Kết quả dựa vào tương tác giữa giảng viên với học viên

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ TẠICÔNG TY CỔ PHÀN DƯỢC PHẨM PHARMACITY 10598521-2364-012005.htm (Trang 63 - 74)

Giảng viên đánh giá sự tương tác của các học viên khi tham gia buổi học đối với cả ba hình thức là lắng nghe, chịu khó tương tác, tìm hiểu, đặt câu hỏi về kiến thức chuyên môn. Nhưng song song đó vẫn còn tồn tại như những nhóm sinh viên thụ động, không tương tác, chỉ tiếp nhận kiến thức một chiều từ phía giảng viên.

Học viên đánh giá về sự tương tác của giảng viên đối với học trực tiếp tại trung tâm đào tạo thì giảng viên hăng say trao đổi các vấn đề chuyên sâu, giải đáp

tận tình với học viên nhưng rào cản là sự truyền đạt đôi lúc chưa thực sự dễ hiểu. Đối với học online, với trường hợp số lượng học quá ít hoặc không sắp xếp được giảng viên để giảng riêng cho lớp học online, học viên đánh giá hầu như sự tương tác đến từ giảng viên là rất thấp. Còn đối với trường hợp số lượng học viên đông nhưng giảng viên nội bộ không đủ để đáp ứng thì sẽ thuê ngoài một số giảng viên để hỗ trợ. Trong tình huống này, mức độ đánh giá sự tương tác có phần cao hơn, truyền đạt dễ hiểu, thu hút nhưng các kiến thức của giảng viên thuê ngoài được đánh giá chưa thực sự chuyên sâu và đúng với tình hình hiện tại của Công ty. Cuối cùng là hình thức học qua ứng dụng thì sự tương tác của giảng viên và học viên hầu như không có. Điều này là một phần thiếu xót khi vận hành ứng dụng. Các học viên có thắc mắc cần giải đáp thì phải gửi mail cho trung tâm đào tạo, điều này gây mất thời gian và rườm rà, hiệu quả của ứng dụng chưa cao.

2.13. Đánh giá chung về chất lượng chương trình đào tạo của Pharmacity

Nghiên cứu này đã thực hiện khảo sát các học viên tại Pharmacity (số phiếu phát ra là 908 và thu về 874) với hai mục tiêu (1) chất lượng đào tạo, (2) khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chương trình đào tạo

Chất lượng dịch vụ phải đáp ứng nhu cầu người sử dụng cũng giống như chất lượng của công tác đào tạo nguồn nhân lực phải đáp ứng nhu cầu của học viên. Trong thời gian thực tập tại đây để tìm ra những mục tiêu mà chương trình đào tạo phải đáp ứng gồm 3 mục tiêu: giúp ích cho công việc đang làm, tự tin hơn khi làm việc và khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Để đánh giá một chương trình đào tạo có thực sự hiệu quả, có thực sự đáp ứng được sự mong đợi của học viên hay không thì cả 3 yếu tố trên đều là sự mong đợi của bất kỳ học viên nào khi tham gia một chương trình đào tạo.

Biểu đồ 2.7: Đánh giá của học viên về hiệu quả các chương trình đào tạo của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Pharmacity

□ Giúp ích cho công việc đang làm

□ Tự tin hơn khi làm việc

□ Klia năng vận dụng nhừng kiên thức đà học vào thực tê

Nguồn: Ket quả điều tra của bài nghiên cứu Sau khi thu thập thông tin, kết quả điều tra cho thấy, hiện tại Pharmacity đáp ứng được mục tiêu giúp ích cho công việc đang làm là tốt nhất, với 230 phiếu trả lời chiếm 26,31%, 307 phiếu đánh giá là khá chiếm 35,12%, 337 phiếu đánh giá là trung bình chiếm 38,56% và không có phiếu nào đánh giá là kém. Mục tiêu được đánh giá là tốt thứ hai là về việc cảm thấy tự tin hơn khi làm việc thì có 189 phiếu trả lời là tốt chiếm 21,63%, 277 phiếu đánh giá là khá chiếm 31,69% và có 408 phiếu trả lời là trung bình chiếm 46,68% và cũng không có phiếu nào đánh giá là kém. Và mục tiêu được đánh giá tốt cuối cùng là khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế thì chỉ có 84 phiếu trả lời tốt chiếm 9,61%, 204 phiếu trả lời khá chiếm 23,34%, có đến 538 phiếu đánh giá là trung bình chiếm 61,56% và 48 phiếu đánh giá là kém chiếm 5,49%. Mục tiêu sau cùng của các khóa đào tạo nguồn nhân lực là nâng cao trình độ chuyên môn, bổ sung kiến thức, kỹ năng cho học viên để học viên có thể áp dụng vào thực tiễn công việc, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty. Việc học viên không thể đem kiến thức được đào tạo áp dụng vào công việc cho thấy chất lượng đào tạo chưa cao, chưa bám sát với thực tế công việc của Công ty.

