nhiệt tình hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, 90% thị trường dược phẩm là nhà thuốc tư nhân, đây có lẽ là đối thủ