KHÁI QUÁT CHUNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CHO THUÊ HOẠTĐỘNG TẠI BAN QUẢN LÝ CAO ỐC VĂN PHÒNG THUỘCTÔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598407-2221-010603.htm (Trang 31)

NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ

Theo Excutive Summary Internal Control - Intergrated Framework COSO (2013, p.3), kiểm soát nội bộ được định nghĩa như sau: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình, được

thực hiện bởi ban giám đốc của đơn vị, người quản lý-cố vấn và nhân sự khác, được thiết

kế để cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu liên quan đến hoạt động,

báo cáo và tuân thủ”.

Định nghĩa này phản ánh các khái niệm cơ bản:

Kiểm soát nội bộ là một quá trình: KSNB không phải là một sự kiện hay tình huống,

mà là một chuỗi các nhiệm vụ và hoạt động đang diễn ra trong doanh nghiệp. KSNB

giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu của mình.

Kiểm soát nội bộ bị chi phối bởi con người: KSNB bị chi phối bởi con người trong

đơn vị (bao gồm ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên). Con người đặt ra

mục tiêu

và đưa cơ chế kiểm soát vào hoạt động hướng tới các mục tiêu đã định. Nhưng KSNB

không chỉ đơn thuần về hướng dẫn chính sách và thủ tục, hệ thống và biểu mẫu,

Theo Pinky Ndaba (2018), kiểm soát nội bộ là các hệ thống và thủ tục được thiết kế để đảm bảo rằng tất cả nhân viên thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có đạo đức, trung thực và đảm bảo độ tin cậy liên tục của hệ thống kế toán.

Theo Olufemi Adepoju Aladejebi (2017), kiểm soát nội bộ là một tập hợp các chính

sách và thủ tục nhằm bảo vệ các tài sản bị lạm dụng của công ty, đảm bảo thông tin kế toán chính xác của công ty và tất cả các quy định pháp lý và quản lý đã được tất cả các nhân viên của công ty.

1.1.2 Sự cần thiết của hệ thống kiểm soát nội bộ

Theo Campbell và Hartcher (2010), kiểm soát giúp hỗ trợ các mục tiêu của doanh nghiệp, bảo vệ tài sản, xác định và ngăn chặn gian lận và sai sót. Kiểm soát dẫn đến việc

thúc đẩy hiệu quả việc quản trị, nâng cao tính xác thực các giao dịch qua việc phê duyệt và giảm thiểu các sự kiện không mong muốn. KSNB đảm bảo báo cáo tài chính được trình bày kịp thời và hợp lý, ghi lại tất cả giao dịch và kiểm soát số tiền chính xác với phân loại phù hợp.

Hoạt động KSNB hiệu quả là điều cần thiết cho sự thành công của một công ty. Doanh nghiệp sẽ thu được dòng chảy lợi nhuận vô hạn từ việc chấp hành các quy trình được đề ra, từ đó sẽ làm tăng giá trị cho công ty (Nor Azimah, 2013).

KSNB tốt dẫn đến quản lý hiệu quả, hài hòa và thúc đẩy khả năng của công ty trong

việc tạo ra giá trị và tối ưu hóa việc sử dụng vốn (Muceku, 2014).

KSNB doanh nghiệp rất quan trọng trong việc giải quyết tình trạng kinh tế khó khăn vì các doanh nghiệp có nhu cầu giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả (Bhatti, Iftikhar,

Mục tiêu hoạt động: Mục tiêu này liên quan đến hiệu lực và hiệu quả của hoạt động của đơn vị, bao gồm các mục tiêu hoạt động và hoạt động tài chính và bảo

vệ tài

sản không bị mất mát.

Mục tiêu báo cáo: Những mục tiêu này liên quan đến tài chính bên trong và bên ngoài và báo cáo phi tài chính; bao gồm độ tin cậy, kịp thời, minh bạch, hoặc các điều

khoản khác theo các văn bản pháp lý của nhà nước, hoặc chính sách của đơn vị.

