Lý thuyết nền tảng về ổn định tài chính củangân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 2202_010007 (Trang 28 - 29)

2.1.5.1. Lý thuyết quyền lực thị trường

Có hai cách tiếp cận chính: Structure-Conduct-Performance (SCP) và the Relative Market Power (RMP) (Chortareas, Garza-Garcia & Girardone, 2011). Lý thuyết SCP được giới thiệu lần đầu bởi Chamberlin (1933) và sau này được phát triển bởi Bain (1951). Lý thuyết SCP cho rằng việc tập trung làm giảm sự cạnh tranh bằng cách khuyến khích sự hợp tác giữa một số ít các ngân hàng lớn trên thị trường (Chortareas et al., 2011). Van Hoose (2010) cho rằng, các ngân hàng càng có khả năng tập trung cao thì càng có khả năng thao túng thị trường bằng cách áp đặt lãi suất cho vay cao và lãi suất huy động thấp vì mức độ cạnh tranh thấp. Trong khi đó, the RMP lại cho thấy rằng các doanh nghiệp hoặc có thị phần lớn và sản phẩm khác biệt sẽ hiệu quả hơn và có thể kiếm được lợi nhuận lớn (Chortareas et al., 2011). Tóm lại, lý thuyết quyền lực thị trường hàm ý rằng, doanh nghiệp (ngân hàng) nào có thị phần lớn, hiệu quả hoạt động sẽ gia tăng, từ đó gia tăng ổn định ngân hàng.

2.1.5.2. Lý thuyết cấu trúc hiệu quả

Lý thuyết cấu trúc hiệu quả được nghiên cứu lần đầu tiên bởi Demsetz (1973), lý thuyết này cho rằng các ngân hàng hiệu quả sẽ giành được cả lợi nhuận và thị phần cao hơn. Allen N Berger (1995) nhấn mạnh sự cần thiết phải bao gồm các biện pháp về hiệu quả sản xuất ước tính trong mô hình sức mạnh thị trường của hiệu quả ngân hàng và cho rằng lý thuyết cấu trúc hiệu quả gồm giả thuyết hiệu quả X (X-efficiency) và giả thuyết hiệu quả quy mô (scale efficiency -ESS). Với giả thuyết hiệu quả X, thâu tóm và sáp nhập là kết quả của việc tối thiểu hóa chi phí, các ngân hàng có khả năng giảm giá sản phẩm, dịch vụ để có thể thu hút thêm khách hàng, từ đó đạt thị phần lớn và lợi nhuận cao vì có khả năng giảm thiểu chi phí sản xuất (Al-Muharrami & Matthews, 2009). Đối với giả thuyết hiệu quả quy mô, các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng lớn có chi phí sản xuất thấp, nhờ đó gia tăng lợi nhuận, đảm bảo duy trì ổn định ngân hàng. Tóm lại, lý thuyết cấu trúc hiệu

quả cho rằng, tính ổn định hay hiệu quả của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ các yếu tố nội bộ (khả năng quản trị) của doanh nghiệp. Do vậy, trong nghiên cứu này, ngoài việc xem xét tác động của các yếu tố bên ngoài bao gồm chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và nền kinh tế vĩ mô, nghiên cứu còn phân tích cả các yếu tố bên trong tác động đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam.

2.1.5.3. Lý thuyết quá lớn để sụp đổ (Too big to fail)

Lý thuyết quá lớn để sụp đổ nói về mối quan hệ giữa quy mô và rủi ro ngân

Một phần của tài liệu 2202_010007 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w