Theo Lê Thị Thúy (2016), TSCĐ là tài sản thuộc sở hữu của một công ty để sử dụng cho việc sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ, với mục đích cho thuê hoặc
sử dụng hành chính; và kỳ vọng có thể được sử dụng trong hơn một khoảng thời gian. Thông tư số 45/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành về hướng dẫn chế độ quản
lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (ngày 25 tháng 4 năm 2013), các tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải thỏa mãn đồng thời tất cả 3 tiêu chuẩn ghi nhận sau:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Theo VAS 06 và Thông tư số Số 45/2013/TT-BTC, tài sản thuê hoạt động không phải là tài sản thuê tài chính. Trong đó, tài sản thuê tài chính là khi bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Điều kiện phân loại thuê tài sản là thuê hoạt động: Thuê tài sản không đủ điều kiện
ghi nhận thuê tài chính thì được coi là thuê hoạt động (VAS 06).
thuê theo sự thỏa thuận của hai bên theo kì hạn định trước tại hợp đồng cho thuê. Trong suốt thời gian này, bên cho thuê vẫn giữ quyền sở hữu tài sản (Carla Tardi, 2021).
Nói tóm lại, tài sản cố định cho thuê hoạt động là những tài sản phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ, do doanh nghiệp nắm giữ để cho thuê trong một thời gian nhất định và không chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó. Nội dung của hợp đồng cho thuê tài
sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê.
1.2.2 Đặc điểm về tài sản cố định cho thuê hoạt động 1.2.2.1 Đặc điểm quản lý
-I- Đặc điểm cho thuê hoạt động tài sản cố định:
■ Thời gian thuê hoạt động rất ngắn so với thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
■ Người chịu trách nhiệm cho thuê phải chịu trách nhiệm bảo trì cũng như mọi rủi ro, thiệt hại về tài sản cho thuê. Do đó, việc kiểm soát công trình bảo trì của tài
sản cố
định có quan hệ mật thiết với việc quản lý tài sản cho thuê. Tuy nhiên người cho thuê
được hưởng tiền thuê và những quyền lợi do tài sản mang lại.
■ Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên cho thuê toàn quyền quyết định việc sử dụng tài sản của mình, như cho người khác thuê hoặc gia hạn hợp đồng thuê với người đang
thuê theo yêu cầu.
Theo tiêu chuẩn ghi nhận, TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng
lâu dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ có đặc điểm riêng biệt như tham gia nhiều chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất ban đầu của các TSCĐ hữu hình giữ nguyên không đổi nhưng giá trị sử dụng và hình thái vật chất giảm theo thời gian. Do đó, trong công tác quản lý TSCĐ cần phải theo dõi về mặt hiện vật và giá trị qua các quá trình hình thành - sử dụng - bảo quản - không còn sử dụng. Riêng đối với TSCĐ cho
thuê hoạt động, doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý chặt chẽ trong quá trình bảo quản (sửa chữa) TSCĐ, quản lý hợp đồng cho thuê tài sản để kiểm soát danh thu.
Tóm lại, việc kiểm soát TSCĐ cho thuê hoạt động sẽ góp phần giảm bớt sai sót về
doanh thu từ TSCĐ cho thuê và chi phí sửa chữa - những yếu tố quan trọng trong báo cáo tài chính. Việc kiểm soát doanh thu qua quá trình kiểm soát quy trình hợp đồng cho thuê, đồng thời xác thực tính hiện hữu của việc cho thuê TSCĐ. Việc kiểm soát chi phí sửa chữa qua quy trình sữa chữa thường xuyên, sữa chữa lớn.
1.2.2.2 Đặc điểm kế toán tài sản cố định cho thuê hoạt động -I- Sữa chữa tài sản cố định:
Theo thông tư Số 45/2013/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (ngày 25 tháng 4 năm 2013) và thông tư số 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp (ngày 22 tháng 12 năm 2014):
■ Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ,
nhưng tối
đa không quá 3 năm.