Mục tiêu tuân thủ: Mục tiêu này liên quan đến việc tuân thủ luật và quy định Theo Addisalem Assefa, Lididya Tezera, Worknesh Bawe (2014) hệ thống kiểm soát nội bộ không chỉ giúp duy trì một phương pháp xử lý dữ liệu kế toán thích hợp mà còn bảo vệ công ty trước những tổn thất tài chính có thể xảy ra do gian lận, nhầm lẫn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ

Theo COSO (2013), hệ thống KSNB gồm 5 cấu phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau:

1.1.4.1 Môi trường kiểm soát:

Môi trường kiểm soát thiết lập một tiếng nói chung trong doanh nghiệp bằng cách tạo ảnh hưởng tới ý thức của cá nhân trong đơn vị.

Theo COSO (2013), môi trường kiểm soát tập hợp các tiêu chuẩn, quy trình cung cấp cơ sở để thực hiện KSNB trong toàn tổ chức. Ban giám đốc và quản lý cấp cao thiết lập quan điểm ở cấp cao nhất về tầm quan trọng của việc kiểm soát bao gồm các tiêu chuẩn ứng xử. Ban lãnh đạo củng cố kỳ vọng ở các cấp độ khác nhau của đơn vị.

Một số nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát (Nguyễn Thị Ngọc Thọ, 2015):

Phong cách điều hành và triết lý ban quan trị: Thực chất của một hệ thống kiểm

soát hiệu quả nằm trong quan điểm và cách thức điều hành của người quản lý.

Nếu như

Tính trung thực và giá trị đạo đức: Đây là những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thiết kế, hoạt động và giám sát các kiểm soát. Việc thực thi tính

chính trực và các giá trị đạo đức bao gồm các nội dung như: biện pháp của Ban

lãnh đạo

để loại bỏ hoặc giảm thiểu các động cơ xúi giục nhân viên tham gia vào các hành động

thiếu trung thực, bất hợp pháp, hoặc phi đạo đức. Việc truyền đạt các chính sách

của đơn

vị về tính chính trực và các giá trị đạo đức bao gồm truyền đạt về các chuẩn mực hành

vi thông qua các chính sách của đơn vị, các quy tắc đạo đức.

Cơ cấu tổ chức - Phân định quyền hạn và trách nhiệm: Cơ cấu tổ chức trong đơn vị phản ánh việc phân chia quyền lực, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi

người trong

tổ chức ấy cũng như mối quan hệ hợp tác, phối hợp, kiểm soát và chia sẻ thông

tin lẫn

nhau giữa những người khác nhau trong cùng một tổ chức.

Chính sách nhân sự: Các chính sách và thông lệ liên quan đến các hoạt động tuyển

dụng, định hướng, đào tạo, đánh giá, hướng dẫn, thăng tiến nhân viên, lương,

thưởng và

các biện pháp khắc phục sai sót.

Kiểm toán nội bộ

Nguyên tắc mở rông của COSO 2013:

Nguyên tắc 1: Đơn vị thể hiện được cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức.

Nguyên tắc 2: HĐQT chứng minh được sự độc lập với nhà quản lý và thực thi việc giám (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các rủi ro đe dọa các mục tiêu của mình. Trên cơ sở nhận dạng và phân tích các rủi ro, nhà quản lý sẽ xác định rủi ro nên được xử lý như thế nào.

Tiền đề cho việc đánh giá rủi ro là việc đặt ra mục tiêu bao gồm mục tiêu chung và

mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động của doanh nghiệp. Đánh giá rủi ro cũng yêu cầu nhà quản lý cân nhắc những thay đổi có thể xảy ra của môi trường bên ngoài cũng như bên trong tổ chức; những thay đổi này có thể cản trở khả năng đạt được các mục tiêu.

Nguyên tắc mở rông của COSO 2013:

Nguyên tắc 6: Đơn vị phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ để xác định và đánh giá các rủi ro phát sinh trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị.

Nguyên tắc 7: Đơn vị phải nhận diện rủi ro trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị, tiến

hành phân tích rủi ro để xác định rủi ro cần được quản lý như thế nào.

Nguyên tắc 8: Đơn vị cần xem xét các loại gian lận tiềm tàng khi đánh giá rủi ro đối với việc đạt mục tiêu của đơn vị.

Nguyên tắc 9: Đơn vị cần xác định và đánh giá những thay đổi của môi trường ảnh hưởng

đến KSNB.

1.1.4.3 Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát là các hành động được thiết lập thông qua các chính sách và thủ tục giúp đảm bảo rằng các chỉ thị của ban lãnh đạo được thực hiện. Các hoạt động kiểm soát được thực hiện ở tất cả các cấp của đơn vị, ở các giai đoạn trong quy trình kinh

doanh và trên môi trường công nghệ (COSO, 2013).

Theo Ramos (2004) để kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của thông tin cũng như sự ủy quyền của các giao dịch thì một loạt các hoạt động kiểm soát phải được thực hiện. Các thủ tục kiểm soát là những chính sách, quy định quy trình, thủ tục về nghiệp vụ giúp cho việc thực hiện chính xác các chỉ đạo của nhà quản lý. Nó đảm bảo các hoạt

Các hoạt động kiểm soát được xây dựng theo 3 nguyên tắc chỉ đạo chung sau đây: phân công, phân nhiệm - bất kiêm nhiệm - ủy quyền và phê chuẩn.

Nguyên tắc mở rộng của COSO 2013:

Nguyên tắc 10: Đơn vị phải lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát để góp phần hạn chế các rủi ro giúp đạt mục tiêu trong giới hạn chấp nhận được.

Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát chung với công nghệ hiện đại để hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu.

Nguyên tắc 12: Đơn vị tổ chức triển khai hoạt động kiểm soát thông qua nội dung các chính sách đã được thiết lập và triển khai chính sách thành các hành động cụ thể.

Thủ tục kiểm soát nội bộ

Theo Addisalem Assefa, Lididya Tezera, Worknesh Bawe (2014) các biện pháp kiểm soát được thiết lập phải đảm bảo rằng:

■ Tất cả doanh thu của công ty phải được ghi nhận trong hồ sơ kế toán.

■ Mọi khoản chi đều được ủy quyền hợp lệ và các khoản thanh toán chỉ được thực hiện cho hàng hóa hoặc dịch vụ đã hoặc sẽ nhận được.

■ Tất cả tài sản được ghi chép và bảo vệ hợp lý

■ Các sai sót và bất thường trong việc xử lý thông tin kế toán sẽ được công bố.

Các thủ tục kiểm soát phổ biến:

> Phân chia nhiệm vụ

Việc phân chia nhiệm vụ được thiết kế để giảm thiểu sai sót và gian lận bằng cách đảm bảo rằng ít nhất hai cá nhân chịu trách nhiệm về các phần riêng biệt của một nhiệm vụ. (Pinky Ndaba, 2018).

Thủ tục phân chia nhiệm vụ được cài đặt qua việc phân tách trách nhiệm cho từng hoạt động, càng ít có cơ hội để bất kỳ nhân viên nào thực hiện hành vi gian lận. (David

> ủy quyền và phê duyệt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc yêu cầu các nhà quản lý cụ thể ủy quyền cho một số loại giao dịch có thể thêm

một lớp trách nhiệm vào hồ sơ kế toán bằng cách chứng minh rằng các giao dịch đã được

các cơ quan chức năng thích hợp xem, phân tích và phê duyệt. Chẳng hạn, việc yêu cầu phê duyệt các khoản thanh toán và chi phí lớn có thể ngăn cản những nhân viên vô đạo đức thực hiện các giao dịch gian lận lớn với quỹ của công ty (David Ingram,2019).

> Kiểm soát chứng từ, hồ sơ

Sử dụng định dạng chứng từ tiêu chuẩn để duy trì tính nhất quán trong việc lưu trữ hồ sơ và để dễ dàng hơn trong việc xem xét các hồ sơ trong quá khứ để tìm nguồn gốc của sự sai lệch trong hệ thống (Pinky Ndaba, 2018). Việc thiếu tiêu chuẩn hóa có thể khiến các mục bị bỏ qua hoặc hiểu sai (David Ingram, 2019).

Sử dụng danh mục hồ sơ, chứng từ để duy trì tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp.

> Kiểm soát vật chất

Kiểm soát vật chất là các hoạt động kiểm soát nhằm đảm bảo cho tài sản hữu hình,

nhằm bảo vệ tài sản một cách chặt chẽ (David Ingram, 2019).

> Thủ tục đối chiếu, xác minh

Là thủ tục so sánh, đối chiếu hai hay nhiều thông tin với nhau nhằm có sự thống nhất. Thủ tục này thông thường giúp đạt mục tiêu đầy đủ, chính xác và có thật của quá trình xử lý thông tin (David Ingram, 2019).

1.1.4.4 Hệ thống thông tin và truyền thông

Thông tin và truyền thông liên quan đến việc tạo lập một hệ thống thông tin và truyền thông hữu hiệu trong toàn doanh nghiệp, phục vụ việc thực hiện các mục tiêu kiểm soát. Thông tin và truyền thông cần được thực hiện xuyên suốt theo chiều từ trên xuống và từ dưới lên, giúp cho mọi nhân viên đều nhận được những thông tin cần thiết, hiểu rõ thông điệp từ nhà quản lý cấp cao.

Kênh thông tin theo chiều từ trên xuống: Đảm bảo các mục tiêu, chiến lược, kỳ vọng và thủ tục/chính sách được truyền (theo cấp bậc) đến các cấp quản lý thấp

hơn và

nhân sự liên quan nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

Kênh thông tin liên lạc giữa các phòng ban, bộ phận: chia sẻ thông tin và phối hợp hoạt động hiệu quả.

Ngoài ra, thông tin và truyền thông còn được dùng để truyền những thông tin cần thiết cho bên ngoài để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của bên thứ 3.

Nguyên tắc mở rộng của COSO 2013:

Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, truyền đạt và sử dụng thông tin thích hợp, có chất lượng

để hỗ trợ những bộ phận khác của KSNB.

Nguyên tắc 14: Đơn vị cần truyền đạt trong nội bộ những thông tin cần thiết, bao gồm cả mục tiêu và trách nhiệm đối với KSNB, nhằm hỗ trợ cho chức năng kiểm soát.

Nguyên tắc 15: Đơn vị cần truyền đạt cho các đối tượng bên ngoài đơn vị về các vấn đề ảnh hưởng đến KSNB.

1.1.4.5 Giám sát

Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB. Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ hoặc kết hợp cả hai được sử dụng để xác định hiệu quả hoạt động của từng cấu phần của kiểm soát nội bộ, bao gồm cả giám sát.

Các đánh giá định kỳ sẽ khác nhau về phạm vi và mức độ tùy thuộc vào sự hiệu quả của việc đánh giá thường xuyên và hoạt động quản lý khác. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí đã thiết lập bởi các cơ quan quản lý và những khiếm khuyết của hệ thống KSNB cần được báo cáo lên cấp trên và điều chỉnh lại khi cần thiết.

Nguyên tắc mở rông của COSO 2013:

Nguyên tắc 17: Đơn vị phải đánh giá và thông báo những yếu kém của KSNB một cách kịp thời cho các đối tượng có trách nhiệm bao gồm nhà quản lý và HĐQT để có những biện pháp khắc phục.

1.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CHO THUÊ HOẠT ĐỘNG1.2.1 Khái niệm về tài sản cố định cho thuê hoạt động 1.2.1 Khái niệm về tài sản cố định cho thuê hoạt động

Theo Lê Thị Thúy (2016), TSCĐ là tài sản thuộc sở hữu của một công ty để sử dụng cho việc sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ, với mục đích cho thuê hoặc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sử dụng hành chính; và kỳ vọng có thể được sử dụng trong hơn một khoảng thời gian. Thông tư số 45/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành về hướng dẫn chế độ quản

lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (ngày 25 tháng 4 năm 2013), các tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải thỏa mãn đồng thời tất cả 3 tiêu chuẩn ghi nhận sau:

a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Theo VAS 06 và Thông tư số Số 45/2013/TT-BTC, tài sản thuê hoạt động không phải là tài sản thuê tài chính. Trong đó, tài sản thuê tài chính là khi bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Điều kiện phân loại thuê tài sản là thuê hoạt động: Thuê tài sản không đủ điều kiện

ghi nhận thuê tài chính thì được coi là thuê hoạt động (VAS 06).

thuê theo sự thỏa thuận của hai bên theo kì hạn định trước tại hợp đồng cho thuê. Trong

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CHO THUÊ HOẠTĐỘNG TẠI BAN QUẢN LÝ CAO ỐC VĂN PHÒNG THUỘCTÔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598407-2221-010603.htm (Trang 31)