của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2010-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng VAB " EIB VPB VIB VCB TPB TCB STB SHB SGB ■ SEA SCB PGB ■ OCB NVB M NAB M MSB MBB LPB KLB ■ HDB CTG BVB BID ACB ABB - 200,000,000 400,000,000 600,000,000 800,000,000 1,000,000,000
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu nghiên cứu của đề tài)
Biểu đồ 4.3 thể hiện sự so sánh giá trị trung bình của 3 chỉ tiêu vốn chủ sở hữu, tiền gửi khách hàng, cho vay khách hàng theo 26 ngân hàng giai đoạn 2010- 2020. Trong đó, 3 ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất lần lượt là CTG (54,623,864 triệu đồng), VCB (50,939,839 triệu đồng) và BID (44,427,398 triệu đồng). Đồng thời, CTG, VCB và BID cũng là những ngân hàng thu hút lượng tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu.
Thời gian
nghiên cứu Không gian nghiên cứu trung bìnhZ-score Tác giả
2008-2011 Các ngân hàng châu Âu từ 12 quốc gia
19.89 Chiaramonte & ctg
1995-2008 9 ngân hàng Malaysia và 12
ngân hàng nước ngoài 23.89 Rahman & ctg 2003-2009 14 nền kinh tế Châu Á Thái
Bình Dương
30.59 Fu & ctg
2001-2007 12 nước châu Á 41.78 Soedarmono và ctg Biểu đồ 4.3. Trung bình các chỉ tiêu
theo từng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2010-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
■ VCSH ■ TGKH ■ CVKH
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu nghiên cứu của đề tài)
Tổng lượng tiền cho vay khách hàng của BID (648,088,423 triệu đồng), CTG (582,547,826 triệu đồng) và VCB (429,837,659 triệu đồng) chiếm đến 49.1% tổng lượng tiền cho vay của 26 NHTM trong mẫu nghiên cứu. Trái lại, SGB, PGB, BVB và KLB có lượng tiền cho vay khách hàng ít nhất trong mẫu, chỉ đạt từ 12,271,521 đến 18,832,435 triệu đồng. Xét đến chỉ tiêu lượng tiền gửi khách hàng, BID, CTG và VCB chiếm 45.92% tổng lượng tiền gửi của 26 NHTM Việt Nam. Trong khi đó, vị trí 4 ngân hàng có lượng tiền gửi khách hàng thấp nhất vẫn thuộc về SGB, PGB, BVB và KLB.
Bên cạnh đó, tỷ lệ cấp tín dụng trên 100% thuộc về VPB, CTG, BID và VIB; tỷ lệ cấp tín dụng thấp hơn 80% thuộc về 7 ngân hàng sau: ABB, MBB, MSB, NVB, STB, SCB và VCB. Phần lớn 15 NHTM còn lại trong mẫu có tỷ lệ cấp tín dụng dao động trong khoảng 81%-98%.
4.1.2. Đo lường ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam
lʌ , ʌ ʌ ,1 r ĩ~r ROA
it + EQTA
it .
∙9 4~,Λ1,Λ l,ʌr-z 1
Dựa trên công thức Zit =----ROA- , tác giả đã tính toán chỉ so Z-score cho
σ
it
26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020. Kết quả được trình bày ở phụ lục 4 của luận văn. Trong đó, chỉ số Z-score của SCB vào năm 2011 là cao nhất, lên đến 76.26, thấp nhất trong giai đoạn 10 năm thuộc về TPB năm 2011, xuống chỉ còn 0.59. Chỉ số Z-score trung bình của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 là 20.66. Con số này thấp hơn 24.7 trong nghiên cứu của Nguyễn Lưu Tuyền giai đoạn 2008-2016 với mẫu là 24 NHTM Việt Nam và càng thấp hơn 32.65 trong nghiên cứu của Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn giai đoạn 2005-2013. So với những nghiên cứu đã thực hiện ở các quốc gia và các khu vực trên thế giới thì chỉ số Z-score của 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2020 khá thấp và chỉ cao hơn mức 19.83 trong nghiên cứu của Chiaramonte và các cộng sự giai đoạn 2008- 2011 với mẫu nghiên cứu là các ngân hàng châu Âu từ 12 quốc gia. Từ đó có thể đưa ra kết luận rằng so với các quốc gia khu vực châu Á và thế giới thì tình hình
Biểu đồ 4.4 bên dưới thể hiện sự biến động của Zscore bình quân giai đoạn 2010-2020 của 26 NHTM Việt Nam. Giá trị Zscore bình quân cao nhất rơi vào 2010 và đạt ở mức 27.99; chỉ số này thấp nhất nằm tại mức 16.67 năm 2017. Nhìn chung, mức độ ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam có xu hướng giảm liên tục từ 2010 đến 2017. Từ đáy 2017, chỉ số ổn định tài chính có xu hướng tăng nhẹ liên tục đến năm 2020 và đã đạt mức 18.16.