Công tác sửa chữa TSCĐ của doanh nghiệp có thể thực hiện theo phương thức giao
thầu hoặc tự làm. Theo từng công trình, hạng mục phải được hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí sửa chữa TSCĐ và được theo dõi lũy kế từ khi khởi công đến khi công trình, hạng mục hoàn thành và đưa vào sửa dụng.
-I- Cho thuê hoạt động TSCĐ:
Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp (ngày 22 tháng 12 năm 2014) do Bộ Tài chính ban hành:
■ Doanh thu cho thuê hoạt động TSCĐ được ghi nhận vào doanh thu cung cấp dịnh vụ, theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn cho thuê, không phụ thuộc
vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn. Bên
cạnh đó, tổng số tiền thuê phát sinh thêm được ghi nhận là doanh thu trong kỳ.
■ Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động TSCĐ khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ
được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp;
+ Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ; + Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo;
+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch
-I- Chỉ số PL trong kinh tế học (kế toán)
Ramos (2004) cho rằng: P/L có ý nghĩa là Profit and Loss Statement, nghĩa là báo cáo tình trang Lãi Lỗ của doanh nghiệp. Báo cáo này thể hiện doanh thu (bao gồm tiền bán hàng, tiền dịch vụ và tiền chi phí phát sinh), chỉ số này giúp chúng ta biết được tình hình sản xuất kinh doanh (phát triển hay đang giảm sút) của một công ty doanh nghiệp.
■ Phương pháp này giúp hiểu rõ hơn những nguyên nhân tăng / giảm lợi nhuận của công ty, doanh nghiệp.
■ Doanh thu là số tiền phát sinh bán hàng hóa, dịch vụ trong kỳ, có thể sẽ thu trong tương lai, là giá trị trên hóa đơn bán hàng mà doanh nghiệp đã xuất cho người mua.
Tương tự, chi phí không có nghĩa là số tiền đã chi ra trong kỳ mà là giá trị bằng
tiền của
các chi phí liên quan đến kỳ báo cáo.
-I- Các tỷ suất liên quan đến PL:
Các tỷ suất này là tỷ số thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận với tổng số vốn đã được đầu tư, sử dụng trong một thời điểm nhất định. Từ đó có thể phân tích các yếu tố tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh.
> Tỷ suất Return On Sales (ROS)
ROS là chỉ số thể hiện mối tương quan giữa lợi nhuận thu về so với tổng doanh thu
trong một kỳ. Đây chính là con số tài chính cơ bản để đánh giá hoạt động kinh doanh của một mô hình đầu tư nào đó. ROS thường được đo bằng % và là tỉ số có thể thay đổi khi biến lợi nhuận và doanh thu có thay đổi (Ngô Thị Kim Phượng và ctg, 2018)
T ng l i nhu n ròng ho c sau thuổ ợ ậ ặ ế
RO S m×, 1 1.1 .1'^
T ng doanh thu thuânổ
■ Chi phí, vốn đầu tư phải bỏ ra: Do lợi nhuận là doanh thu sau khi trừ đi các chi phí
nên ROS cũng chỉ tăng khi chi phí trên giảm tối đa.
Y nghĩa:
■ ROS là số dương thì mô hình kinh doanh, đầu tư đang hiệu quả. Tỷ suất ROS càng
cao thì chứng tỏ lãi càng nhiều.
■ ROS là số rất nhỏ đến âm thì mô hình kinh doanh, đầu tư đang thua lỗ. Tức là phương hướng kinh doanh đang có vấn đề, tình trạng không hiệu quả này nếu
còn kéo
dài thì cần tính toán thêm cả giá trị đầu vào, doanh thu để cân bằng lại.
> Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí phản ánh rằng, cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua tỷ suất, doanh nghiệp có thể biết được lợi thế trong việc kiểm soát chi phí như thế nào là tốt từ đó đề ra các biện pháp quản lý tài sản cố định cho
thuê hoạt động (Phong, 2021).