Với các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo là: trình độ chuyên môn và chất lượng giảng viên, sự truyền đạt kiến thức của giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ học tập và tài liệu học tập. Hai yếu tố đầu tiên được lựa chọn vì chất lượng đào tạo là kết quả của tổng hòa nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ giảng viên giữ vai trò quan trọng. Trong mỗi chương trình đào tạo, chất lượng đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều vào khả năng sư phạm, kiến thức và trình độ chuyên môn mà giảng viên được đào tạo, kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm giảng dạy mà giảng viên đã tích lũy. (TS. Phạm Thị Kim Anh, 2016). Về cơ sở vật chất và tài liệu học tập, do nơi đào tạo cần phải tạo sự thoải mái nhất cho học viên cũng như học phải gắn với hành, kết hợp với thực hành trên máy, và tài liệu học tập phải chi tiết để cung cấp đầy đủ 100% kiến thức cho học viên. (ThS. Nông Thị Ngọc Hà, 2019). Sau khi thu thập các thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, kết quả như sau:

Biểu đồ 2.8: Đánh giá của học viên sau quá trình đào tạo của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Pharmacity về chất lượng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật

□ Triiili độ chuyên môn và chât lượng giáo viên

□ Sự truyên đạt kiên thức của giáo viên

□ Cơ sở vật chât phục vụ học tập

□ Tài liệu học tập

Nguồn: Ket quả điều tra của bài nghiên cứu - Cơ sở vật chất: khi được hỏi đánh giá về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo thì cơ sở vật chất được đánh giá là tốt nhất, có tới 685 phiếu cho rằng tốt chiếm 78,38%, 189 phiếu trả lời khá chiếm 21,62% và không có phiếu nào trả lời trung bình hay kém. Vì phòng họp lớn của Công ty được trang bị đầy đủ, hiện đại máy tính, máy chiếu, hệ thống loa âm thanh tốt, đầy đủ bàn ghế học tập, bảng, phấn viết... với hơn 120 chỗ ngồi. Bên cạnh đó, Công ty bố trí thêm 2 phòng học nhỏ hơn với 30 và 15 chỗ ngồi, cũng được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ quá trình học tập. Ngoài các phòng học lý thuyết, Công ty còn bố trí các phòng để thực hành.

- Tài liệu học tập: được đánh giá ở mức tốt thứ hai sau cơ sở vật chất, có 597 phiếu chiếm 68,31%, 162 phiếu trả lời khá chiếm 18,54% và 115 phiếu đánh giá là

trung bình chiếm 13,16% và không có phiếu trả lời là kém. Hệ thống tài liệu cho người học, sách tham khảo, giáo trình, tạp chí chuyên ngành cho giảng viên cũng được trang bị đầy đủ.

- Trình độ chuyên môn và chất lượng giảng viên: được đánh giá ở mức tốt thứ ba, cho thấy có 451 phiếu đánh giá trình độ chuyên môn và chất lượng giảng dạy là tốt chiếm 51,60%, khá là 394 phiếu chiếm 45,08%, còn lại là trung bình, không phiếu nào chọn kém. Hầu hết giảng viên giảng dạy là giảng viên nội bộ trong Công ty. Họ đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, có thể mang những điều đã gặp trong thực tế giảng dạy cho học viên. Giảng viên là người lao động trong Công ty nên am hiểu môi trường làm việc, các quy định cũng như con người lao động - những học viên sẽ tham gia vào khóa đào tạo.

- Sự truyền đạt kiến thức của giảng viên: các chỉ số tương đối tốt nhưng nhìn chung thì lực lượng giảng viên còn có hạn chế do giảng viên nội bộ là họ hầu hết không được đào tạo kỹ năng sư phạm, khả năng truyền đạt cho học viên còn thấp, không tạo ra sự hứng thú cho người học. Giảng viên bên ngoài được đào tạo bài bản, khả năng sư phạm tốt, tuy vậy nhược điểm của nguồn giảng viên này là không am hiểu tình hình công ty nên nội dung bài giảng chưa theo sát thực tiễn, mang nặng tính lý thuyết. Do đó yếu tố này được đánh giá là mức tốt cuối cùng khi được hỏi về sự truyền đạt kiến thức của giảng viên, chỉ có 136 phiếu trả lời là tốt chiếm 15,56%, 515 phiếu trả lời khá chiếm 58,92%, có 164 phiếu đánh giá là trung bình chiếm 18,76% và tận 59 phiếu cho rằng kém chiếm 6,75%.

Từ thực trạng về hoạt động đào tạo và chất lượng đào tạo ở trên thì Pharmacity cần phải quan tâm đến các vấn đề sau đây:

- Đội ngũ giảng viên giảng dạy: Hầu hết giảng viên giảng dạy là giảng viên nội bộ trong Công ty. Họ đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, có thể mang những điều đã gặp trong thực tế giảng dạy cho học viên. Giảng viên là người lao động trong Công ty nên am hiểu môi trường làm việc, các quy định cũng như con người lao động - những học viên sẽ tham gia vào khóa đào tạo. Giảng viên nội bộ đa số là họ không được đào tạo kỹ năng sư phạm nên khả năng truyền đạt

(Demo) cho học viên còn thấp, không tạo ra sự hứng thú cho người học. Giảng viên bên29/02/2020 ! ⅜* IO ta

ngoài được đào tạo bài bản, khả năng sư phạm tốt, tuy nhiên nguồn giảng viên này là không am hiểu tình hình công ty nên nội dung bài giảng chưa theo sát thực tiễn, mang nặng tính lý thuyết.

- Với các khóa học trực tuyến: Vấn đề khi học online thường phải đối diện đó là đường truyền không ổn định, khiến cho mạch bài giảng của học viên bị ngắt quãng, thậm chí có khi bị mất kết nối. Điều này gây nên hậu quả là học viên không tiếp thu được 100% lượng kiến thức mà chương trình đào tạo mang đến. Ngoài ra, học viên không được tham gia học và thực hành các môn liên quan đến hệ thống máy POS của Pharmacity. Chẳng hạn như những môn kỹ năng cần hoạt động nhóm nhiều hơn, đóng vai giả định tình huống như: dịch vụ khách hàng vượt trội, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết than phiền,... học viên chỉ được nghe trên lý thuyết, chưa được nhìn thấy cách áp dụng như thế nào hay là những tình huống mình có thể gặp ở nhà thuốc như thế nào. Học viên không có quyền thuyết trình trong khi học vì thế khi nhiều bạn phát biểu cùng một lúc sẽ dễ dẫn đến tình trạng lớp học bị xáo trộn. Bên cạnh đó, giảng viên không kiểm soát được giờ ra, giờ vào lớp của học viên và khó theo dõi được quá trình học của học viên trong giờ học. Do đó, ta thấy được mục tiêu tự tin hơn khi làm việc, khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế được học viên đánh giá ở mức chưa tốt. Nếu quá trình học liên tục bị gián đoạn, không tham gia được các hoạt động nhóm, không được thực hành trực tiếp thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ và chất lượng chuyên môn dược của dược sĩ tại Pharmacity ở các khu vực tỉnh và khu vực lân cận TPHCM.

