Qua kết quả nghiên cứu ở chương 4, tác giả trình bày một số hàm ý quản trị nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp TMĐT điển hình là Shopee một số giải pháp để gia tăng ý định mua sắm và tỷ lệ quay lại mua hàng của người tiêu dùng.
❖ Nhận thức sự hữu ích
Yếu tố Nhận thức sự hữu ích tác động tích cực đến Ý định mua sắm của khách hàng (β1 = 0,097). Điều này cho thấy vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế khiến khách hàng cảm thấy việc mua hàng thông qua Shopee. Bên cạnh những tiện ích như thông tin
được cung cấp đầy đủ, khách hàng có thể tiến hàng mua sắm tại bất kì đâu và thời gian nào thì việc khách hàng phải chờ đợi quá lâu để có thể nhận được hàng từ nhà bán hay tổng chi phí cho một đơn hàng lớn hơn chi phí khi khách hàng mua ở cách kênh truyển thống làm ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm mua sắm.
Để cải thiện được thời gian đơn hàng tới tay của người tiêu dùng, Shopee cần phải tối ưu hoá hơn quy trình vận chuyển từ nhà bán đến với khách hàng thông qua tự chủ được bộ phận giao hàng và làm việc thêm với nhiều đối tác vận chuyển bên ngoài. Bên cạnh đó, Shopee cũng cần có những hướng dẫn cũng như quy định giúp các nhà bán có thể chủ động dự báo được nhu cầu mua sắm để có thể chuẩn bị đủ số lượng hàng
để có thể đưa ngay đến tay khách hàng khi phát sinh đơn hàng. Ngoài ra, Shopee cũng cần tối ưu chi phí cho đơn hàng thông qua việc kết hợp với nhà bán tạo ra các Combo sản phẩm giúp nâng cao giá trị đơn hàng và giảm tỷ lệ chi phí vận chuyển, thêm nữa Shopee cũng cần có chính sách thu hút các nhà cung cấp đầu ngành nhằm đạt ưu thế về giá bán sản phẩm.
❖ Nhận thức tính dễ sử dụng
Yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng có tác động thấp đến Ý định mua sắm của khách
hàng (β2 = 0,066). Có thể thấy việc thao tác khi mua sắm trên các nền tảng của Shopee 61
Do đó, Shopee cần phải cải thiển được giao diện trên các nền tảng website và ứng
dụng trên điện thoại sao cho trực quan, dễ thao tác hơn. Đặc biệt, quá trình làm quen với
công nghệ mới đòi hỏi phải có thời gian làm quen cho nên Shopee cũng cần có những chương trình ưu đãi cho sản phẩm hướng đến đối tượng trung niên để thu hút họ thường
xuyên truy cập hơn. Bên cạnh đó cũng cần có những mô tả, hướng dẫn chi tiết cách sử dụng ngay trên nền tảng để khách hàng có thể tham khảo khi cần.
❖ Chuẩn chủ quan
Chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến Ý định mua sắm của khách hàng (β3 =0,283). Việc thường xuyên được nghe gợi ý, đánh giá tích cực về Shopee cũng khiến thu hút thêm rất nhiều khách hàng tham gia mua sắm trên nền tảng này. Khi xuất hiện nhu cầu mua sắm và phân vân không biết đến địa điểm mua sản phẩm ở đâu, những người xung quanh thường có xu hướng đưa ra gợi ý nên thử tìm kiếm sản phẩm đó trên Shopee do đó đã gia tăng được đáng kể số lượng người tham gia mua sắm. Bên cạnh đó,
các chiến dịch quảng cáo của Shopee cũng thường xuyên có sự góp mặt của người nổi tiếng có ảnh hưởng nên cũng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Shopee cần có thêm các chương trình ưu đãi để thúc đẩy việc giới thiệu người dùng mới tham gia mua sắm trên nền tảng như tặng mã giới thiệu, phiếu giảm giá. Đồng
thời Shopee cũng cần đẩy mạnh thêm các chương trình liên kết với người có ảnh hưởng để đưa thương hiệu của Shopee đến với tâm trí của người tiêu dùng nhiều hơn nữa.
❖ Sự tin cậy
Sự tin cậy có tác động tích cực nhất đến Ý định mua sắm của người tiêu dùng (β4
=0,383). Qua quá trình trải nghiệm mua sắm, khách hàng cảm nhận được chất lượng sản
phẩm khi mua tại Shopee không có sự khác biệt nhiều so với các hình thức mua sắm khác, các chương trình quảng cáo của Shopee đưa đến thông tin hữu ích và đúng sự thật
tránh được các cuộc tấn công từ bên ngoài gây tổn hại đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Shopee cũng cần xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề phát sinh khi trải nghiệm mua sắm.