λ, T ng l i nhu n trong kỳổ ợ ậ
T su t l i nhu n trên chi phí =ỷ ấ ợ ậ ---,7 '—-T———---ΓV × 100%
T ng chi phí phát sinh trong kỳổ
Nguồn: Góc Tài chính (Phong, 2021)
Hinh 1.2 Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí càng cao càng tốt. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí càng
cao chứng tỏ rằng, doanh nghiệp bỏ ra chi phí thấp nhưng lại thu về mức lợi nhuận cao. Tuy nhiên, doanh thu cao không đồng nghĩa với việc đạt P/L cao. Nếu chi phí cao hơn và tăng nhanh hơn doanh thu, đơn vị sẽ thu về lợi nhuận ít hơn. Từ đó tỷ số P/L thấp.
tài sản thuê hoạt động
(4)
Thu tiền cho thuê - Ghi nhận và xác
định giá trị
Nguồn: Bbmantra (2020)
Hinh 1.3 Quy trình cho thuê hoạt động TSCĐ
❖Bước 1: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu thuê TSCĐ
■ Kiểm soát doanh thu từ việc quản lý quá trình hợp đồng cho thuê
■ Kiểm soát chi phí trong quá trình cho thuê và đầu tư xây dựng cơ bản
1.3 KIỂM SOÁT NỘI BỘ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CHO THUÊ HOẠT ĐỘNG1.3.1 Mục tiêu kiểm soát tài sản cố định cho thuê hoạt động 1.3.1 Mục tiêu kiểm soát tài sản cố định cho thuê hoạt động
Theo Bộ môn Kiểm toán trường Đại học Kinh tế (2014):
■ Nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn đầu tư đối với tài sản cố định trên cơ sở đầu tư
không lãng phí, đúng mục đích.
■ Đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các tài sản cố định.
■ Sử dụng TSCĐ đúng mục đích và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của TSCĐ. Theo EBRD (2014):
■ Hợp đồng cho thuê là bản chất của rủi ro đối với từng loại tài sản cho thuê. Do đó, cần kiểm soát các yếu tố khi ký kết hợp đồng cho thuê, các rủi ro liên quan đến
quy trình
quản lý hợp đồng cho thuê tài sản và tìm cách giảm thiểu tổn thất, trung hòa tác động
của rủi ro đối với hoạt động của các công ty cho thuê.
1.3.2 Quy trình kiểm soát tài sản cố định cho thuê hoạt động
Quy trình kiểm soát TSCĐ cho thuê hoạt động gồm các hoạt động: đầu tư TSCĐ; quản lý sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ; khấu hao tài sản cố định; đánh giá TSCĐ.
1.3.2.1 Quy trình cho thuê hoạt động TSCĐ
Dựa theo Bbmantra (2020), quy trình cho thuê tài sản được chia thành 3 khâu chính:
Cho thuê - Tổ chức theo dõi và thực hiện hợp đồng - Thu tiền cho thuê theo hợp đồng và ghi nhận doanh thu.
W . ... Tiếp nhận và xử lý yêu cầu thuê TSCĐ
xác về yêu cầu thuê hoạt động TSCĐ của khách hàng.
Bộ phận chuyên môn thẩm định đề xuất cho thuê và trình lên cấp quản lý phê duyệt. Các tài liệu cần thiết bao gồm: thông tin khách hàng, giấy phép nhập khẩu/ bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ bản sao bảng cân đối kế toán đã được kiểm toán, ...
> Nội dung kiểm soát:
- Nghiệp vụ cho thuê hoạt động TSCĐ là có thật. - Giá thuê TSCĐ hợp lý.
- Khách hàng thông qua thẩm định có khả năng thanh toán tiền thuê TSCĐ.
