2.9.1. Chương trình đào tạo một dược sĩ bán hàng
Quá trình đào tạo một dược sĩ bán hàng ở Pharmacity từ vị trí Level 1 đến vị trí Cửa hàng trưởng kéo dài ít nhất 12 tháng.
2.9.1.1. Chương trình đào tạo dược sĩ bán hàng ở vị trí Level 1 và Level 2
Chương trình này kéo dài tối đa 60 ngày kể từ ngày vào công ty. Các dược sĩ sẽ được đào tạo qua các môn, bao gồm:
• Dược lý: củng cố lại kiến thức và áp dụng vào thực tế tại Pharmacity
• Kỹ năng: bán hàng cơ bản và nâng cao, quy trình bán hàng và dịch vụ khách hàng.
• Kiến thức sản phẩm
2.9.1.2. Chương trình đào tạo dược sĩ bán hàng ở vị trí Level 3
Khi dược sĩ đạt mức Level 2, các dược sĩ sẽ trở thành dược sĩ bán hàng chính thức trong ca làm việc và tiếp tục đào tạo với các chương trình, bao gồm:
• Kiến thức sản phẩm định kỳ • Kỹ năng làm việc nhóm • Kiến thức chăm sóc da
• Kiến thức sản phẩm hàng tiêu dùng • Quy trình sổ sách tại nhà thuốc
• Dược lý nâng cao: Nâng cao kiến thức chuyên môn về các bệnh mãn tính, các nhóm thuốc như cơ chế, tác dụng và cách sử dụng thuốc,...
2.9.1.3. Chương trình đào tạo dược sĩ bán hàng ở vị trí Level 4
Khi dược sĩ đạt mức Level 2, các dược sĩ sẽ học tiếp chương trình dược lý chuyên sâu về cách sử dụng thuốc trên các đối tượng đặc biệt như: phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi và trẻ em.
2.9.1.4. Chương trình đào tạo Ca trưởng
Dành cho dược sĩ có kinh nghiệm từ 4 tháng trở lên kể từ khi hoàn thành chương trình level 2. Chương trình đào tạo ca trưởng bao gồm các môn:
• Kỹ năng quản lý nhóm cơ bản • Kỹ năng giải quyết than phiền • Danh mục công việc ca trưởng • Ngành hàng kinh doanh
• Quản lý hồ sơ sổ sách nhà thuốc
2.9.1.5. Chương trình đào tạo Cửa hàng trưởng
Dành cho dược sĩ có kinh nghiệm từ 4 tháng trở lên kể từ khi hoàn thành chương trình level 2 và chỉ được bổ nhiệm khi đạt chương trình dược lý nâng cao level 3.
Chương trình đào tạo cửa hàng trưởng bao gồm các môn: • Kỹ năng quản lý nhôm nâng cao
• Quản lý hàng hóa
• Quản lý tình hình kinh doanh nhà thuốc • Báo cáo cuối khóa
2.9.2. Lộ trình thăng tiến của một dược sĩ
Một dược sĩ thực tập với lộ trình trình rõ ràng có thể lên đến vị trí Cửa hàng trưởng chỉ trong vòng 12 tháng. Sau khi lên vị trí cửa hàng trưởng 6 tháng, dược sĩ sẽ có cơ hội lên vị trí dược sĩ hỗ trợ khu vực, quản lý khu vực hoặc là một Trainer. Trainer là một vị trí giảng viên, là người truyền đạt lại những kiến thức của mình tích lũy được trong quá trình làm việc và hướng dẫn lại cho các thế hệ mới của Pharmacity. Bằng sự cố gắng và nỗ lực hết mình, từ một dược sĩ thực tập có thể lên đến vị trí Giám đốc bán lẻ, tuy nhiên khi ở vị trí nào thì trách nhiệm và quyền hạn sẽ tương ứng với vị trí đó.
2.10. Các hình thức đào tạo tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity
2.10.1. Đào tạo Onclass
Đào tạo Onclass là hình thức đào tạo phổ biến nhất tại Pharmacity. Các khóa học được diễn ra tại bộ phận đào tạo hoặc các văn phòng đào tạo tại các khu vực. Tại đây, các học viên sẽ được giảng dạy, hướng dẫn bởi các trainer, các cấp quản lý do trung tâm đào tạo sắp xếp. Ngoài ra, để tiện ích và tiết kiệm thời gian điểm danh hơn, khi học viên viên tham dự khóa học, học viên sẽ điểm danh và đánh giá đào tạo trực tiếp trên điện thoại của mình.
