CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Biến độc lập
Hệ số ổn định tài chính
năm trước lnZ-score (t-1) + Không đặtgiả thuyết
Cơ cấu vốn EQTA + Chấp nhận H2
Tỷ lệ cho vay LOANTA +/-
Không có cơ sở chấp nhận H5
Tỷ lệ dự phòng rủi ro LLP -
Không có cơ sở chấp nhận Hó
Tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu ROE +
Không có cơ sở chấp nhận H1
Quy mô ngân hàng BANKSIZE + Chấp nhận H3
Đa dạng hóa thu nhập DIV + Chấp nhận H7
Cho vay KH trên tổng
tiền gửi KH LTD - Chấp nhận H4
Tăng trưởng kinh tế GDP + Chấp nhận Hs
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Tác giả mở đầu chương 4 bằng việc đánh giá một số chỉ tiêu chính trong dữ liệu nghiên cứu. Sau đó tiến hành so sánh giá trị chỉ số Z-score với các quốc gia, châu lục khác và cho thấy rằng Z-score của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 là thấp hơn các khu vực khác. Bên cạnh đó, việc so sánh Z-score giữa các nhóm ngân hàng cũng cho thấy rằng các NHTM có sở hữu Nhà nước sẽ có mức độ ổn định tài chính cao hơn các NHTM cổ phần tư nhân. Dù nhóm ngân hàng niêm yết có Z-score thấp hơn nhóm chưa niêm yết giai đoạn đầu nhưng càng về sau Z- score của nhóm ngân hàng chưa niêm yết lại bị giảm mạnh.
Sử dụng Stata 14 với mẫu dữ liệu bảng chứa 286 quan sát, tác giả đã thực hiện các kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp và các kiểm định về khuyết tật của mô hình. Kết quả nghiên cứu như sau: hệ số ổn định tài chính năm trước, vốn chủ sở hữu bình quân trên tổng tài sản bình quân, quy mô ngân hàng, đa dạng hóa thu nhập, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát đều có tác động tích cực đến sự ổn định tài chính của các NHTM với độ tin cậy là 99%. Riêng biến tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tiền gửi của khách hàng lại có tác động ngược chiều. Tuy nhiên, tỷ lệ dự phòng rủi ro, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ cho vay không có ý nghĩa thống kê nên không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc như kỳ vọng của tác giả.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của chương 4, chương 5 sẽ trình bày kết luận và đưa ra hàm ý chính sách.