CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Mô hình và cácgiả thuyết nghiên cứu
3.2.1. Mô hình nghiên cứu
Dựa trên cơ sở một số bài nghiên cứu trong và ngoài nước, đặc biệt là nghiên cứu của Nguyễn Lưu Tuyền (2018), tác giả đề xuất mô hình hồi quy ước lượng như sau:
InZscoreijt = α + δlnZscoreijt-1 + β1Xit + β2Zt + εit
Trong đó:
lnZscore, là logarit tự nhiên của chỉ số Z-score được xác định ở mục (*)
Xit là vector các yếu tố nội tại của ngân hàng
Zt là vector các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế
Mức độ ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam được đo lường bằng chỉ số rủi ro phá sản Z-score được kế thừa từ nghiên cứu của Berger (2008), Boyd & Graham (1986), Hannan & Hanweck (1988), Boyd & ctg (1993) Z-score được tính
βθ4it + SQT4it
toán dựa trên công thức như sau: Z — Scoreit =---^p4--- (*)
(ROA là lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình hai năm cho từng ngân hàng, EQTA là vốn trên tài sản trung bình hai năm cho từng ngân hàng, σROA là độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tài sản trong ba năm. Chỉ số Z-score càng cao thì mức độ ổn định tài chính của ngân hàng sẽ càng cao.)
Nghiên cứu xem xét các yếu tố nội tại tác động đến sự ổn định tài chính của 26 ngân hàng bao gồm:
-Vốn chủ sở hữu bình quân trên tổng tài sản bình quân - EQTA;
- Tỷ lệ cho vay - LOANTA, được tính bằng tổng dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản;
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu - ROE, được tính bằng lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu;
- Tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tiền gửi của khách hàng - LTD;
- Tỷ lệ dự phòng rủi ro - LLP, được tính bằng tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay trên tổng dư nợ cho vay khách hàng;
- Quy mô ngân hàng - BANKSIZE, được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản. - Đa dạng hóa thu nhập - DIV, được tính bằng 1 - (INT2 + NON2),
Với INT = N E ET
P
: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập thuần
NII
NON = NETOP : Tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi trên tổng thu nhập thuần
Nghiên cứu còn xem xét các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế tác động đến sự ổn định tài chính của các Ngân hàng bao gồm:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế - GDP, được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước;
- Tỷ lệ lạm phát - INF.
Phương trĩnh hồi quy cụ thể như sau:
InZscoreijt = α + δlnZscoreijt-1 + β1(RGE)it + ^2(EQTA)it +
^3(BANKSIZE)it + ^4(LTD)it + MLGANTA)it + ‰(LLD)it + ^7(DIV)it + β10(GDP)t + β11(INF)t + ¾
Biến độc lập Cơ sở khoa học tương quanKỳ vọng Cách tính
inZscorei-/
Fungácová và cộng sự (2013), Fu và
cộng sự (2014) +
Biến trễ của lnZscore. Đo lường bằng kết quả
EQTA
(2012) sở hữu trên tổng tài sản
LOANTA Raúl Osvaldo Fernandez et al (2015) +/- Tỷ lệ dự nợ cho vay trên tổng tài sản LLP Fu và cộng sự (2014) - Tỷ lệ dự phòng rủi ro, được tính bằng tỷ lệ dự
phòng rủi ro cho vay trên tổng dư nợ cho vay
khách hàng
ROE
Raúl Osvaldo Fernández et al
(2015) + Lợi nhuận ròng trênvốn chủ sở hữu
BANKSIZE
Fernandez de Guevara và cộng sự
(2005), Tabak và
cộng sự (2012) +
Logarit tự nhiên của tổng tài sản thể hiện
quy mô
LTD Fernández et alRaúl Osvaldo
(2015) -
Cho vay khách hàng trên
tổng tiền gửi khách hàng
DIV (2007), Stiroh (2004)Mercieca & cộng sự +
1 - (INT2+NON2) INT=Tỷ lê thu nhập
lãi thuần/Tổng thu nhập thuần NON=Tỷ lệ thu nhập
GDP Delis (2012) lường bằng tỷ lệ % tăngtrưởng GDP
INF Delis (2012) -
Thay đổi trong tỷ lệ lạm phát. Đo lường bằng tỷ lệ % Δ CPI
cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho Tổng vốn chủ sở hữu, phản ánh hiệu quả quản trị của ngân hàng trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Đa số các nghiên cứu trước đều sử dụng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên Tổng vốn chủ sở hữu để đánh giá rủi ro phá sản của các NHTM. Có nghiên cứu chỉ ra mối tương quan dương của ROE với sự ổn định tài chính của các ngân hàng (Như nghiên cứu của Bonfim và Kim, 2011; Bunda và Desquilbet, 2008; Bryant, 1980; Diamond và Dybvig, năm 1983). Bất kỳ một NHTM nào hoạt động trong cơ chế thị trường, điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là ROE. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của NHTM. NHTM chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu NHTM hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì NHTM sẽ bị đào thải, đi đến phá sản. Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của NHTM. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHTM, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho khả năng thanh toán của NHTM. Nghiên cứu này sử dụng tỷ số ROE vì một mặt muốn đánh giá khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu, mặt khác muốn xem xét tác động của yếu tố này sự ổn định tài chính của NHTM.