Hình 2.9 Mô hình đào tạo Onclass tại bộ phận đào tạo Pharmacity Nguồn: Pharmacity
Những ưu điểm của hình thức đào tạo Onclass như: giảng viên và học viên tích cực trao đổi trực tiếp với nhau. Hiệu quả hơn đối với những môn cần hoạt động nhóm, đóng vai tình huống giả định dịch vụ khách hàng vượt trội. Thu thập NPS gần như 100%, đây là dữ liệu tích hợp để trung tâm đào tạo cải tiến chương trình
đào tạo. Bên cạnh đó, có hệ thống chấm công đào tạo tự động cho trung tâm đào tạo bằng việc đồng bộ dữ liệu check in, check out của học viên khi tham gia đào tạo trực tiếp tại các khu vực như: TPHCM, Cần Thơ, Đà Nằng, Vũng Tàu, Hà Nội.
Bên cạnh đó, hình thức này cũng có những nhược điểm như tốn kém chi phí, thiếu trang thiết bị phòng máy, học viên đông sẽ không đủ thiết bị để thực hành. Số lượng không đều giữa các lớp, gây nên tình trạng thiếu chỗ ngồi và dư chỗ ngồi, chưa kiểm soát chặt chẽ lượng học viên đi học, nghỉ học. Ngoài ra, quãng đường xa đối với những khu vực phải di chuyển lên văn phòng đào tạo, điều này có nhiều rủi ro đến với các bạn học viên. Mỗi khi lớp học diễn ra, phải mất thời gian chuẩn bị, bố trí, sắp xếp bàn ghế thiết bị cho phù hợp với lại môn học đó như là môn kỹ năng làm việc nhóm là một kiểu sắp xếp bàn ghế, môn học kiến thức chăm sóc da thì không cần bàn ghế,...
2.10.2. Đào tạo E-learning
2.10.2.1. Các khoá học trực tuyến
Đào tạo online là hình thức đào tạo dược sĩ tại các khu vực tỉnh chưa có văn phòng đào tạo. Đây là hình thức diễn ra khá phổ biến khi Pharmacity đang dần mở rộng thị trường. Đối với hình thức này, học viên sẽ học tại nhà, trung tâm đào tạo sẽ sắp xếp Trainer hướng dẫn và gửi link kết nối với các bạn dược sĩ mỗi buổi học. Sau khi kết thúc buổi học, học viên sẽ không đánh giá đào tạo qua ứng dụng điện thoại do ứng dụng không hỗ trợ mà chỉ thực hiện đánh giá qua biểu mẫu và trung tâm đào tạo sẽ tự lấy thông tin đánh giá.
Hình 2.10 Mô hình đào tạo Online tại nhà - Nguồn: Pharmacity
Đào tạo Online giúp tiết kiệm được nhiều khoản chi phí vận hành, tổ chức như chi phí mặt bằng, chi phí trang thiết bị hay những học viên có khoảng cách khá xa văn phòng đào tạo không cần di chuyển đến văn phòng đào tạo mà vẫn có thể học ở nhà hay bất cứ đâu mà học viên muốn là những ưu điểm mà loại hình đào tạo Online mang lại. Song song với đó thì cũng còn các hạn chế như đường truyền không ổn định dẫn đến việc tiếp thu không đủ 100% kiến thức,...
2.10.2.2. Đào tạo qua ứng dụng
Việc áp dụng công nghệ vào đào tạo không còn gì xa lạ đối với thế hệ hiện nay. Pharmacity cũng không ngoại lệ, việc áp dụng đào tạo qua ứng dụng kết hợp với chương trình đào tạo trực tiếp tại văn phòng đào tạo tạo ra rất nhiều thuận lợi và tiết kiệm khá nhiều chi phí cho công tác đào tạo nhân viên. Ứng dụng (Cloud Learning System) được Pharmacity áp dụng vào năm 2018 và được coi là nơi lưu trữ toàn bộ tri thức cũng như cung cấp các giải pháp đào tạo nội bộ và giáo dục trực tuyến cho công ty.
a. Giao diện hệ thống
Với những tính năng nổi bật như: Quản lý nội dung học tập, Lưu trữ khóa học, Phân phối khóa học, Kiểm tra sát hạch đánh giá, Chức năng báo cáo, Tổ chức kỳ thi, Quản lý học viên ...
Tùy thuộc vào từng đối tượng thì ứng dụng sẽ có các tác dụng khác nhau, ví dụ đối với người học là dược sĩ thì họ sẽ được học và ôn bài với tài liệu có sẵn bất cứ lúc nào; đối với giảng viên khi chấm bài thi thì chỉ cần chấm điểm từng câu, hệ thống sẽ tự động cập nhật và cộng điểm,...