Biểu đồ 4.4. Zscore bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn2010-2020 2010-2020
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu nghiên cứu của đề tài)
Biểu đồ 4.5 bên dưới sẽ thể hiện sự so sánh chỉ số Zscore bình quân 11 năm 2010-2020 của 26 NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu. 7 ngân hàng có chỉ số Z-score nằm trên mức 28 được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé như sau: SCB dẫn
đầu với mức 40.17; BID và MBB cùng mức 34.69; NAB 32.82; VCB 32.50; NVB với mức 28.44 và CTG 28.27.
Z-score bình quân 2010-2020 thấp nhất trong kết quả tính toán thuộc về TPB chỉ ở mức dưới 5, cho thấy mức độ bất ổn tài chính rất cao. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế năm 2011 của TPB âm, dẫn đến tử số ROA giảm mạnh và mẫu số độ lệch chuẩn ROA tăng mạnh (trong công thức tính Z-score), hậu quả là kéo Z- score của cả giai đoạn giảm đi đáng kể.
Biểu đồ 4.5. Zscore của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2010-2020
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu nghiên cứu của đề tài)
÷ So sánh ổn định tài chính giữa các nhóm ngân hàng với hình thức sở hữu khác nhau
Sau đây tác giả sẽ thực hiện một so sánh về sự ổn định tài chính giữa 2 nhóm ngân hàng thương mại khác hình thức sở hữu. Với mẫu nghiên cứu là 26 NHTM Việt Nam mà tác giả đã sử dụng, thì có 3 NHTM có sở hữu nhà nước (tính đến tháng 6/2021) được đưa vào là CTG, VCB, BID và 23 NHTM còn lại thuộc khối NHTM cổ phần tư nhân. Biểu đồ 4.6 mô tả sự so sánh mức độ ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam theo 2 hình thức sở hữu thông qua chỉ số Z-score.
Biểu đồ 4.6. Zscore của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2010-2020 theo hình thức sở hữu
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu nghiên cứu của đề tài)
Nhìn tổng thể, nhóm NHTM có sở hữu Nhà nước luôn giữ mức độ ổn định tài chính cao hơn nhóm NHTM cổ phần tư nhân xuyên suốt giai đoạn đề cập và chỉ số Z-score luôn cao hơn mức 25. Với những NHTM có sở hữu Nhà nước, từ mức 34.65 năm 2010 tăng dần và đạt đỉnh điểm tại 38.74 năm 2013, sau đó lại giảm mạnh và chạm đáy tại điểm 25.40 năm 2018, cuối cùng tiếp tục tăng lên đạt 30.26 năm 2020. Với những NHTM cổ phần tư nhân, xu hướng biến động của chỉ số Z- score có thể chia thành 4 giai đoạn như sau: giai đoạn 1 (giảm mạnh) từ mức cao nhất 27.12 năm 2010 giảm còn 22.43 năm 2012; giai đoạn 2 (ổn định) từ 2012 đến 2013 giữ ở mức 22.43; giai đoạn 3 (giảm) từ 22.43 năm 2013 giảm xuống chạm đáy 15.51 năm 2017 và giai đoạn cuối (tăng nhẹ) từ 15.51 năm 2017 tăng lên đến 16.58 năm 2020.
Theo nghiên cứu của Hammami & Boubaker (2015), rủi ro tín dụng của nhóm NHTM có sở hữu Nhà nước (N1) thấp hơn nhóm NHTM tư nhân (N2) khi kết quả Z-score của N1 là 133.21 và N2 là 52.99. Trở lại mẫu nghiên cứu, do chỉ số Z-score bình quân của N2 có biến động mạnh hơn N1 và số lượng N1 thấp hơn đáng kể so với số lượng N2 nên Zscore bình quân giai đoạn 2010-2020 của nhóm
NHTM có sở hữu nhà nước luôn cao 110'11 nhóm NHTM tư nhân. Thêm vào đó, vào
giai đoạn 2008-2012 khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì chỉ số Z-score của N1 vẫn tăng liên tục trong khi Z-score của N2 giảm mạnh, từ đó cho thấy các NHTM có sở hữu Nhà nước có sức chống đỡ, hoạt động ổn định trong giai đoạn nền kinh tế biến động xấu tốt hon nhóm NHTMCP tư nhân.
÷ Z-score của các Ngân hàng thương mại Việt Nam theo nhóm ngân hàng niêm yết
Theo Quyết định v/v phê duyệt đề án “Co cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ số 242/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2019, thực hiện việc niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu của các ngân hàng thưong mại cổ phần theo hướng đến hết năm 2020, toàn bộ các ngân hàng thưong mại niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức (sàn UPCoM).
Dưới áp lực pháp lý, các NHTM trước đó chưa niêm yết đã đua nhau lên sàn, nhưng theo kết quả tra cứu trang web http://vietstock.vn/ (truy cập 06/06/2021) thì số lượng ngân hàng niêm yết trên hai sàn giao dịch HOSE là 16/26 NHTM trong mẫu nghiên cứu; sàn HNX là 3/26 bao gồm SHB, NCB và ABB; sàn UPCoM là 5/26 bao gồm KLB, BVB, SGB, NAB và PGB và vẫn còn 2/26 ngân hàng còn lại là SCB và VAB chưa niêm yết.
Do đó tác giả vẫn tiến hành so sánh chỉ số Z-score bình quân theo nhóm ngân hàng có niêm yết hoặc không niêm yết trong giai đoạn 2010-2020, được thể hiện qua biểu đồ 4.7 bên dưới.
Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất lnZSCORE 286 2.874823 0.5911058 -0.5274537 4.334207 LnZSCORE (t-1) 286 2.90974 0.605186 -0.5274537 4.334207 EQTA 286 0.1005985 0.046021 6 0.0284406 0.3597142 LOANTA 286 0.5979453 0.134195 5 0.1601097 0.8125211 LLP 286 0.0129935 0.004452 9 0.0054339 0.0321755
Biểu đồ 4.7. Zscore của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2010-2020theo nhóm ngân hàng niêm yết theo nhóm ngân hàng niêm yết
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu nghiên cứu của đề tài)
Với nhóm NH chưa niêm yết, chỉ số Z-score có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2010-2020, cao nhất đạt ở mức 49.11 năm 2011 và thấp nhất ở mức 14.71 năm 2019. Trong khi đó, chỉ số Z-score của nhóm NH niêm yết có xu hướng dao động tương đối ổn định hơn và chỉ dao động trong khoảng từ 16.60 (năm 2017) đến 26.86 (năm 2010). Giai đoạn 2010-2017, Z-score cả 2 nhóm ngân hàng đều giảm; sang giai đoạn 2017-2020, Z-score nhóm NH niêm yết có xu hướng tăng thì Z-score nhóm NH chưa niêm yết tiếp tục giảm. Tuy nhiên, Z-score trung bình cả giai đoạn 2010-2020 của NH niêm yết nhỏ hơn NH chưa niêm yết (20.09 < 27.47).
Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận từ việc niêm yết đem lại cho các NHTM như cơ hội tăng vốn, tăng lợi ích cho các cổ đông, gia tăng thanh khoản và đánh bóng hình ảnh, thương hiệu... thì vẫn tồn tại nhiều bất lợi, thách thức cho NH. Cụ thể, các ngân hàng niêm yết buộc phải minh bạch hoá thông tin với công chúng và nhà đầu tư, chịu áp lực với các quy định phải bóc tách hết số liệu, giám sát từ xa và thanh tra trực tiếp.
Thêm vào đó, các NHTM niêm yết còn có áp lực duy trì và tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán gây sức ép lên Ban lãnh đạo và các cổ đông về kết quả hoạt động sao. Ngoài ra, cơ cấu sở hữu cổ phần của các cổ đông của thường xuyên bị thay đổi thông qua việc giao dịch cổ phiếu. Thậm chí có thể đe doạ đến quyền kiểm soát của những cổ đông lớn, gây ra sự mất ổn định trong việc quản lý. Từ đó, tác giả đưa ra kết luận rằng việc niêm yết có thể làm giảm mức độ ổn định tài chính của các NHTM.
4.2. Mô tả thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu
Kết quả thống kê mô tả đo lường các đại lượng đặc trưng của các biến nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.2. Cụ thể trình bày sự phân tán giữa các quan sát trong mẫu thông qua các giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất và độ lệch chuẩn. Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu gồm 26 NHTM Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2020. Dữ liệu bảng với 286 quan sát đã được tác giả tính toán dựa trên những số liệu lấy từ các BCTC đã được kiểm toán của 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và dữ liệu kinh tế vĩ mô được thu thập từ Worldbank và IMF.
DIV 286 - 0.5964852 14.69094 -248.1571 0.4999909 LTD 286 0.87657 0.183750 9 0.3718736 1.597714 GDP 286 0.06002 0.011319 0.0291 0.0707579 INF 286 0.0582203 0.048168 3 0.006312 0.1867773
lệch chuẩn 0.591. Trong đó, giá trị lnZ-score cao nhất là 4,33 (Z-score= 76.2644) thuộc về NHTMCP Sài Gòn (SCB) năm 2011 và giá trị lnZ-score thấp nhất là - 0.527 (Z-score= 0.5901) thuộc về NHTMCP Tiên Phong (TPB) năm 2011. Điều đó cho thấy mức độ ổn định tài chính của 26 NHTM trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch khá lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tác động trực tiếp có thể kể đến lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu và độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời trên tài sản.
Biến trễ của logarit tự nhiên của chỉ số ổn định tài chính (lnZ-socre(n-1)) có giá trị trung bình là 2.910 với độ lệch chuẩn là 0.605. Trong đó, giá trị lớn nhất là 4.334 thuộc về NHTMCP Sài Gòn (SCB) năm 2012 và giá trị thấp nhất là -0.527 thuộc về NHTMCP Tiên Phong (TPB) năm 2012.
Cơ cấu vốn đo lường bằng tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA) có giá trị trung bình là 0.1006 với độ lệch chuẩn là 0.1342. Trong đó, giá trị lớn nhất là 0.3597 thuộc về Ngân hàng Bản Việt (BVB) năm 2010 và giá trị thấp nhất là 0.0284 thuộc về NHTMCP Sài Gòn (SCB) năm 2020.
Tỷ lệ dự nợ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA) có giá trị trung bình là 0.5979 với độ lệch chuẩn là 0.046. Trong đó, giá trị lớn nhất là 0.8125 thuộc về
NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (PGB) năm 2010 và giá trị thấp nhất là 0.1601 thuộc về NHTMCP Tiên Phong (TPB) năm 2011.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro được tính bằng tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay trên tổng dư nợ cho vay khách hàng (LLP) có giá trị trung bình là 0.01299 với độ lệch chuẩn là 0.0045. Trong đó, giá trị lớn nhất là 0.03218 thuộc về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) năm 2010 và giá trị thấp nhất là 0.00543 thuộc về NHTMCP Sài Gòn (SCB) năm 2014.
Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) có giá trị trung bình là 0.09216 với độ lệch chuẩn là 0.0949. Trong đó, giá trị lớn nhất là 0.8106 thuộc về NHTMCP An Bình (ABB) năm 2010 và giá trị thấp nhất là -0.82002 thuộc về NHTMCP Tiên Phong (TPB) năm 2011.
Logarit tự nhiên của tổng tài sản thể hiện quy mô ngân hàng (BANKSIZE) có giá trị trung bình là 18.4529 với độ lệch chuẩn là 1.16223. Trong đó, giá trị lớn nhất là 21.1309 thuộc về NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) năm 2020 và giá trị thấp nhất là 15.5695 thuộc về Ngân hàng Bản Việt (BVB) năm 2010.
Đa dạng hóa thu nhập (DIV) có giá trị trung bình là -0.5965 với độ lệch chuẩn là 14.691. Trong đó, giá trị lớn nhất là 0,45 thuộc về NHTMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) năm 2017 và giá trị thấp nhất là -248.157 thuộc về NHTMCP Tiên Phong (TPB) năm 2011.
Tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tiền gửi của khách hàng (LTD) có giá trị trung bình là 0.87657 với độ lệch chuẩn là 0.1838. Trong đó, giá trị lớn nhất là 1.5977 thuộc về NHTMCP Việt Á (VAB) năm 2011 và giá trị thấp nhất là 0.3719 thuộc về NHTMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) năm 2014.
Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội đo lường bằng tỷ lệ % tăng trưởng GDP (GDP) có giá trị trung bình là 0.06002 với độ lệch chuẩn là 0.01132. Trong đó, giá trị lớn nhất là 0.07076 thuộc về năm 2018 và giá trị thấp nhất là 0.0291 thuộc về năm 2020.
LnZscore(t-1) EQTA LOANTA LLP ROE BANKSIZE DIV LTD GDP INF LnZscore(t- 1) 1 EQTA 2 0.160 1 LOANTA 0.061 -0.0686 1 LLP 1 0.102 0.092- 0.2135- 1 ROE 0.0541 - -0.0695 6 0.267 0.0057- 1 BANKSIZE 7 0.087 -0.6721 9 0.305 8 0.167 2 0.344 1 DIV 0.064 3 0.034 7 0.194 7 - 0.0459 0.571 6 0.0801 1 LTD 5 0.121 2 0.228 3 0.608 0.1692- 3 0.274 0.0134 0.0932 1 GDP 0.0134 - -0.0252 7 0.013 0.0936- -0.0918 -0.06 0.0133- 0.0313 1 Thay đổi trong tỷ lệ lạm phát đo lường bằng tỷ lệ % Δ CPI (INF) có giá trị
trung bình là 0.05822 với độ lệch chuẩn là 0.04817. Trong đó, giá trị lớn nhất là 0.1868 thuộc về năm 2011 và giá trị thấp nhất là 0.0063 thuộc về năm 2015.