Giả thuyết HI: Lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) tác động cùng chiều (+) đến sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA): Đây là biến độc lập được tác giả quan tâm nhiều nhất trong mô hình. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an toàn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng. Tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, điều này chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm khi chi phí vốn vay cao. Aggrawal và Jacques (2001); Hakenes và Schnabel (2010) tìm thấy kết quả nghiên cứu cho thấy gia tăng vốn chủ sở hữu kéo theo sự gia tăng bất ổn tài chính của ngân hàng. Rime (2001) cho thấy áp lực điều tiết và những quy định của chính phủ khiến cho các ngân hàng phải tăng vốn, nhưng điều này lại không ảnh hưởng đến mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng; Godlewski (2004); Abba và cộng sự (2013); Jacob Oduor và cộng sự (2017); Vũ Thị Hồng (2015); Lê Thanh Ngọc và cộng sự (2015) cho thấy việc gia tăng vốn chủ sở hữu làm tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng, kết quả nghiên cứu thực nghiệm phù hợp với lý thuyết tác động của vốn chủ sở hữu tới sự ổn định tài chính của các NHTM. Nghiên cứu này kỳ vọng rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ có mối tương quan dương với sự ổn định tài chính các ngân hàng, hay nói cách khác, ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì càng kiểm soát được các bất ổn tài chính. Do đó, bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H2: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA) tác động cùng chiều (+) đến sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Quy mô ngân hàng (BANKSIZE): được tính bằng Logarithm của tổng tài sản. Quy mô ngân hàng có mối tương quan dương với sự ổn định tài chính của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mô thì sự ổn định tài chính càng tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục huy động nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo lợi nhuận và phát triển bền vững. Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan âm chứng tỏ nếu mở rộng quy mô thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, sự ổn định tài chính của NHTM giảm. Theo nghiên cứu của Mohamed
Aymen Ben Moussa (2015) cho rằng quy mô ngân hàng cho thấy khả năng của ngân hàng để giành chiến thắng trong việc kiểm soát rủi ro hệ thống. Các ngân hàng lớn có thể làm đa dạng hóa các hoạt động nhằm giảm rủi ro của ngân hàng. Nghiên cứu của Beven & Danbolt (2002) cho thấy quy mô NH càng lớn, khả năng huy động vốn từ tiền gửi của công chúng và đi vay các tổ chức khác của các NHTM càng dễ dàng hơn so với các ngân hàng nhỏ do mức độ tín nhiệm cao hơn do quy mô nhỏ. Có thể thấy, với quy mô lớn, các ngân hàng có tiềm lực mạnh hơn cả về tài chính và về nhân lực nên có khả năng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đa dạng trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng và phi tín dụng. Các nghiên cứu trước của các tác giả Aspachs và cộng sự (2005); Lucchetta (2007); Vodová (2011); Rauch và ctg. (2009), Indriani (2004) đều cho nhận định giống nhau về mối tương quan dương giữa quy mô ngân hàng và sự ổn định tài chính của NHTM.
Gỉả thuyết H3: Quy mô ngân hàng (BANKSIZE) tác động cùng chiều (+) đến sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tiền gửi (LTD): Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tiền gửi có mối tương quan dương với sự ổn định tài chính của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng càng cho vay nhiều, lợi nhuận càng tăng, làm cho nguồn vốn và dòng tiền tăng lên, ngân hàng có khả năng chia sẻ rủi ro dựa trên chức năng hấp thụ rủi ro của vốn. Lợi nhuận cung cấp một bộ đệm để trang trải mọi khoản lỗ nên rủi ro phá sản giảm. Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan âm chứng tỏ nếu ngân hàng cho vay càng nhiều so với tổng tiền gửi có thể làm cho rủi ro nợ xấu tăng cao, mất vốn, giảm sút ổn định tài chính của các NHTM. Mặt khác, một ngân hàng cho vay quá nhiều so với tổng nguồn vốn huy động mà ngân hàng đang nắm giữ sẽ gây ra khủng hoảng niềm tin tới tâm lý khách hàng có giao dịch tiền gửi với ngân hàng, khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, trong đó có rủi ro mất khả năng thanh toán. Theo nghiên cứu của Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) cho thấy mối tương quan âm giữa biến LTD với sự ổn định tài chính của các NHTM. Biến LTD cho thấy tỷ lệ phần trăm của các khoản cho vay dựa trên tổng tiền gửi, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản càng gia tăng, nguy cơ rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM càng tăng.
Theo Acharya and Thakor (2011), Berger và Bouwman (2009) khi một ngân hàng cho vay càng lớn thì nó càng nhạy cảm hơn trong các cú sốc của thị trường, điều đó dẫn đến ngân hàng sẽ đối mặt rủi ro lớn hơn.
Giả thuyết H4: Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tiền gửi (LTD) tác động ngược chiều (-) đến sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA): Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có mối tương quan dương với sự ổn định tài chính của NHTM chứng tỏ ngân hàng càng cho vay nhiều, lợi nhuận càng tăng sự ổn định tài chính của NHTM càng tăng. Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan âm chứng tỏ nếu ngân hàng cho vay càng nhiều so với tổng tài sản có thể làm cho rủi ro tăng cao, sự ổn định tài chính của NHTM giảm xuống. Mặt khác, một ngân hàng cho vay quá nhiều so với tổng tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ sẽ gây ra khủng hoảng niềm tin tới tâm lý khách hàng có giao dịch tiền gửi với ngân hàng, khiến cho NH mất khả năng thanh toán và rủi ro phá sản của ngân hàng tăng cao, dẫn đến sự mất sự ổn định tài chính của NHTM. Theo nghiên cứu của Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) cho thấy mối tương quan âm giữa biến TLA với sự ổn định tài chính của NHTM. Biến TLA cho thấy tỷ lệ phần trăm của các khoản cho vay dựa trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản càng gia tăng, nguy cơ rủi ro tín dụng kéo mất khả năng thanh toán và phá sản của các NHTM càng tăng. Theo Acharya and Thakor (2011), Berger và Bouwman (2009) khi một ngân hàng cho vay càng lớn thì nó càng nhạy cảm hơn trong các cú sốc của thị trường, điều đó dẫn đến ngân hàng sẽ đối mặt rủi ro hệ thống lớn hơn.
Giả thuyết H5: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA) tác động hai chiều (+/-) đến sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP): Tỷ lệ này được đo lường thông qua tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ. Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng tín dụng cụ thể và trong các trường hợp
khó khăn về tài chính khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước và Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN sửa đổi, bổ sung. Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, các khoản nợ được phân loại từ Nhóm 1 đến 5 có mức trích lập dự phòng cụ thể từ 0% đến 100% của Giá trị khoản nợ trừ đi (-) Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất lượng cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản dự phòng chưa được trích lập đủ theo quy định. Biến LLP có mối tương quan dương với sự ổn định tài chính của các NHTM cho thấy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng cao sự ổn định tài chính càng tăng. Các nghiên cứu của Bjorn Imbierowicz và Christian Rauch (2013), Salas, V., và cộng sự (2002) cho thấy chỉ số này cao, sự bất ổn tài chính càng cao do chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng giảm sút dẫn đến nguy cơ đối mặt với rủi ro không thu hồi được nợ, mất khả năng thanh toán và phá sản ngân hàng.
Giả thuyết He: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) tác động ngược chiều (-) đến sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Đa dạng hóa thu nhập (DIV): Đa dạng hóa này càng giữ một vị trí quan trọng trong tình hình kinh tế ngày nay vì thế mỗi ngân hàng cần phải có một chiến lược kinh doanh đa dạng hóa để phát triển an toàn, hiệu quả. Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) về lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của NHTM Việt Nam cho thấy rằng hiệu quả kinh doanh ngân hàng càng cao khi mức đa dạng hóa thu nhập càng cao. Hay Chiorazzo & cộng sự (2008) cho rằng lợi nhuận tăng khi các ngân hàng tiến hành da dạng hóa nguồn thu nhập ngoài lãi. Có thể nói một khi chỉ số DIV càng cao thì nguồn thu nhập của ngân hàng không phụ thuộc vào hoạt động tín dụng mà thay vào đó các sản phẩm dịch vụ mới được phát triển để tăng thêm thu nhập. Tương tự kết quả đa dạng hóa thu nhập có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh cũng tìm thấy ở các nghiên cứu của Lee và cộng sự (2014), Lê Văn Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2016) và Moudud-Ul-
Huq và cộng sự (2018). Trong khi đó Stiroh (2004a, 2004b), Mercieca và cộng sự (2007) tìm ra mối quan hệ tiêu cực giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả kinh doanh tức là đa dạng hóa thu nhập tăng lên làm cho hiệu quả kinh doanh giảm. Vì thế có thể thấy rằng đa dạng hóa thu nhập có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực với hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Trên cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trước, tác giả cho rằng nhờ vào đa dạng hóa thu nhập sẽ giúp ngân hàng giảm rủi ro nhờ vào rủi ro được phân tán và nhiều dịch vụ được cung cấp thêm nhờ tận dụng các nguồn lực sẵn mà không cần phải tốn khoản chi phí nào nên góp phần tăng thêm thu