Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNHNINH THUẬN 10598504-2355-011917.htm (Trang 81)

3.1.1.1. Cơ hội

Trong tương lai, để nâng cao hiệu quả kinh doanh và bắt kịp với đà phát triển của nền kinh tế trong và ngoài nước, ngân hàng Công Thương Ninh Thuận phải chú trọng trong công tác tái cơ cấu hoạt động và tổ chức theo định hướng hợp lý hơn. Ngoài ra, hội nhập với nền kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội trao đổi, hợp tác giữa các ngân hàng nước ngoài trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra biện pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế ngân hàng trong các giao dịch tài chính quốc tế.

3.1.1.2. Thách thức

Hiện tại, thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid 19, nhiều nước rơi vào khủng hoảng sâu nền kinh tế và y tế. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một điểm sáng với việc thực hiện thành công mục tiêu phòng, chống dịch hiệu quả song song với việc phục hồi kinh tế. Tăng trưởng kinh tế năm 2020 thấp nhất trong 10 năm qua nhưng là một trong số ít các nước trên thế giới đạt tăng trưởng dương và thuộc nhóm cao nhất thế giới. Trong tình hình hiện nay, ngành ngân hàng không chỉ làm tốt chức năng cung ứng, phân bổ vốn mà còn giữ vai trò sát cánh cùng các tổ chức và người dân cùng vượt qua khó khăn phía trước qua đó đóng góp vào kết quả chung của nền kinh tế nước ta.

3.2. Giải pháp đối với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh

Ninh Thuận nhằm hoàn thiện công tác kế toán không dùng tiền mặt: -I- Về tổ chức bộ máy kế toán:

Ngân hàng Công Thương Ninh Thuận cần sắp xếp lại các quầy theo thứ tự rõ ràng hơn để không làm phân tán quỹ, tiết kiệm được nhiều thời gian cho giao dịch viên kiêm quỹ, vì khi giao dịch viên nhận giao dịch một lượng tiền lớn với khách hàng phải một quy trình rườm rà phức tạp từ xin xuất quỹ từ giao dịch viên kiêm quỹ đến việc phải có chữ ký xét duyệt từ kiểm soát viên (trưởng phòng giao dịch).

Giao dịch viên nên được phân thành hai lĩnh vực gồm: thẻ và tiền gửi thanh toán. Bộ phận tiền gửi sẽ tiếp nhận và thanh toán theo nhu cầu của khách hàng, bộ phận thẻ sẽ đảm nhận việc tư vấn và giải đáp cho khách hàng về các tiện ích khi sử dụng thẻ của ngân hàng. Điều này góp phần tiết kiệm thời gian chờ đợi cho khách hàng và giao dịch viên sẽ ít bị áp lực công việc làm cho phong cách phục vụ của họ với khách hàng sẽ tốt hơn.

-I- về tổ chức hợp lý, giám sát chặt chẽ công tác lưu giữ chứng từ

Ngân hàng cần đưa ra các quy định, hướng dẫn cụ thể việc tổ chức lưu trữ chứng từ giấy, cung cấp kệ, tủ đựng chứng từ đầy đủ, bố trí ngăn nắp, phòng bảo quản chứng từ rộng rãi, tạo điều kiện tốt nhất cho công tác lưu trữ chứng từ. Bên cạnh đó, ngân hàng cần thường xuyên giám sát công tác lưu trữ, nộp chứng từ của GDV, có biện pháp xử lý những trường hợp nộp chứng từ trễ hạn quy định, thất lạc chứng từ.

-I- về nâng cấp, cập nhật các phần mềm thanh toán hiện đại:

Trang bị cơ sở vật chất là một vấn đề khá quan trọng trong công tác kế toán, và hầu hết các giao dịch xảy ra đều được thực hiện trên máy tính và các chứng từ thường xuyên được in ra nên phải thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống máy in, khắc phục những lỗi phần mềm bằng cách luôn cập nhật nâng cấp các phần mềm ứng dụng cũ. Và ngân hàng cũng nên nâng cấp máy trạm Mosiac vì chương trình này thường xuyên bị lỗi, gây đứng máy gián đoạn công việc giao dịch và kiểm tra thông tin cho khách hàng.

-I- về đa dạng hóa trình độ chuyên môn nhân viên:

Trình độ nghiệp vụ đối với những mảng cần có sự chuyên sâu như kế toán bù trừ, kế toán thẻ, ngân hàng nên có những khóa đào tạo ngắn hạn dành cho GDV trước khi ngân hàng chuyển GDV làm những mảng đó, và cũng nhằm tạo điều kiện để nhân viên mới có thể học hỏi kinh nghiệm từ những cán bộ thâm niên trong việc xử lý nghiệp vụ và hạch toán trước khi tự giao dịch với khách hàng tại quầy, không nên hướng dẫn một cách máy móc, rập khuôn mà cần phải để các nhân viên mới có thể hiểu ý nghĩa của từng nghiệp vụ, từ đó có thể tự giải quyết vấn đề, tránh xảy ra

sai sót, nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngân hàng cần đa dạng hóa vị trí, công việc của các GDV bằng cách thay đổi vị trí, phân công GDV phụ trách những mảng khác nhau để GDV có thể học hỏi lẫn nhau, giúp phát triển kinh nghiệm, kỹ năng toàn diện hơn.

-I- về khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh ngân hàng điện tử của ngân hàng

Vấn đề còn tồn tại ở đây là số lượng chứng từ giấy phải lưu trữ quá nhiều. Ngân hàng nên khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán qua kênh ngân hàng điện tử, mọi giao dịch sẽ được thực hiện online hoàn toàn giúp ngân hàng ít phải lưu trữ chứng từ hơn là giao dịch trực tiếp tại phòng giao dịch. Đồng thời, khách hàng cũng có thể nhận các chứng từ liên quan đến giao dịch đã thực hiện từ Internet mà không cần phải đến ngân hàng vừa tiết kiệm thời gian mà chi phí cũng thấp hơn nhiều. Ngân hàng cần đẩy mạnh các hoạt động marketing, các chương trình hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ online này giúp khách hàng hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như tính tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm của chương trình. Để cải thiện lòng tin và thu hút khách hàng ưu tiên sử dụng dịch vụ của ngân hàng cần tiến hành trang bị hệ thống phần mềm hiện đại giúp hoạt động thanh toán diễn ra an toàn và nhanh chóng hơn, bảo mật thông tin khách hàng tốt hơn, tránh xảy ra tình trạng sai sót, giao dịch bị lỗi không thực hiện được hay thông tin khách hàng bị rò rỉ.

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Ninh Thuận:

3.3.1. Đối với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam:

Để ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần:

-I- Về tổ chức hợp lý, giám sát chặt chẽ công tác lưu giữ chứng từ:

Việc luân chuyển chứng từ của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam còn phải thông qua quá nhiều giai đoạn gây mất thời gian của khách hàng trong việc thanh toán thông qua ngân hàng. Mặt khác, tình trạng chứng từ giao dịch không có người phê duyệt hoặc phê duyệt chậm do trưởng phòng và kế toán trưởng không có

mặt làm kéo dài thời gian giao dịch của khách hàng ảnh hưởng đáng kể đến dịch vụ thanh toán nói chung cũng như chất lượng dịch vụ, uy tín của ngân hàng nói riêng.

Theo quy định của NHNN, khách hàng có thể giao dịch đến 17h nên việc kiểm chứng từ chỉ thực hiện sau đó, NH nên giảm bớt giai đoạn kiểm đếm số lượng từng loại chứng từ trên máy và thực tế có khớp nhau hay không, vì cuối ngày mỗi GDV in bảng liệt kê chứng từ điện tửtrong ngày để đối chiếu với các chứng từ trên giấy, và đánh số trên tất cả các chứng từ thì có thể kiêm luôn được số lượng chứng từ. NH nên xây dựng bộ phận tổng hợp chứng từ hoặc bộ phận hậu kiểm để bộ phận này thực hiện kiểm tra, đối chiếu ký xác nhận trên bảng liệt kê các giao dịch phát sinh trong ngày và thực hiện lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định sau khi người phê duyệt ký trên bảng liệt kê tổng hợp giao dịch của toàn CN

-I- về nâng cấp, cập nhật các phần mềm thanh toán hiện đại:

Ngân hàng cần tăng cường đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất, hiện đại hóa công nghệ thông tin, tiếp cận những hệ thống thanh toán hiện đại, nhanh chóng, an toàn, kết hợp với việc phát triển hệ thống thanh toán nội bộ, thanh toán liên ngân hàng để đảm bảo việc thanh toán được nhanh và có độ chính xác cao hơn.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần thực hiện kiểm tra định kỳ các trang thiết bị, máy móc, tiếp tục nghiên cứu và nâng cấp chương trình phần mềm thanh toán để giải quyết nhanh tình trạng không ổn định của đường truyền mạng hiện nay tại ngân hàng.

-I- về đa dạng hóa trình độ chuyên môn nhân viên:

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên bằng cách tổ chức nhiều đợt tập huấn, khóa đào tạo ngắn hạn, hướng dẫn sử dụng các phần mềm và cải thiện tốc độ xử lý chứng từ. Từ đó, các cán bộ ngân hàng sẽ làm việc hiệu quả hơn, tạo thiện cảm, niềm tin đối với khách hàng.

Cần khen thưởng các cán bộ nhân viên có những đóng góp tích cực trong việc bán hàng trong từng quý để khích lệ tinh thần làm việc và tạo thêm động lực phấn đấu để ngân hàng ngày càng phát triển hơn.

-I- về khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh ngân hàng điện tử của ngân hàng:

Ngân hàng cần tăng cường các hình thức marketing các sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng thông qua các mạng xã hội phổ biến ở nước ta bao gồm: Facebook, Instagram, Zalo, .... Hơn nữa, các cán bộ ngân hàng cần phổ biến những lợi ích của việc TTKDTM đến với khách hàng bằng việc tư vấn về các thức mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần bố trí địa điểm các phòng giao dịch khách hàng phân bố đều tại các khu vực thuận tiện giao thông đi lại và khu vực đông dân cư. Đặc biệt, ngân hàng cần thực hiện sự liên kết từ các điểm thanh toán, giao dịch để khách hàng có thể gửi tiền tại một điểm nhưng có thể rút ở bất cứ nơi nào.

3.3.2. Đối với ngân hàng Nhà nước:

3.3.2.1. Mở rộng phạm vi thanh toán điện tử liên ngân hàng:

Năm 2002, đánh dấu sự ra đời và đi vào hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã mang đến những kết quả khả quan cho ngành ngân hàng. Điều này cũng tạo ra tiền đề cho sự trưởng thành của các cán bộ ngân hàng trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào các nghiệp vụ liên ngân hàng để có được một môi trường thanh toán hiện đại ngày nay. Hệ thống giúp thanh toán vốn giữa các ngân hàng hiện đại nhất hiện nay do World Bank tài trợ, nó mang lại nhiều lợi ích mà điển hình là việc rút ngắn thời gian nhiều lần so với việc thanh toán trực tiếp, phí dịch vụ thanh toán của khách hàng cũng giảm đi đáng kể. Tuy nhiên hiện nay hệ thống này chỉ mới được triển khai ở một số thành phố lớn và các ngân hàng lớn trên tinh thần thử nghiệm chưa được phổ biến cả nước do đa số các ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu trang thiết bị kỹ thuật và việc tổ chức thực hiện. Do đó, ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trên toàn quốc có thể tham gia hệ thống thanh toán này.

3.3.2.2. Hoàn thiện một số hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến:

Đối với séc:

Séc ngày càng là hình thức thanh toán phổ biến và thông dụng trên toàn thế giới vì thỏa mãn được nhu cầu thanh toán đa dang cho nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Hiện nay, phạm vi thanh toán séc trong nước còn nhiều hạn chế làm giảm đi đáng kể tính hiệu quả của hình thức thanh toán này. Vậy nên, mục tiêu quan trọng nhất lúc này là ngân hàng cần có những phương án kịp thời để mở rộng phạm vi sử dụng séc về cả số lượng và khối lượng thanh toán điển hình như việc rút gọn bớt phức tạp, dễ kiểm tra, an toàn, khó làm giả, ....

❖ Đối với ủy nhiệm chi:

Ủy nhiệm chi là hình thức giao dịch được nhiều khách hàng lựa chọn nhất trong thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta. Để duy trì và phát huy được điều đó, ngân hàng Nhà nước cần cải thiện môi trường pháp lý ổn định và toàn diện hơn vì hiện nay việc thanh toán UNC ở nước ta bị giới hạn bởi các quyết định, thông tư, văn bản, chỉ thị nên còn nhiều lỗ hỏng. Vì vậy cần ban hành luật hay pháp lệnh về UNC để phân định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia và thuận lợi trong việc xử lý các trường hợp phát sinh trong quá trình giao dịch.

❖ Đối với thẻ ngân hàng:

Ở thời đại công nghệ 4.0, thẻ ngân hàng trở nên không thể thiếu đối với mọi người trên toàn thế giới. Vì thế nên việc đổi mới và cải tiến hình thức thanh toán thẻ ngân hàng ngày càng được ngân hàng chú trọng hơn, quan trọng nhất là yếu tố con người và trang thiết bị.

Thứ nhất, cán bộ thanh toán thẻ đòi hỏi phải hiểu biết và ứng dụng công nghệ thông tin tốt và trình độ dân trí ở địa phương cao thì mới am hiểu để áp dụng hình thức thanh toán này. Vì vậy ngân hàng cần có những phương án đào tạo tốt nhất để nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ ngân hàng trong việc tư vấn cho người dân biết những lợi ích mà thanh toán thẻ ngân hàng mang lại thay vì sử dụng tiền mặt.

Thứ hai, ngân hàng cần nghiên cứu lắp đặt những máy ATM thể hệ mới có thể làm được nhiều việc hơn hiện tại chỉ rút được tiền mặt điển hình như nhận được tiền

gửi của khách hàng vào tài khoản để họ không mất thời gian đến trụ sở ngân hàng mà vẫn gửi được tiền hay có thể tạo thẻ ngân hàng thông qua máy ATM, để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, dựa trên những khuyến điểm còn tồn tại trong công tác kế toán tại ngân hàng TMCP Công Thương Việ Nam chi nhánh Ninh Thuận, tác giả đã đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt, muốn nâng cao công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt trong nước tại ngân hàng cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngân hàng với khách hàng.

KẾT LUẬN

Trên thực tế, công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Hình thức thanh toán này giúp cho việc luân chuyển tiền tệ được đảm bảo an toàn, nhanh chóng và giảm đi đáng kể lượng tiền mặt trong lưu thông. Đặc biệt, Nhà nước có thể kiểm soát sự vận hành của tiền tệ trong các hoạt động kinh tế một cách dễ dàng hơn.

Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt không những tác động tích cực đối với phát triển kinh tế đất nước, mà còn mang lại nhiều lợi ích quyết định trong kinh doanh ngân hàng, tạo điều kiện để ngân hàng huy động được nhiều nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế hơn, ngân hàng thu được nguồn lợi nhuận với tỷ lệ rủi ro thấp nhất.

Và để thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nước, trước tiên cần nâng cao hiệu quả công tác kế toán liên quan đến nó, các NHTM cần xây dựng các quy trình cụ thể cho mỗi nghiệp vụ thu chi, mỗi hình thức thanh toán, quy định rõ số lượng các loại giấy tờ, trách nhiệm kiểm soát chứng từ của từng nhân viên. Bên cạnh đó, các ngân hàng phải không ngừng ứng dụng công nghệ khoa học tiến bộ vào công tác kế toán, giúp phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Trong thời gian thực tập vừa qua cùng với khối lượng kiến thức, lý luận đã

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNHNINH THUẬN 10598504-2355-011917.htm (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w