Hiện nay, tất cả nhân viên của công ty có thể truy cập ứng dụng này trên các thiết bị thông minh có kết nối Internet, ví dụ: smartphone, laptop,.
Nhóm người dùng
Chủ de
Thêm chú đè
Hình 2.11 Giao diện của ứng dụng - Nguồn: Pharmacity
b. Sự tiện ích của việc sử dụng ứng dụng tại Pharmacity • Đối với giảng viên
Ứng dụng sẽ có nhiều tư cách khác nhau, trong đó có giảng viên. Tại Pharmacity, giảng viên không phải chấm bài bằng tay, cộng từng con điểm lại với nhau. Với sự tiện ích được cài đặt sẵn, giảng viên chỉ cần vào kỳ thi, chọn bài thi để chấm điểm, hệ thống sẽ có tất cả các bài thi cần được chấm điểm và chỉ cần chấm điểm từng câu, hệ thống sẽ tự động cập nhật và cộng điểm. Ngoài ra, giảng viên có thể nhận xét, củng cố kiến thức cho học viên ngay khi ở trên hệ thống.
Hình 2.12 Giao diện ứng dụng với tư cách giảng viên - Nguồn: Pharmacity
• Đối với học viên
Học viên có thể tải ứng dụng của trên Cửa hàng ứng dụng (CH play) trên điện thoại thông minh hệ điều hành Android hay IOS điều sử dụng được.
≡CLS Enterprise
Cõng ty TNHH phát triển Hương Việt
Gõ cài đặt Cập nhật
Tìm kiêm khóa học
rS" So khóa học: 35
[KTSP] - Nhóm thuốc kháng sinh & Điều trị đái tháo đường - Nhãn hàng...
A Lê Thị Hậu ìS 28-09-2021
> 0%
[KTSP] - Hôn dịch trị trào ngược Ebysta - Merap [THÁNG 10-01]
03-10-2021 100%
Q Nguyên Thị Thương tSJ Vô thời hạn 100% [KTSP] - Sán phẩm hỗ trợ về da, tuyến tiền liệt & thuốc cúa nhãn hàn...
19-09-2021 100%
Level 01 - Combokit [Ver 10.2020]
[KTSP] - Bệnh lý đau that lưng - Arcoxia - Sangpharma [THÁNG 09 -...
Hình 2.13 Logo và giao diện khi mở ứng dụng trên điện thoại - Nguồn: Pharmacity
Hình 2.14 Giao diện ứng dụng khi học viên sử dụng trên web - Nguồn: Pharmacity
Ngoài ra, học viên cũng có thể sử dụng trang web ứng dụng trên trình duyệt hoặc sử dụng laptop đều được (Hình 2.14). Trung tâm đào tạo tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để chương trình được tiếp cận tới học viên dễ dàng hơn. Khi học viên dùng trên trình duyệt, thông tin chương trình đào tạo, tất cả khóa học, kỳ thi của học viên đều được lưu trữ trên tài khoản cá nhân của mình. Mỗi học viên đều có một tài khoản cá nhân riêng và theo suốt trong quá trình đào tạo và làm việc tại Pharmacity.
• Đối với quản trị viên
Hình 2.15 Giao diện ứng dụng với tư cách quản trị viên - Nguồn: Pharmacity
Quản trị viên có rất nhiều tiện ích khi có ứng dụng trong vận hành đào tạo. Từ những báo cáo, người quản trị viên có thể biết được tình hình tham dự các khóa học của học viên. Quản trị viên có quyền triển khai khóa học mới, gán giảng viên, tổng hợp điểm của các kỳ thi thi. Cấp quyền mở khoá học, kỳ thi cho các giảng viên khác. Khi áp dụng công nghệ vào đào tạo, hầu như lượng công việc đã giảm hơn 50% so với những phương pháp truyền thống. Tất cả kết quả kỳ thi, báo cáo khóa học, báo cáo người dùng đã được tự động hóa. Việc của trung tâm đào tạo chỉ chỉnh sửa nếu cần thiết trong trường hợp có sai sót. Giảm được số lượng lớp đào tạo Onclass và chi phí đào tạo khi mở lớp. Đặc biệt khi đào tạo qua ứng dụng, số lượng học viên sẽ không bị giới hạn khi diện tích phòng học không cho phép nữa.
Đây là hình thức mà trung tâm đào tạo đang muốn chuyển hóa trong tương lai đối với một số chương trình đào tạo. Với hình thức này, người quản trị viên sẽ tạo một khóa học trên nền tảng của ứng dụng, xác định đối tượng cần tham gia và tiến hành gán các tài khoản người dùng vào khóa học và cài đặt ngày tới hạn mà các bạn cần phải hoàn thành. Sau đó, truyền thông cho các bạn nắm bắt thông tin để có kế hoạch hoàn thành kịp thời gian quy định.
2.11. Chất lượng đào tạo
Hiện tại, Pharmacity đang sử dụng ba phương pháp để đánh giá chất lượng đào tạo: chỉ số NPS, đánh giá năng lực qua các bài thi, tình huống giả định và sự tương tác của giảng viên và học viên.
Cảm nhận của khách hàng là thứ quyết định một doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không. Sử dụng chỉ số Net Promoter Score (NPS) là cách nhanh chóng và dễ dàng để tìm hiểu cảm nhận của khách hàng về doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch cải thiện và thu hút khách hàng. Và đối với Pharmacity thì khách hàng ở đây chính là các dược sĩ. Tiếp theo, đánh giá năng lực qua các bài thi và tình huống giả định được xem là một hình thức để đánh giá được chất lượng của chương trình đào tạo. Kết quả của phương pháp sẽ cho biết được năng lực của nhân viên và cũng như tính hiệu quả của một chương trình đào tạo. Cuối cùng là sự tương tác giữa giảng viên và học viên. Ở phương pháp này có thể hiểu rằng quá trình giảng dạy, học tập không đơn thuần là quá trình trao truyền kiến thức chuyên môn mà còn là quá trình giao tiếp để cả hai phía người dạy, người học học hỏi lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng và những nguồn năng lượng tích cực nhằm thúc đẩy tính tích cực của cả người dạy và người học để đạt được kết quả. Do đó, nếu bài giảng được chuẩn bị dẫu có kỹ càng, chỉn chu đến mấy mà sự tương tác giữa người dạy - người học không được thiết lập thì công việc giảng dạy cũng không thể đạt được kết quả mong muốn.
2.11.1. Đánh giá thông qua chỉ số Net Promoter Score (NPS)
NPS là một chỉ số đo lường sự hài lòng của nhân viên để đo lường khả năng họ giới thiệu thương hiệu với những người có liên quan khác. NPS là một tiêu
chuẩn mà các công ty dùng để đo lường, đánh giá và cải thiện lòng trung thành của nhân viên. Neu tin rằng khái niệm “nhân viên trung thành” chỉ tương đối, thì việc tìm ra và quản lý chỉ số NPS là một công cụ đắc lực giúp công ty giữ lại nhân viên và gia tăng tính cạnh tranh.
Hình 2.16 Mô tả thang đo chỉ số NPS - Nguồn: Pharmacity
NPS là một câu trả lời điển hình của câu hỏi “Trên thang điểm từ 0 đến 10, bạn có khả năng giới thiệu cho những người có liên quan khác như thế nào?”. Các câu trả lời cho câu hỏi này có thể được phân loại thành ba nhóm gồm Detractors - Passives - Promoters (Hình 2.16).
NPS của Pharmacity gồm những câu hỏi như: Mức độ hài lòng của anh/chị về phương pháp giảng dạy, Lý cho chính yếu nào để anh/chị cho mức điểm trên ,.. (Phụ lục 2) và tổng điểm số sẽ phân chia nhân viên vào các nhóm cụ thể như sau:
Promoters: là những nhân viên nhiệt tình, trung thành và họ sẽ giới thiệu với những người có liên quan khác về Công ty và mang lại đội ngũ nhân viên mới.
Passive: có nghĩa là người nhân viên thụ động, thờ ơ, họ có thể hài lòng tương đối do còn tồn tại những điểm chưa thỏa mãn trong tương lai họ có thể chuyển qua làm việc ở những công ty khác.
Detractors: là những nhân viên chắc chắn không hài lòng. Công ty không chỉ có nguy cơ mất họ, mà họ còn có thể gây tổn hại cho Công ty bằng cách chia sẻ những trải nghiệm không tốt với những người khác.
Với phương hướng lấy học viên làm trọng tâm, chỉ số NPS được đưa vào quá trình đào tạo với mong muốn các bạn học viên sẽ đánh giá chương trình đào tạo của mình và đưa ra những đóng góp tích cực giúp cho Công ty cải thiện và có hướng phát triển vượt bậc hơn. Một chương trình đào tạo thành công thì những điểm đánh giá của học viên chính là giá trị thể hiện tính hiệu quả của một chương trình đào tạo.
Tại Pharmacity, khi học viên tham dự lớp đào tạo, học viên sẽ check in, check out trên thiết bị di động của mình và thực hiện đánh giá đào tạo khi khóa học kết