Thanh toán bằng Séc

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNHNINH THUẬN 10598504-2355-011917.htm (Trang 35 - 37)

Thủ tục bảo chi séc

Khi nhận được 2 liên giấy đề nghị bảo chi séc và tờ séc đã ghi đầy đủ các yếu tố, có đủ chữ ký và con dấu (nếu có). Ngân hàng kiểm soát đối chiếu và kiểm tra các điều kiện để thực hiện bảo chi tờ séc theo quy định, nếu đủ điều kiện thì sẽ làm thủ tục bảo chi séc và hạch toán (nếu có yêu cầu ký quỹ):

Ghi ngày, tháng, năm và ký tên đóng dấu của người bị ký phát, kèm cụm từ “Bảo chi” lên mặt trước của tờ séc.

Giao tờ séc đã làm xong thủ tục bảo chi cho khách hàng

> Định khoản

Nợ TK Tiền gửi thanh toán của người ký phát Có TK Tiền gửi để đảm bảo thanh toán séc

> Xử lý chứng từ:

~ 1 liên giấy yêu cầu bảo chi séc dùng làm chứng từ ghi Nợ TK Tiền gửi thanh toán của người ký phát, đồng thời ghi Có TK Tiền gửi để đảm bảo thanh toán séc của người ký phát, 1 liên còn lại báo Nợ giao cho người bảo chi séc.

Thủ tục thanh toán Séc -I- Thanh toán Séc lĩnh tiền mặt

Kiểm soát số dư tài khoản của người phát hành và giấy CMND của người lĩnh tiền mặt, đủ điều kiện thì hạch toán:

> Định khoản

Nợ TK Tiền gửi thanh toán/ Tiền gửi đảm bảo thanh toán séc của người bị ký phát Có TK Tiền mặt

> Xử lý chứng từ

~ Tờ séc dùng làm căn cứ ghi Nợ TK Tiền gửi thanh toán của người ký phát hoặc TK Tiền gửi đảm bảo thanh toán séc.

“ 1 liên bảng kê nộp séc dùng để báo Nợ tài khoản người ký phát hoặc dùng để thông báo cho khách hàng về việc tất toán TK Tiền gửi đảm bảo thanh toán séc, 1 liên làm căn cứ ghi Có TK Tiền mặt, liên còn lại làm biên nhận rút tiền mặt cho người thụ hưởng.

-I- Thanh toán séc chuyển khoản

Tại ngân hàng phát hành: Sau khi kiểm tra séc của ngân hàng thụ hưởng chuyển

đến hoặc người thụ hưởng nộp vào. Neu séc hợp lệ và đủ điều kiện thanh toán, ngân hàng tiến hành xử lý và thực hiện thanh toán như sau:

> Định khoản

Nợ TK Tiền gửi thanh toán của người ký phát

Có TK Tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng (Cùng ngân hàng) Có TK Chuyển tiền đi năm nay (Khác ngân hàng nhưng cùng hệ thống)

Có TK Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên (Khác hệ thống, có tham gia thanh toán bù trừ)

> Xử lý chứng từ

- Tờ séc dùng làm chứng từ ghi Nợ TK Tiền gửi thanh toán của người ký phát

- 1 liên bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ báo Nợ người ký phát

- 2 liên bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ ghi Có TK Tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng và báo Có cho người thụ hưởng (séc thanh toán cùng ngân hàng) hoặc 2 liên bảng kê nộp séc kèm với các chứng từ lập thêm (cụ thể cho từng trường hợp) để thanh toán với ngân hàng người thụ hưởng (séc thanh toán khác ngân hàng).

- Lập thêm các chứng từ tương ứng cho từng trường hợp:

Khác ngân hàng nhưng cùng hệ thống: Lập thêm 2 liên giấy báo Có/ Lệnh chuyển tiền đi năm nay, liên còn lại cùng với 2 liên bảng kê nộp séc gửi cho ngân hàng cùng hệ thống.

Khác hệ thống, có tham gia thanh toán bù trừ: Lập thêm 2 liên bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ, 1 liên bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ dùng làm chứng từ ghi Có TK Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên, liên còn lại kèm với 2 liên bảng kê nộp séc đem đi thanh toán bù trừ.

Tại ngân hàng người thụ hưởng: Khi nhận được lệnh chuyển Có/ bảng kê

thanh toán bù trừ thì kiểm tra mật mã, in ra chứng từ và xử lý .

> Định khoản

Nợ TK Chuyển tiền đến năm nay (Khác ngân hàng nhưng cùng hệ thống)

Nợ TK Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên (Khác hệ thống, có tham gia thanh toán bù trừ)

Có TK Tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng

> Xử lý chứng từ

~ Giấy báo Có/ Lệnh chuyển Có dùng làm chứng từ ghi Nợ TK Chuyển tiền đến năm nay

“ Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ dùng làm chứng từ ghi Nợ TK Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên

“ 2 liên bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ ghi Có TK Tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng và báo Có cho người thụ hưởng.

“ Trường hợp thanh toán séc có bảo chi, khi người thụ hưởng nộp séc vào ngân hàng người thụ hưởng, ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp lệ và tiến hành xử lý, hạch toán báo Có cho người thụ hưởng ngay (thực tế tùy theo quy định từng ngân hàng), sau đó gửi séc, bảng kê nộp séc và các chứng từ thanh toán vốn cho ngân hàng phát hành xử lý .

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNHNINH THUẬN 10598504-2355-011917.htm (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w