- Với các khóa học qua ứng dụng: Hiện tại, Pharmacity đang phát triển với mô hình kết hợp giữa đào tạo onclass, khóa học trực tuyến với các khóa học qua ứng dụng. Học viên sẽ tham dự học lý thuyết cùng với giảng viên, sau đó học viên sẽ truy cập vào ứng dụng để xem bài lại, đọc thêm tài liệu và sẽ có làm một số bài kiểm tra ngắn khoảng 15 - 30 phút tùy môn học. Hệ thống đang hoạt động với lượng người dùng và lượt truy cập chưa cao do không có nhiều khóa học hoàn toàn trên ứng dụng. Trung bình mỗi ngày có gần 1.000 lượt truy cập, đây là con số chưa thực sự cao, và chưa nói lên được tính hiệu quả của ứng dụng. Ngoài ra, hình thức học trên ứng dụng còn chưa đa dạng, thu hút người học do chỉ có tài liệu bằng Powerpoint, PDF hoặc các Video clip. Thêm vào đó, khi học trên ứng dụng nếu có thắc mắc thì học viên không thể trao đổi trực tiếp với giảng viên trên ứng dụng được mà phải gửi mail và chờ giảng viên giải đáp gây mất nhiều thời gian.

Công tác tổ chức thi tại các khu vực online gây khó khăn cho việc giám sát và kết quả bài thi không chất lượng do các bạn dược sĩ làm tại nhà và không có sự giám sát chặt chẽ khi các bạn làm bài qua ứng dụng. Điều này ảnh hưởng đến kết quả cũng như chất lượng đào tạo của Pharmacity nhưng chưa có một giải pháp cụ thể nào cho vấn đề này.

Nhu cầu phát triển ứng dụng đang được Pharmacity đặc biệt chú trọng khi có những khóa học ở phiên bản cũ vẫn còn tồn tại trên hệ thống. Điều này sẽ làm quản trị viên bị rối khi tìm khóa học để gán học viên. Cùng một môn đào tạo nhưng lại có nhiều phiên bản khác nhau, dễ gây nhầm lẫn khóa học khi thực hiện thao tác.

Level 1 - Nhãn hàng /Activate VVinaows

Pharmacity và sân phẩm dộc quyên (Demo)

07/04/2020 L⅜* ie'⅛] l2l

Hình 2.20 Giao diện xuất hiện các khóa

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, trình bày và giới thiệu tổng quan công ty về mục tiêu, giá trọ cốt lõi, quá trình hình thành và phát triển của công ty, cũng như có cấu tổ chức trong công ty để có cái nhìn tổng thể về Công ty ở thời điểm hiện tại. Nộ dung chính là giới thiệu chi tiết về các hình thức đào tạo hiện nay của Pharmacity cũng như là các phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo. Cùng với các phương pháp đánh giá trên, tiến hành phỏng vấn và thu thập biểu mẫu để nhìn thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của chương trình đào tạo. Từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở chương 3.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHARMACITY

3.1. Mục tiêu đào tạo trong tương lai gần của công ty

Đẩy mạnh đào tạo số lượng lớn dược sĩ có đầy đủ trình độ, chuyên môn cũng như kỹ năng để đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân sự cho 1000 nhà thuốc vào cuối năm 2021 và 5000 nhà thuốc vào cuối năm 2025 trên khắp cả nước.

Với mục tiêu đó thì Pharmacity phải cải thiện hơn nữa chất lượng chương trình đào tạo để đào tạo được một đội ngũ dược sĩ chất lượng, lớn mạnh có chuyên môn cao, kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu mở rộng trong thời gian sắp tới.

3.2. Ma trận SWOT về hoạt động đào tạo tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity

3.2.1. Điểm mạnh

Cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ môn học đáp ứng tối thiểu cho việc đào tạo trực tiếp tại trung tâm đào tạo. Hiện nay, phòng họp lớn của Công ty được trang bị đầy đủ, hiện đại máy tính, máy chiếu, hệ thống loa âm thanh tốt, đầy đủ bàn ghế học tập, bảng, phấn viết... với hơn 120 chỗ ngồi. Bên cạnh đó, Công ty bố trí thêm 2 phòng học nhỏ hơn với 30 và 15 chỗ ngồi, cũng được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ quá trình học tập. Ngoài các phòng học lý thuyết, Công ty còn bố trí các phòng để thực hành. Vì cơ sở vật chất rất quan trọng nên đây là điểm mạnh.

Tài liệu học tập liên quan được cung cấp cho người học, sách tham khảo, giáo

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ TẠICÔNG TY CỔ PHÀN DƯỢC PHẨM PHARMACITY 10598521-2364-012005.htm (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w