> Thủ tục kiểm soát:
- Đối chiếu và ghi yêu cầu đặt hàng, thông tin khách hàng vào phần mềm theo dõi. - Sử dụng thủ tục đánh số liên tiếp đối với Yêu cầu cho thuê/ Giấy điền thông tin. - Giá thuê TSCĐ phải được cấp quản lý phê duyệt.
- Thẩm định khách hàng qua giấy phép kinh doanh, tình hình tài chính, tham quan website hoặc nơi làm việc khác (nếu có).
- Giấy xác nhận cho thuê TSCĐ với khách hàng.
> Rủi ro:
- Cập nhật thông tin khách hàng lên hệ thống theo dõi không chính xác, đầy đủ. - Phê duyệt yêu cầu của kháchh hàng thuê không đủ tiêu chuẩn theo chính sách thẩm
định dẫn đến rủi ro khách hàng mất khả năng thanh toán.
- Trao đổi khách hàng không đúng giá được phê duyệt bởi cấp quản lý. - Nghiệp vụ cho thuê TSCĐ là không có thật.
❖ Bước 2: Hợp đồng cho thuê tài sản
Căn cứ vào yêu cầu thuê đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, cán bộ kinh doanh tiến hành thỏa thuận, hoàn tất thủ tục và thương thảo hợp đồng với khách hàng. Sau khi thương thảo, cán bộ kinh doanh hoàn chỉnh hợp đồng và trình ký.
> Nội dung kiềm soát:
- Kiểm soát sự chính xác và đầy đủ của các điều khoản hợp đồng. - Kiểm soát hợp đồng cho thuê theo VAS 06 và IFRS 16:
+ Xác định đúng bản chất hợp đồng thuê: cho thuê hoạt động hoặc cho thuê tài chính (Căn cứ vào bản chất các điều khoản trong hợp đồng, dựa theo VAS 06).
+ Hợp đồng cho thuê tài sản hợp lệ, hợp pháp.
+ Các điều khoản về thanh toán và thời hạn thuê hợp lý: số tiền thuê định kì phải trả và các khoản thanh toán tiền cọc, phí thanh toán chậm, phí quản lý, ...; thời hạn thuê cơ bản mà trong đó hợp đồng thuê là không thể hủy ngang, thường là 3-5 năm.
+ Chi tiết về trách nhiệm thanh toán chi phí bảo trì và sửa chữa và các khoản khác.
Nguồn: IFRS 16 - Leases
Hinh 1.4 Quy trình kiểm soát hợp đồng cho thuê theo cách nhìn của kế toán (a) Phân loại thuê tài sản:
Bên cho thuê cần phân loại từng thuê tài sản của mình là thuê hoạt động hoặc thuê tài chính. Phân loại thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động phụ thuộc vào bản chất của giao dịch hơn là hình thức hợp đồng.
Phân loại thuê tài sản được thực hiện tại ngày bắt đầu của giao dịch thuê và chỉ được đánh giá lại khi có sửa đổi thuê tài sản. Thay đổi ước tính (ví dụ, thay đổi trong ước tính tuổi thọ kinh tế hoặc giá trị còn lại của tài sản cơ sở), hoặc thay đổi tình huống (ví dụ, bên thuê phá sản), không dẫn đến sự phân loại mới của thuê tài sản cho mục đích
kế toán.
(b) Xác định hợp đồng bao gồm thuê tài sản
Theo IFRS 16 (2016), tại thời điểm bắt đầu của hợp đồng, đơn vị cần đánh giá liệu
hợp đồng là, hoặc bao gồm, thuê tài sản. Hợp đồng là, hoặc bao gồm, thuê tài sản nếu hợp đồng chuyển giao quyền kiểm soát việc sử dụng tài sản xác định trong một khoảng thời gian để nhận được khoản tiền thuê.
Hợp đồng thuê hoạt động tài sản đạt được các tiêu chí như sau: + Tài sản cho thuê là tài sản xác định.
+ Khách hàng có quyền thu được đáng kể các lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài