3.3.3. Tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính đã giúp hiệu chỉnh thang đo cho các thành phần tròn nghiên cứu như sau:
- Lược bỏ bớt 1 biến quan sát và hiệu chỉnh từ ngữ cho một biến quan sát. - Như vậy, mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực
tuyến trên kênh thương mại điện tử Shopee tại Thanh phố Hồ Chí Minh” sử dụng 5 khái niệm thành phần tác động đến ý định mua sắm và 21 biến quan sát có trong mô hình này.
3.4. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được tiến hành nhằm thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát được hoàn chỉnh sau khi thực hiện nghiên cứu định tính. Thông tin thu thập
được dùng để đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo, kiểm định thang đo và kiểm
định sự phù hợp của mô hình.
3.4.1. Thiết kế mẫu
Đối với nghiên cứu này tác giả lựa chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện. Để chọn mẫu phù hợp, theo Hair và cộng sự (2006), cỡ mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần số biến quan
sát, n=5k (trong đó n là số mẫu cần khảo sát, k là số biến quan sát). Do đó, số mẫu ít nhất cần thu thập trog nghiên cứu này là 105 mẫu cho 21 biến quan sát.
Trong phân tích hồi quy tuyến tính, theo Tabachnick& Fidell (1991) thì cỡ mẫu được
tính theo công thức N ≥ 8m + 50(trong đó: N là số mẫu cần khảo sát, m là số biến độc lập). Nghiên cứu này bao gồm 4 biến độc lập. Do đó, số lượng mẫu tối thiểu để thực hiện hồi quy tuyến tình là 82.
Dự kiến nghiên cứu này sẽ lấy mẫu với kích thước 150 mẫu cho 21 biến quan sát. Kích thước này sẽ là cơ sở để chuẩn bị số lượng 170 bảng câu câu hỏi sẽ được phát đi.
3.4.2. Thu thập dữ liệu
được thiết kế thông qua công cụ Google Form, sau đó sẽ gửi đường dẫn của bảng câu hỏi qua các kênh trực tuyến và kết quả khảo sát được ghi vào cơ sở dữ liệu.
Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian: Tháng 07 năm 2021 đến tháng 08 năm 2021.
3.4.3. Phân tích dữ liệu
Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:
- Bước 1.Chuẩn bị thông tin: tổng hợp kết quả trả lời bảng câu hỏi khảo sát, mã
hóa các
thông tin cần thiết, tiến hành nhập dữ liệu và phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS
20.
- Bước 2. Thống kê: thực hiện thống kê mô tả dữ liệu thu thập được.
- Bước 3. Đánh giá độ tin cậy: thực hiện đánh giá thang đo bằng phân tích Cronbach
Alpha.
- Bước 4. Phân tích yếu tố khám phá: phân tích thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).
- Bước 5. Phân tích hồi quy đa biến: tiến hành phân tích hồi quy đa biến và kiểm định
các giả thuyết của mô hình với mức ý nghĩa là 5%.
❖Kiểm định thang đo
Thang đo được kiểm định độ tin cậy thông qua đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Mục đích của đánh giá này là cho phép phân tích nhằm tìm ra những mục câu hỏi cần giữ lại và những mục câu hỏi cần bỏ đi trong các mục đưa vào kiểm tra (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Hệ số tương quan biến tổng: các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ hơn
0.3 sẽ
❖ Phân tích yếu tố khám phá EFA
Phân tích yếu tố khám phá dùng để rút gọn các tập hợp các yếu tố quan sát thành một tập hợp các yếu tố chính có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các yếu tố với các biến quan sát. Trong phân tích yếu tố khám phá, các nhà phân tích thường quan tâm đến một số tiêu chí bao gồm:
- Hệ số tải yếu tố hay trọng số yếu tố (Factor loadings): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các yếu tố, hệ số này ≥ 0.5 (Hair và cộng sự, 1998). - Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy): là một chỉ
số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích yếu tố. nếu KMO trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích yếu tố là thích hợp với dữ liệu; ngược lại, KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích yếu tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc,2005).
- Đối với thang đo đa hướng, sử dụng phương pháp trích yếu tố và điểm dừng khi trích các yếu tố EigenValue lớn hơn hoặc bằng 1. Phương pháp này được cho rằng sẽ phản ánh dữ liệu tốt hơn khi dùng Principal Components với phép quay Varimax (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Đối với thang đơn hướng thì sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Components. Thang đo chấp nhận được khi tổng phương sai trích được bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007).
❖ Phân tích hồi quy đa biến
Phân tích tương quan Pearson được thực hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
Mục đích để đánh giá các biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc được xét cho từng biến độc lập. Với mức ý nghĩa Sig. của hệ số hồi quy nhỏ hơn 0,05 (Sig.<0,05), tương ứng độ tin cậy là 95%, khi đó được kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
Sau khi kết luận hai biến có mối quan hệ tuyến tính với nhau thì có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân qủa này bằng hồi quy tuyến tính (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2005).
Phân tích hồi quy đa biến để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, được thực hiện theo phương pháp Enter (tất cả các biến được đưa vào một lần và đánh giá thống kê mô tả) . Các nà nghiên cứu sẽ đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu thông qua
Giới tính Số lượng Tỷ lệ
Nam 135 60,5%
Nữ 88 39,5%
thuộc có mối liên hệ với toàn bộ biến độc lập hay không, khi Sig. < 0.05, mô hình xây dựng phù hợp và ngược lại.
Đánh giá sự khác biệt giữa các yếu tố thông qua kiểm định ANOVA, phân tích ANOVA cho thấy trị số F với mức ý nghĩa Sig. Nếu Sig. <0.05 thì mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 tác giả đã trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu. Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn tay đôi và nghiên cứu định lượng được thực hiện phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Bên
cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày chi tiết về nghiên cứu định lượng bao gồm thiết kế mẫu, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4 sẽ trình bày về kết quả thực hiện nghiên cứu gồm: mô tả dữ liệu thu thập được, tiến hành đánh giá và kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu.
4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát
Mau được thu thập theo phương pháp thuận tiện dưới hình thức bảng câu hỏi khảo sát. Số lượng bảng câu hỏi được phát đi khoảng 350 bảng thông qua các kênh mạng xã hội, email. Ket quả thu về được 238 bảng trả lời, trong đó có 15 bảng không hợp lệ (do đối tượng tham gia khảo sát không nằm trong điều kiện khảo sát và một số câu trả lời người tham gia khảo sát chỉ lựa chọn 1 phương án). Vì vậy, kết qủa cuối cùng còn lại 223 bảng trả lời hợp lệ được đưa vào phân tích định lượng.
4.1.1. Thông tin đối tượng tham gia khảo sát
❖Tỷ thệ giới tính của người tham gia khảo sát
Qua thống kê trong mẫu quan sát có số lượng giới tính nữ là 60,5% nhiều hơn giới tính nam giới với 39,5%