Thanh toán bằng Thư tín dụng

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNHNINH THUẬN 10598504-2355-011917.htm (Trang 37 - 40)

Thủ tục mở Thư tín dụng

Tại ngân hàng người chi trả: Khi nhận mở TTD cho khách hàng thì phải kiểm tra toàn bộ các chứng từ cần thiết, ngân hàng nhận mở TTD cho khách hàng trong

trường hợp người thụ hưởng mở tài khoản ở ngân hàng cùng hệ thống. Neu người thụ hưởng mở tài khoản ở ngân hàng khác hệ thống thì chỉ nhận mở TTD trong trường hợp trên địa bàn đó có ngân hàng cùng hệ thống hoạt động và các ngân hàng này có tham gia thanh toán bù trừ với nhau.

Sau khi kiểm tra thủ tục lập giấy xin mở TTD, bảo đảm tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, ngân hàng người chi trả xử lý: Ký tên và đóng dấu ngân hàng mình lên 2 liên đầu giấy mở TTD và ghi ký hiệu mật lên các liên giấy mở TTD.

> Định khoản

Nợ TK Tiền gửi thanh toán của người chi trả Có TK Tiền gửi để mở thư tín dụng

> Xử lý chứng từ

~ 1 liên giấy mở TTD dùng làm chứng từ ghi Nợ TK Tiền gửi thanh toán của người chi trả và ghi Có TK Tiền gửi để mở thư tín dụng

“ 1 liên giấy mở TTD dùng làm giấy báo Nợ gửi người chi trả

“ 2 liên đầu giấy mở TTD (gửi bằng thư qua Bưu điện hoặc chuyển hóa sang chứng từ điện tử để truyền qua hệ thống mạng máy tính của ngân hàng) đến ngân hàng người thụ hưởng

Thủ tục thanh toán thư tín dụng

Tại ngân hàng người thụ hưởng: Khi nhận được giấy mở TTD (dưới dạng

chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử) do ngân hàng người chi trả gửi đến, ngân hàng người thụ hưởng tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của giấy mở TTD. Sau đó ghi ngày nhận, ký tên, đóng dấu đơn vị trên các liên giấy mở TTD (nếu dưới dạng chứng từ điện tử thì phải in 2 liên ra giấy) và gửi 1 liên giấy mở TTD cho người thụ hưởng để làm căn cứ giao hàng, còn lại 1 liên lưu lại và mở sổ theo dõi giấy mở TTD đến. Sau đó, khi nhận được 4 liên bảng kê hóa đơn chứng từ do người thụ hưởng nộp vào, ngân hàng kiểm tra và đối chiếu các yếu tố, thời gian hiệu lực của TTD (tối đa là 3 tháng), nếu đúng thì tiến hành xử lý:

Định khoản

Nợ TK Thanh toán giữa các ngân hàng

TK Tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng

Xử lý chứng từ

- 1 liên bảng kê hóa đơn chứng từ giao hàng kèm theo liên giấy mở TTD đã lưu trước đây làm căn cứ ghi Có TK Tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng

- 1 liên bảng kê chứng từ giao hàng làm giấy báo Có gửi người thụ hưởng

- Lập 2 liên chứng từ thanh toán vốn thích hợp, 1 dùng để ghi Nợ TK Thanh toán giữ các ngân hàng, 1 liên kèm với 2 liên bảng kê hóa đơn chứng từ giao hàng gửi cho ngân hàng người chi trả.

> Tại ngân hàng người chi trả: Khi nhận được các chứng từ về thanh toán TTD của ngân hàng người thụ hưởng chuyển đến thì kiểm tra, đối chiếu và xử lý

Định khoản

Nợ TK Tiền gửi để mở thư tín dụng

Có TK Thanh toán giữa các ngân hàng

Xử lý chứng từ

~ 1 liên bảng kê hóa đơn chứng từ giao hàng dùng để ghi Nợ TK Tiền gửi để mở TTD, 1 liên bảng kê hóa đơn chứng từ giao hàng làm giấy tất toán TK Tiền gửi để mở TTD gửi người chi trả

“ Chứng từ thanh toán vốn dùng làm chứng từ ghi Có TK Thanh toán giữa các ngân hàng

Thư tín dụng thanh toán tiền 1 lần. Do vậy, sau khi thực hiện thanh toán, nếu trên tài khoản tiền ký gửi để mở TTD vẫn còn tiền, ngân hàng lập phiếu chuyển khoản tất toán tài khoản này.

Định khoản

Nợ TK Tiền gửi để mở thư tín dụng

Có TK Tiền gửi thanh toán của người chi trả Và gửi giấy báo Có cho người chi trả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNHNINH THUẬN 10598504-2355-011917.htm (Trang 37 - 40)