Thanh toán bằng ủy nhiệm chi

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNHNINH THUẬN 10598504-2355-011917.htm (Trang 32 - 34)

Khi nhận được UNC từ khách hàng, GDV thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm đảm bảo tính hợp pháp của nghiệp vụ và tính hợp lệ của chứng từ, xử lý và hạch toán như sau:

Tại ngân hàng người chi trả: kiểm tra 4 liên UNC khi nhận được từ người

chi trả

> Định khoản

Nợ TK Tiền gửi thanh toán của người chi trả

Có TK Tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng (Cùng ngân hàng) Có TK Chuyển tiền đi năm nay (Khác ngân hàng nhưng cùng hệ thống)

Có TK Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên (Khác hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ)

Có TK Tiền gửi thanh toán tại NHNN (Khác hệ thống, không tham gia thanh toán bù trừ, thanh toán từng lần qua NHNN)

> Xử lí chứng từ

~ 2 liên UNC dùng để ghi Nợ và báo Nợ cho người chi trả

“ 2 liên UNC dùng để ghi Có và báo Có cho người thụ hưởng (Cùng ngân hàng) hoặc 2 liên UNC kèm với các chứng từ lập thêm (cụ thể cho từng trường hợp) để thanh toán với ngân hàng người thụ hưởng (khác ngân hàng)

“ Lập thêm các chứng từ tương ứng cho từng trường hợp:

Khác ngân hàng nhưng cùng hệ thống: Lập thêm 2 liên giấy báo Có/ Lệnh chuyển Có. Một liên giấy báo Có/ Lệnh chuyển Có dùng làm chứng từ ghi Có TK Chuyển tiền đi năm nay, liên còn lại cùng với 2 liên UNC gửi cho ngân hàng cùng hệ thống.

Khác hệ thống có tham gia thanh toán bù trừ: Lập thêm 2 liên bảng kê thanh toán bù trừ. Một liên bảng kê thanh toán bù trừ dùng để ghi Có TK Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên, liên còn lại kèm với 2 liên UNC đem đi thanh toán bù trừ.

Khác hệ thống, không tham gia thanh toán bù trừ, thanh toán từng lần qua NHNN. Lập thêm 2 liên bảng kê chứng từ thanh toán qua NHNN. Một liên dùng để ghi Có TK Tiền gửi thanh toán tại NHNN, liên còn lại cùng với 2 liên UNC gửi NHNN nơi ngân hàng người chi trả mở tài khoản tiền gửi.

Tại ngân hàng người thụ hưởng: Khi nhận các chứng từ của NHNN hoặc

của ngân hàng người chi trả chuyển đến, sau khi kiểm tra xử lý và hạch toán như sau:

> Định khoản

Nợ TK Chuyển tiền đến năm nay (Khác ngân hàng nhưng cùng hệ thống)

Nợ TK Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên (Ngân hàng khác hệ thống có tham gia thanh toán bù trừ)

Nợ TK Tiền gửi thanh toán tại NHNN (Ngân hàng khác hệ thống, không tham gia thanh toán bù trừ, thanh toán từng lần qua NHNN)

Có TK Tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng

> Xử lý chứng từ

- 2 liên UNC một liên ghi Có TK Tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng, một liên báo Có người thụ hưởng.

- Giấy báo Có/ Lệnh chuyển Có dùng để ghi Nợ TK Chuyển tiền đến năm nay.

- Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ dùng để ghi Nợ TK Tiền gửi thanh toán tại NHNN

Tùy theo yêu cầu thanh toán của khách hàng mà ngân hàng sẽ thu phí chuyển tiền khác nhau. Các khoản thu này ghi vào phí dịch vụ thanh toán và phải tách riêng phần thuế giá trị gia tăng (tùy vào quy định của từng ngân hàng).

Nợ TK Tiền gửi thanh toán của người chi trả Có TK Thu phí dịch vụ thanh toán Có TK Thuế GTGT phải nộp

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNHNINH THUẬN 10598504-2355-011917.htm (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w